Nghệ sĩ Phạm Phương bị viêm màng não nặng, hoàn cảnh không cha mẹ gây xót xa
Nhiều bạn bè, khán giả gửi lời chúc Phạm Phương sớm bình phục trở lại.
Diễn viên Gia Huy SuSu vừa thông báo Phạm Phương – nghệ sĩ chuyên giả gái biểu diễn ở gánh hát lô tô Hương Nam, TP.HCM đang gặp vấn đề sức khỏe.
“Thật không may khi cách đây 4 ngày (cuối tháng 11 – pv) team chúng tôi nhận được hung tin là Phương đang nhập viện điều trị trong tình trạng không được khả quan.
Tuy nhiên ngay thời điểm đó chúng tôi chưa thể công khai vì cần phải xác định thật rõ và cập nhật đầy đủ thông tin nhất đến với mọi người.
Hiện tại, Phạm Phương đang nằm điều trị tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định, TP.HCM.
Hiện tại Phương đang nhập viện tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định, người chăm nuôi Phương là cô 6 của Phương.
Theo cập nhật thông tin, bác sĩ thông báo Phương bị viêm màng não nặng, có khối u chèn vào dây thần kinh, xuất huyết mạch máu não. Nếu phẫu thuật sẽ chết, chỉ có thể điều trị lâu dài bằng thuốc”.
Gia Huy SuSu cũng thông tin thêm rằng, đồng nghiệp đang rơi vào tình trạng lúc nhớ lúc không, thậm chí có thời điểm không nhớ tên của chính mình. Trước khi đổ bệnh, Phạm Phương sống cùng bà nội, các cô trong gia đình và không có cha mẹ.
Trước gia cảnh khó khăn của Phạm Phương, Gia Huy SuSu đã ủng hộ tiền và kêu gọi đồng nghiệp, mạnh thường quân giúp đỡ để “cô đào xinh đẹp” của gánh hát lô tô Hương Nam có kinh phí trang trải trong những ngày nằm viện, điều trị bệnh.
Bạn bè, khán giả cũng gửi lời sức khỏe và mong Phạm Phương sớm bình phục trở lại.
Hiện tại, nghệ sĩ chuyên hát lô tô đang được cô ruột chăm sóc.
Video đang HOT
Hình ảnh giả gái đi diễn của Phạm Phương.
E ngại đi du lịch hậu dịch
Tôi chỉ hy vọng đại dịch sớm qua đi để mọi người trong ngành du lịch có thể hoạt động trở lại.
Khi tình hình dịch Covid-19 còn phức tạp, Mai Hương, Thiên Nga và Phạm Phương đều quyết định gác lại đam mê xê dịch để bảo an toàn cho bản thân cũng như cộng đồng.
Sau thời gian dài chôn chân trong nhà vì Covid-19, nhiều người bùng nổ khao khát khám phá những địa điểm mới trong bối cảnh dịch phần nào được kiểm soát, vaccine xuất hiện. Hiện tượng này được gọi là là "du lịch trả thù", theo HuffPost.
Tuy nhiên, số khác lại chưa tự tin đi lại vì ám ảnh, sợ bùng dịch. Việc này tùy vào ngưỡng chịu đựng tâm lý của mỗi cá nhân, theo chuyên gia tâm lý.
Chia sẻ với Zing, 3 bạn trẻ có đam mê xê dịch cho biết bản thân chưa vội đi du lịch trở lại khi dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp. Họ cho biết sẽ đợi tình hình ổn hơn để tránh nguy cơ lây nhiễm virus, vừa có trải nghiệm trọn vẹn.
Nguyễn Mai Hương (24 tuổi) - Travel blogger
Từ khi học cấp 3, tôi được bố mẹ định hướng và tạo điều kiện cho trải nghiệm những chuyến du lịch. Lên đại học, tôi có cơ hội tìm hiểu kỹ hơn về văn hóa, ẩm thực của nhiều địa phương nhờ theo học ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch - Lữ hành.
Mỗi tháng, tôi dành thời gian thực hiện ít nhất 1-2 chuyến xê dịch. Đến giờ, tôi đặt chân tới 31 tỉnh, thành trong nước và một số quốc gia trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Singapore.
Tôi được mọi người biết đến là travel blogger với tên gọi TravelwithHuong.
Chuyến đi gần nhất của tôi là ghé thăm Đà Lạt vào tháng 3, khi du lịch vừa mở cửa trở lại. Từ đó tới nay, tôi chưa thể đi đâu một phần vì dịch bệnh liên tiếp bùng phát.
Là travel blogger, Mai Hương bị ảnh hưởng khá nhiều trong đợt dịch vì không thể đi du lịch.
Bản thân tôi bị ảnh hưởng rất nhiều vì mọi hoạt động, công việc đều liên quan đến du lịch. Ở nhà suốt thời gian dài cũng khiến bản thân tôi cảm thấy cuồng chân.
Nhưng dù sao, việc ở nhà lúc này là bảo vệ chính mình cũng như mọi người.
Khi nghe tin lệnh giãn cách được nới lỏng từ nửa cuối tháng 9, tôi nghĩ ngay tới việc đi săn mây ở Tà Xùa. Tuy nhiên, vì tình hình dịch vẫn còn phức tạp, tôi tạm gác lại dự định này.
Với tôi, Việt Nam có rất nhiều cảnh đẹp. Đôi khi, những nơi vắng vẻ, hoang sơ lại càng đẹp hơn nữa. Bởi vậy, nếu mọi người muốn đi du lịch lúc này có thể lựa chọn những nơi không đông đúc thay vì những điểm đến "hot".
Hãy luôn bảo vệ bản thân cũng như mọi người xung quanh. Hy vọng tất cả sẽ sớm được trải nghiệm và khám phá nhiều điểm đến hậu giãn cách.
Với Mai Hương, ở nhà lúc này là bảo vệ chính mình cũng như mọi người.
Hồ Thiên Nga (21 tuổi) - Sinh viên ĐH Kinh tế Quốc dân
Một lần, tôi tình cờ đăng ảnh chụp bên hoa dã quỳ ở quê Sơn La lên diễn đàn du lịch và được mọi người đón nhận. Từ đó, tôi cảm thấy thích thú, muốn khám phá nhiều nơi hơn để chia sẻ với mọi người.
Sau vài lần du lịch cùng mẹ, tôi có chuyến đi xa một mình đầu tiên là thăm Sa Pa vào cuối năm lớp 12. Đến nay, tôi đã đặt chân tới gần 30 tỉnh, thành trên khắp Việt Nam.
Trước dịch, tôi tranh thủ 2-3 tháng lại xách balo lên và đi. Khi bận rộn với lịch học, tôi chủ yếu đi chơi khắp Hà Nội vào thời gian rảnh.
Cách đây hơn một năm, khi vừa hết dịch, tôi đi du lịch TP.HCM, Vũng Tàu và Cần Thơ. Sau đó, nhiều đợt dịch liên tiếp bùng phát, tôi chỉ có thể ghé thăm những địa điểm gần như Tam Đảo, Tà Xùa.
Chuyến đi xa gần đây nhất của Thiên Nga là cách đây hơn một năm.
Kẹt ở Hà Nội 4 tháng nay, tôi không thể về quê, cũng không thể đi du lịch. Dù không tránh khỏi cảm giác cuồng chân, tôi hiểu đó là tình hình chung và chấp nhận ở nhà để đảm bảo an toàn.
Khi thành phố bắt đầu sống chung với Covid-19, tôi thấy mình cần có trách nhiệm với bản thân, gia đình và cộng đồng. Bởi vậy, dù thấy mọi người liên tục check-in ở địa điểm "hot" gần đây là tàu điện Cát Linh - Hà Đông, tôi chưa dám đi vì sợ nguy hiểm.
Tôi sẽ chờ xu hướng này hạ nhiệt mới đến để trải nghiệm. Bên cạnh đó, tôi cũng tạm gác lại dự định đi Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn dù đã tiêm đủ 2 mũi vaccine.
Trong tình hình dịch diễn biến phức tạp, tôi nghĩ mọi người nên hạn chế di chuyển nhất có thể. Nếu vẫn muốn đi du lịch, họ có thể chọn những nơi vắng người và không quên tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch.
Thiên Nga cho rằng hạn chế di chuyển lúc này là phù hợp với tình hình dịch bệnh ở hiện tại.
Phạm Phương (27 tuổi) - Quản lý shop thời trang
Sau chuyến du lịch Phú Yên vào tháng 4, tôi chưa thể trở lại với đam mê xê dịch vì dịch bệnh.
Gần nửa năm nay, tôi chưa đi đâu ra khỏi thủ đô.
Với một người mê đi "phượt", từng chinh phục nhiều cung đường ở miền Bắc từ thời sinh viên, việc chôn chân ở nhà nhiều tháng gây ra không ít bí bách, khó chịu.
Tuy nhiên, khi thành phố nới lỏng giãn cách, bản thân cũng đã tiêm đủ 2 mũi vaccine, tôi vẫn chưa dám về quê hay lên kế hoạch đi chơi xa khi F0 ngoài cộng đồng vẫn còn.
Chuyến đi xa gần đây nhất của Phạm Phương là từ tháng 4.
Bên cạnh đó, 2 tháng giãn cách vừa qua, tôi phải nghỉ không lương, tiêu tốn không ít tiền tiết kiệm nên giờ đi du lịch cũng phải cân nhắc.
Để vơi bớt cảm giác cuồng chân, tôi thường hẹn bạn bè đi cà phê vào cuối tuần. Vì không có nhu cầu check-in sống ảo, tôi ưu tiên chọn quán vắng người và luôn tuân thủ 5K.
Khi tình hình dịch ổn hơn, tôi sẽ cân nhắc một số điểm đến gần Hà Nội, không có ca F0 để vừa đảm bảo an toàn, vừa có trải nghiệm trọn vẹn hơn.
Dịch bệnh là khó khăn chung nên tôi mong mỗi cá nhân suy nghĩ kỹ trước khi xê dịch trở lại, tránh hùa theo xu hướng "du lịch trả thù" khi nguy cơ tái bùng dịch vẫn còn hiển hiện.