Nghệ sĩ Nguyệt Thu: Cứu con tự kỷ bằng trường dạy nhạc
Bằng nỗ lực, kiên trì sử dụng âm nhạc để điều trị tự kỷ cho con trai, chị đã giúp con hòa nhập được cộng đồng và thể hiện những điểm mạnh của cá nhân.
Nghệ sĩ Nguyệt Thu và một học sinh bị hội chứng tự kỷ. Ảnh: P.T
Tuyệt vọng khi phát hiện con mình bị tự kỷ
Khi phát hiện con mình bị tự kỷ, chị Nguyệt Thu cảm thấy mọi thứ như đổ sập. Chị kể, cách đây hơn 10 năm chị sinh sống ở Hà Lan, mới chia tay chồng và có một cậu con trai. Con trai chị rất ngoan, nhưng cậu bé lại có biểu hiện không bình thường khi suốt cả năm trời chỉ thích ăn một món và chỉ ngủ khi được ôm chiếc gối của mình.
Càng lớn, cậu bé càng có những biểu hiện và hành vi bất thường. Nhiều khi khiến chị phải xấu hổ, đau lòng vì phải đánh con. Chị nhớ, chị đã đánh con rất nhiều khi con có những hành vi rối loạn. Cho đến một ngày, chị bàng hoàng nghe bác sĩ kết luận con trai mình bị tự kỷ khi đưa con đi khám. Sau cái “án” bác sĩ thông báo là những tháng ngày nặng nề, dằn vặt, tuyệt vọng và khủng hoảng nhất đối với chị.
“Mình gần như không chấp nhận sự thật rằng, con mình bị tự kỷ. Lúc nào cũng khóc và trách bản thân mải mê công việc mà không chăm sóc con đúng cách. Càng cố giải thoát khỏi suy nghĩ ấy bao nhiêu thì những hành vi của con khiến mình bế tắc bấy nhiêu. Mình ngại cho con ra đường, tiếp xúc với mọi người. Cuộc sống của mẹ con lâm vào khó khăn khi mình không còn đủ tâm trí, sức lực để đi làm, tài khoản ngân hàng luôn luôn trong tình trạng bị âm”, chị Nguyệt Thu nhớ lại.
Chính trong giây phút bế tắc nhất, chị quyết định tự mình sẽ cứu con chứ không phải ai khác. Chị lên mạng đọc, tìm đến các chuyên gia tâm lý, bác sĩ để biết thông tin về chứng tự kỷ ở trẻ em. Biết được tự kỷ của con không phải là bệnh mà là một hội chứng, sự cắn rứt của chị mới bớt đi phần nào. Thay vì đánh, bắt con thay đổi, chị đã thay đổi nhận thức và hành vi của mình trước.
Video đang HOT
Chị đã đưa con đi khắp các trường chuyên biệt dành cho trẻ tự kỷ từ Hà Lan, Malaysia, Singapore rồi về Việt Nam mà tình trạng của con không chuyển biến là mấy. Học ở đâu, con chị cũng chỉ được vài ngày là bị nhà trường trả về vì cháu phá lớp, đánh bạn, không tập trung nghe giảng.
Có những lúc chị cảm thấy bất lực và rồi quyết định cho con ở nhà để tự mình dạy. Và trong những tháng ngày vật lộn với đứa con trai tự kỷ, nghệ sĩ Nguyệt Thu hiểu thêm về sự kỳ diệu của âm nhạc. Môn nghệ thuật ấy không chỉ để kết nối con người với nhau mà nó còn là một phương pháp trị liệu tuyệt vời cho những đứa trẻ tự kỷ. Chị bắt đầu cho con nghe những bản nhạc nhẹ nhàng, du dương với tiết tấu chậm. Khi nghe những bản nhạc đó cậu bé đã có những chuyển biến rõ ràng. Cháu giảm tăng động, cởi mở với thế giới bên ngoài, tập trung hơn.
Bằng âm nhạc, khơi dậy tiềm năng cho trẻ tự kỷ
Trải qua những năm tháng đầy “ác mộng” trong hành trình cùng con chiến đấu với chứng tự kỷ, chị Nguyệt Thu hiểu hơn ai hết nỗi lòng của những bậc phụ huynh không may mắn như mình. Chị luôn nghĩ mình cần phải làm điều gì đó giúp những đứa trẻ tự kỷ và cũng để vơi đi nỗi đau của mình. Từ đó, chị mong muốn thành lập một ngôi trường chuyên biệt dành cho trẻ tự kỷ ở chính đất nước mình được sinh ra.
Nung nấu ý định đã lâu nhưng phải đến tháng 6/2015, chị mới hiện thực hóa được mong muốn đó. Ngôi trường mang tên SFORA (Sunrise for Arts, thuộc một nhánh của chương trình Bình minh cho em) được ra đời. Đây là trường đầu tiên ở Việt Nam sử dụng âm nhạc và nghệ thuật để trị liệu chứng tự kỷ ở trẻ em.
“Nhiều người luôn thấy tự kỷ là khiếm khuyết mà không thấy trẻ tự kỷ có nhiều tiềm năng. Chúng thường có các giác quan nhạy cảm, có nhận thức sâu sắc hơn bình thường và có những năng khiếu rất đặc biệt về nghệ thuật… Bằng âm nhạc, tôi muốn khơi dậy những tiềm năng ấy để các em có cơ hội trở thành chính mình”, chị Nguyệt Thu chia sẻ.
Hiện trường có 30 học sinh theo học gồm cả bán trú và nội trú. Tại đây, các em được học nhiều tiết học phát triển cá nhân, kỹ năng sống, âm nhạc… mỗi tiết học kéo dài 45 phút. Cùng với đó, tùy thế mạnh từng trẻ trường còn hướng nghiệp cho các em.
Đa phần các em khi đến đây đều không nghe lời giáo viên và chỉ làm điều mình thích theo bản năng. Dưới sự dạy dỗ của cô giáo Nguyệt Thu cùng nhiều giáo viên tâm huyết, các em đã tiến bộ rõ rệt. Có cháu 7 tuổi khi đến trường không biết nói nhưng chỉ sau một tháng theo môi trường học tập mới lạ này đã biết nói, chào hỏi và trò chuyện với bạn bè. Nhiều cháu chấm dứt hẳn thói quen cắn tay đến chảy cả máu, được dạy môn vẽ và vẽ rất đẹp.
Chị Thu tâm sự, với những gia đình có con tự kỷ nếu không có sự sẻ chia, thông cảm cũng như sự hiểu biết, kiến thức về chứng tự kỷ sẽ có nhiều xáo trộn. Mỗi ngày hiện chị nhận được rất nhiều cuộc điện thoại từ các mẹ có con tự kỷ gọi đến để được tư vấn. Các bà mẹ đơn thân chiếm 80%. Không hiếm gia đình cuộc sống bị đảo lộn hoàn toàn, vợ chồng cãi cọ liên miên vì con tự kỷ.
Tự kỷ không phải là bệnh. Nếu được hỗ trợ đúng đắn, chúng ta có thể có những thiên tài. Thực tế cho thấy, có rất nhiều thiên tài là những người tự kỷ. Điều quan trọng, cha mẹ cần phải có sự kiên trì, thấu hiểu con mình, đừng coi tự kỷ là bệnh mà hãy coi đó là sự khác biệt về cảm xúc.
Nghệ sĩ viola Nguyệt Thu (SN 1973), trong một gia đình có truyền thống âm nhạc, bố là NGƯT Nguyễn Văn Thưởng – người khai sinh bộ môn viola tại Nhạc viện Hà Nội (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam). Năm 6 tuổi, Nguyệt Thu bắt đầu chơi violin và 7 tuổi đỗ đầu vào hệ sơ cấp Nhạc viện Hà Nội. Năm 1989, Nguyệt Thu nhận học bổng du học tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Nga Gnesin tại Moscow. Năm 1994, chị tốt nghiệp xuất sắc trung cấp âm nhạc và tiếp tục thi vào Nhạc viện Tchaikovsky với số điểm cao nhất, tốt nghiệp loại xuất sắc. Chị tham gia biểu diễn nghệ thuật ở nhiều nước, gặt hái được nhiều thành công, trở thành nghệ sĩ viola quốc tế.
Theo Phương Thuận/Báo Gia đình & Xã hội
Bị em họ đâm chết khi đang ngủ cùng giường
Nạn nhân Lê Thiện Phong (22 tuổi) đến nhà cô ruột chơi rồi ngủ lại qua đêm. Rạng sáng 15.12, khi đang ngon giấc thì bị con trai cô ruột là Nguyễn Đình Long (23 tuổi) cầm dao đâm tử vong.
Bị cáo Ngô Minh Đức (trong vụ án giết cô giáo xảy ra vào tháng 3.2015) trước vành móng ngựa - Ảnh: Hải Tần
Ngày 15.12, ông Phạm Văn Đạt, Phó chủ tịch UBND huyện Ngọc Lặc (Thanh Hóa) xác nhận, trên địa bàn vừa xảy ra vụ án mạng nghiêm trọng khi một thanh niên bị em họ của mình dùng dao đâm liên tiếp 4 nhát dẫn tới tử vong tại chỗ.
Nạn nhân là anh Lê Thiện Phong (22 tuổi, ngụ huyện Bá Thước, Thanh Hóa), còn nghi phạm là Nguyễn Đình Long (23 tuổi, ngụ xã Ngọc Khê, huyện Ngọc Lặc).
Nạn nhân Phong là cháu gọi mẹ nghi phạm Long là cô ruột. Vài ngày trước, Phong từ Bá Thước xuống nhà cô ruột chơi. Tối 14.12, Phong và Long ngủ cùng giường. Đến rạng sáng 15.12, bất ngờ Long tỉnh giấc, lấy dao đâm liên tiếp vào Phong khi nạn nhân đang ngủ say.
Ngay sau khi nhận được tin báo, Công an huyện Ngọc Lặc đã có mặt tại hiện trường bắt tạm giam nghi phạm Nguyễn Đình Long, đồng thời tiến hành điều tra nguyên nhân vụ việc.
Sau khi hoàn tất các thủ tục khám nghiệm pháp y, cơ quan công an đã bàn giao xác nạn nhân cho gia đình tổ chức mai táng.
Theo người nhà của nghi phạm, thời gian gần đây Long có dấu hiệu bị bệnh tự kỷ.
Ái Châu
Theo Thanhnien
Con ước mình hết bệnh để cha mẹ bớt khổ "Con đã quá quen với bệnh viện vì con đã đi lại nơi này suốt 10 năm nay. Cha mẹ con cũng vì con mà bây giờ khó khăn. Nhiều lúc con chỉ ước sao mình hết bệnh để cha mẹ hết khổ", em Lâm Quang Thái chia sẻ với chúng tôi. Anh ung thư Đây quả là một quãng đường vô cùng...