Nghệ sĩ Lê Bình và những vai diễn đáng nhớ trong hơn 21 năm sự nghiệp diễn xuất
Dành trọn hơn nửa cuộc đời để cống hiến cho nghệ thuật, nghệ sĩ Lê Bình từng góp mặt với hàng trăm vai diễn trong các tác phẩm phim ảnh, sân khấu kịch. Từ hình ảnh anh Hai lúa Nam Bộ đến người cha quốc dân trên màn ảnh Việt, lối diễn nhập tâm, cảm xúc của nam nghệ sĩ luôn được khán giả yêu thích.
Nghệ sĩ Lê Bình tên thật là Lê Bình Sơn, ông được khán giả biết đến với vai trò một diễn viên, soạn giả, đạo diễn sân khấu tài giỏi. Trong suốt cuộc đời làm việc của mình, nghệ sĩ Lê Bình đã có nhiều cống hiến, thành tựu trong nền nghệ thuật nước nhà. Ông từng xuất sắc giành được ba huy chương vàng, ba huy chương bạc tại hội diễn sân khấu chuyên nghiệp lẫn quần chúng, một bằng khen do Bộ Quốc phòng trao tặng.
Nghệ sĩ Lê Bình.
Không chỉ nổi tiếng trong lĩnh vực nghệ thuật sân khấu kịch, nghệ sĩ Lê Bình còn sở hữu hơn 60 vai diễn khác nhau trong các bộ phim điện ảnh, truyền hình, trở thành gương mặt quen thuộc đối với khán giả. Cùng Saostar điểm lại những vai diễn ấn tượng của nam nghệ sĩ gạo cội, khắc sâu hình tượng anh Hai lúa nam bộ chính hiệu trên màn ảnh Việt.
Đất phương Nam
Nghệ sĩ Lê Bình ghi dấu ấn trong lòng khán giả phim truyền hình đầu tiên với hình ảnh anh Tư Tại – người nông dân miền Nam hiền lành, chân chất trong tác phẩm Đất phương Nam.
Thời trẻ, nghệ sĩ Lê Bình được xếp vào dạng diễn viên điển trai, dáng người cao ráo, bắt mắt. Thế nhưng chẳng hiểu sao càng bước vào ngưỡng tuổi lớn hơn, Lê Bình càng thành công với vai người nông dân nghèo khó, khắc khổ trước sóng gió cuộc đời. Gương mặt hằn những nếp nhăn, dáng đi hơi cong tạo cho người ta cảm giác lam lũ, từng trải. Với Tư Tại thẳng thắn, cần cù của Đất phương nam, nghệ sĩ Lê Bình thành công tạo nên “thương hiệu” anh nông dân Hai lúa gần gũi, đậm chất Việt.
Cô gái xấu xí
Lặng lẽ tham gia hàng trăm vai diễn trong các bộ phim truyền hình, sân khấu kịch, mãi đến khi tham gia Cô gái xấu xí năm 2011, tên tuổi nghệ sĩ Lê Bình mới một lần nữa trở lại rộng rãi với khán giả Việt.
Vai diễn ông bố tốt bụng của Lê Bình trong phim được khán giả vô cùng yêu mến.
Hóa thân thành ông Đơn – bố của Huyền Diệu trong phim, nhân vật của Lê Bình là người hiền lành, luôn hết lòng bảo vệ, che chở cô con gái bé nhỏ. Chia sẻ về cảm xúc sau khi tham gia và công chiếu bộ phim, nam nghệ sĩ không khỏi cảm thấy xúc động bởi sau ngần ấy năm làm nghệ thuật, rốt cuộc đã có khán giả nhận ra, chào hỏi mình với lời gọi “Bác Đơn, bác Đơn!” sau mỗi show diễn tại miền Bắc.
Hình ảnh người nông dân miền Tây Nam Bộ một lần nữa được Lê Bình thể hiện qua vai diễn Năm Na trong bộ phim Vịt kêu đồng (2011).
Hình ảnh đậm chất thôn quê miền Tây Nam Bộ của Lê Bình trong phim.
Năm Na là nhân vật lột tả được hết sự khó nhọc của người nông dân, giúp người xem hiểu rõ nỗi đau bên trong của họ, truyền tới trái tim của những người sống trong thành thị. Sau khi tham gia bộ phim, Lê Bình cho biết bản thân đã bị ám ảnh trong một thời gian dài. Đồng thời, vai diễn cũng giúp ông lần nữa giành về danh hiệu Nam diễn viên phụ được yêu thích nhất tại HTV Awards 2011.
Sau Cô gái xấu xí và Vịt kêu đồng năm 2011, nghệ sĩ Lê Bình tiếp tục dấn thân vào lĩnh vực phim truyền hình với bộ phim truyền hình 35 tập Truy tìm báu vật.
Đây được xem là một trong những vai diễn khá khác lạ trong sự nghiệp của nghệ sĩ Lê Bình.
Trong phim, ông vào vai một ông già với tính cách khá cổ quái, hài hước. Suốt đời ông chỉ sống và theo đuổi ước mơ tìm thấy kho báu rồi trở nên giàu có.
Đam mê nghiệt ngã
Đam mê nghiệt ngã là bộ phim truyền hình của đạo diễn Nguyễn Minh Chung sản xuất năm 2014, với sự tham gia của các diễn viên Trịnh Kim Chi, Lê Bình, Huy Khánh, Nguyệt Ánh, Văn Tùng,… Nội dung phim xoay quanh cuộc sống của 2 gia đình hoàn toàn trái ngược về sự giàu có, lối sống, địa vị. Sự cố xảy ra khi ông Bách – chủ gia đình giàu có lại đem lòng yêu cô em gái út của nhà nghèo tên Thủy – người đáng tuổi cháu mình.
Trong phim, Lê Bình vào vai ông Tín – bố vợ của ông Bách, người không bị ảnh hưởng bởi sự độc đoán của người con gái bị chồng phản bội. Thay vào đó, ông luôn tìm cách thấu hiểu và nhận ra những cơn sóng ngầm đang lũ lượt kéo đến với gia đình.
Hình ảnh người ông già lớn tuổi trong gia đình nhiều thế hệ của Lê Bình trong Đam mê nghiệt ngã.
Ra mắt khán giả ngày 5/5/2017, Có căn nhà nằm nghe nắng mưa là bộ phim điện ảnh đánh dấu sự trở lại gần đây nhất của nghệ sĩ Lê Bình. Sau khi công chiếu thành công, dù không thuộc tuyến nhân vật chính trong tác phẩm, vai diễn ông Phát của Lê Bình vẫn nhận được vô số lời khen ngợi từ khán giả bởi tình phụ tử đầy thương cảm, xót xa.
Ông Phát trong Có căn nhà nằm trong nắng mưa là nhân vật chôn giấu nội tâm phức tạp. Đau khổ trước cái chết của cậu con trai duy nhất, ông Phát giận dữ đổ lỗi cho Nam – con trai bà Tư già cùng khu tập thể khiến cậu sợ hãi bỏ trốn. Ít lâu sau, ông phát hiện ra cái chết bất ngờ do tai nạn của Nam, vì thương cảm bà Tư nên tìm cách chôn dấu sự thật đó suốt 30 năm.
Từ tâm trạng của một người cha hóa giận dữ, điên cuồng tìm kiếm nguyên nhân cái chết của con trai đến cái niềm xót thương, đồng cảm với người phụ nữ mang danh hàng xóm, tâm trạng dằn vặt, khắc khoải trước một sự thật cố tình che giấu suốt 30 năm, ý tốt phủ lên một quyết định, hành động sai lầm trong quá khứ,… Ẩn sau dáng hình khắc khổ, cô đơn với câu chuyện buồn đầy tiếc nuối khiến người xem ám ảnh, khó quên.
Từ một nhân vật phụ nâng lên trở thành tuyến “chính” trong phim, không thể phủ nhận diễn xuất đỉnh cao của Lê Bình đã thổi hồn vào nhân vật, góp phần tạo nên thành công xuất sắc cho nhân vật. Đến tận giờ đây, khi nhớ lại về Có căn nhà nằm nghe nắng mưa, khán giả hẳn còn nhớ mãi đến ông Phát như một trong những vai diễn thành công nhất trong sự nghiệp của nghệ sĩ Lê Bình.
Trailer Có căn nhà nằm nghe nắng mưa
Năm 2018, nghệ sĩ Lê Bình trở lại với khán giả qua bộ phim truyền hình được khán giả yêu thích mang tên Mỹ nhân Sài Thành. Tác phẩm lấy bối cảnh Sài Gòn, tái hiện lại vẻ đẹp của hòn ngọc Viễn Đông những năm 1950, với sự tham gia của dàn diễn viên chính gồm Ngân Khánh, Khánh My, Dương Mỹ Linh, Lý Hùng, Lê Bình, Huỳnh Đông, Thành Được,…
Nghệ sĩ Lê Bình góp mặt trong phim với vai diễn Lý Tắc – một phú ông giàu có, quyền thế và thủ đoạn khét tiếng nơi phố thị. Mặc dù đã có vợ con đề huề, Lý Tắc vẫn không ngại cặp kè cùng mỹ nữ. Ông đặc biệt hứng thú với nữ chính Thanh Trà (Ngân Khánh) và ham muốn dùng mọi cách cưới cô về làm vợ bé. Dự định bất thành, Lý Tắc quay sang thù ghét, luôn âm mưu hãm hại gia đình và những người cô yêu thương.
Vai diễn phản diện Lý Tắc trong Mỹ nhân Sài Thành cũng là sản phẩm nghệ thuật – truyền hình mới đây nhất của nghệ sĩ Lê Bình. Suốt cả đời miệt mài hoạt động trong lĩnh vực sân khấu – phim ảnh, những cống hiến của ông đối với nền nghệ thuật nước nhà sẽ còn được nhớ mãi. Chúc nghệ sĩ Lê Bình sức khỏe và nghị lực để chiến đấu với bệnh tật, vươn lên trong cuộc sống!
Theo Saostar
Xúc động gặp lại cố nghệ sĩ Nguyễn Hậu trong 'Mỹ nhân Sài Thành'!
Xuyên suốt sự nghiệp diễn xuất, diễn viên Nguyễn Hậu luôn trăn trở, tìm cách thổi hồn vào những nhân vật mà mình hóa thân, dẫu chỉ là vai phụ. Trong phim "Mỹ nhân Sài Thành", cố nghệ sĩ đã tạo nên một ông Phú Cường chính trực, đôn hậu và tâm huyết - như chính tính cách của ông khi còn sống.
Nghệ sĩ Nguyễn Hậu là diễn viên được khán giả biết đến và yêu thích nhờ 250 vai phụ trong sự nghiệp diễn xuất hơn 40 năm. Nhắc về ông, người ta nhớ đến "ba thằng An" ở phim Đất phương Nam, Hai Gọn của Mảnh đất tình đời, phim Người đẹp Tây Đô, Mẹ con Đậu Đũa, Đất khách, và vô số vai ấn tượng khác trong Dòng máu anh hùng, Hồng hải tặc, Vó ngựa trời nam,... Nói tới diễn viên Nguyễn Hậu, người hâm mộ cũng không khỏi xót xa cho người nghệ sĩ hiền hậu, tận tâm đã ra đi vì căn bệnh ung thư quái ác đầu năm 2018.
Tuy nhiên, tháng Năm năm 2018, người hâm mộ không khỏi xúc động khi một lần nữa nhìn thấy hình ảnh diễn viên Nguyễn Hậu trong bộ phim Mỹ nhân Sài Thànhdo đạo diễn Lê Cung Bắc cầm trịch. Ấp ủ suốt bốn năm, phim khiến khán giả bồi hồi trước các phân cảnh của người nghệ sĩ quá cố đã thực hiện từ những tháng ngày khỏe mạnh.
Phim Mỹ nhân Sài Thành lấy bối cảnh một Sài Gòn hoa lệ những năm 1950. Tác phẩm tái hiện vẻ đẹp hòn ngọc Viễn Đông thời điểm ấy, đặc biệt là nét đẹp ngoại hình và nhân cách của mỹ nhân Sài Thành, đồng thời đề cập đến không ít biến động tại miền Nam Việt Nam giai đoạn này. Qua các tập phim đầu tiên, khán giả ấn tượng với phần hình được trau chuốt chỉn chu, công phu từ đường phố, nhà cửa đến trang phục phụ nữ xưa.
Trong Mỹ nhân Sài Thành, diễn viên Nguyễn Hậu vào vai ông Phú Cường, người đứng ra tổ chức cuộc thi sắc đẹp đầu tiên tại Sài Gòn những năm 1950. Ông cũng là cha ruột của người đẹp Hồng Trà ( Khánh My) - "mỹ nhân cấm cung" hiền lành, tài đức, là một trong ba nhân vật chính ở bộ phim. Với ba tập đầu phim, ông Phú Cường đã để lại nhiều ấn tượng nhất cho khán giả.
Bộ phim thể hiện không ít mặt tối của xã hội Sài Gòn những năm 1950. Ngay ở cuộc thi sắc đẹp lần đầu tiên được tổ chức, đã có nhiều kẻ xấu muốn trục lợi từ sự kiện. Có thể kể đến ông Lý Tắc - người kinh doanh nham hiểm, muốn mượn các người đẹp để khuếch trương thương hiệu, hay năm mỹ nhân Hong Kong được thuê sang tranh đấu với những cô gái xứ Nam. Trong khi đó, ông Phú Cường do cố nghệ sĩ Nguyễn Hậu thủ vai là đại diện cho công lý, sự chính trực và lý tưởng cao đẹp.
Ông Lý Tắc
Đứng ra tổ chức cuộc thi, ông Phú Cường dồn toàn bộ tâm huyết, nhân vật luôn tỏ ra chăm chút kĩ lưỡng cho từng phần của sự kiện. Những ngày đầu tiên, ông lắng nghe góp ý từ thí sinh và sẵn sàng hủy bỏ phần thi áo tắm, dẫu điều này có thể làm phật lòng người Pháp. Không màng đến tư lợi hay dùng thủ đoạn, thứ duy nhất mà ông Phú Cường quan tâm là sự thành công, uy tín và tính lâu dài của cuộc thi người đẹp xứ Nam.
Trong ba tập đầu Mỹ nhân Sài Thành, nếu ông Lý Tắc và các cô gái Hong Kong không ít lần gây ra lùm xùm xoay quanh cuộc thi, thì nhân vật Phú Cường làm người xem yên lòng. Bởi lẽ, ông luôn có những tính toán xa, kĩ lưỡng, để ý tất cả yếu tố xung quanh như truyền thông, dư luận, đến cẩn thận trong từng tà áo dài của thí sinh tham gia.
Bên cạnh đó, điều ở ông Phú Cường khiến người xem không khỏi ngưỡng mộ là sự công tâm. Dù Hồng Trà (Khánh My) - con gái của ông cũng tham gia dự thi, song nhân vật Phú Cường không dành cho ái nữ bất cứ sự ưu tiên nào. Hồng Trà vẫn trải qua từng vòng như các thí sinh khác, mặc áo dài được ban tổ chức chuẩn bị sẵn giống tất cả mọi người.
Đặc biệt, ở cuối tập ba Mỹ nhân Sài Thành, khi Lý Tắc yêu cầu ông rút ra khỏi hội đồng Ban tổ chức, do có con gái tham gia dự thi, ông Phú Cường sẵn sàng rời Ban tổ chức và cho rằng đây cũng là điều ông trăn trở bấy lâu. Dù đã có những đóng góp to lớn cho cuộc thi, nhân vật dễ dàng làm theo lời Lý Tắc, một phần để Hồng Trà có thể giành chiến thắng thuyết phục. Tuy vậy, sau đó, ông vẫn tiếp tục lo lắng, để ý tới khâu tổ chức còn lại của sự kiện.
Hồng Trà - con gái ông Phú Cường.
Đáng chú ý, tình tiết đẩy cao mâu thuẫn trong những tập đầu phim là việc ông Phú Cường phát hiện năm thí sinh người Hong Kong do ông Lý Tắc thuê về để gian lận, trà trộn vào cuộc thi. Mặc dù ông Lý Tắc là nhà tài trợ sự kiện và có tiền, có quyền, ông Phú Cường vẫn sẵn sàng hủy bỏ tư cách dự thi của năm cô gái, mặc kệ Lý Tắc đe dọa sẽ không để yên.
Có thể nói, sự công tâm và chính trực của cha Hồng Trà đã để lại ấn tượng đẹp đẽ trong lòng khán giả. Người xem hi vọng cuộc thi sẽ diễn ra thuận lợi ở các tập tiếp theo, nhất là khi đây là sự kiện chắp duyên cho ba người đẹp Hồng Trà, Thanh Trà và Bạch Trà gặp nhau.
Xuyên suốt sự nghiệp diễn xuất, diễn viên Nguyễn Hậu luôn trăn trở, tìm cách thổi hồn vào những nhân vật mà mình hóa thân, dẫu chỉ là vai phụ. Trong phim Mỹ nhân Sài Thành, cố nghệ sĩ đã tạo nên một ông Phú Cường chính trực, đôn hậu và tâm huyết - như chính tính cách và sự đóng góp của ông dành cho nghệ thuật khi còn sống.
Theo Saostar
'Mỹ nhân Sài Thành': Cuộc thi sắc đẹp Sài Gòn xưa cũng lắm 'thị phi' chẳng kém gì ngày nay! Tình huống khép lại tập 2 của "Mỹ nhân Sài Thành" khiến khán giả không khỏi thắc mắc về hành động "trả đũa" tiếp theo của Lý Tắc - người đàn ông quyền lực, thủ đoạn, cũng như kết quả cuộc thi sắc đẹp đầu tiên tại Sài Gòn. Đặc biệt, phim hứa hẹn mở ra mối quan hệ đầy duyên số giữa...