Nghệ sĩ kịch liệt phản đối game show vì bị sắp đặt và tấu hài nhảm
Thanh Bùi kêu gọi dừng các cuộc thi tìm kiếm tài năng vì thị trường Việt Nam nhỏ, không nhiều nhân tài. NSND Hồng Vân cho rằng game show là sự “giật lùi văn hóa”.
“Hot boy trà sữa” Tấn Lợi chinh phục giải thưởng “khủng” 150 triệu “Hot boy trà sữa” Tấn Lợi trở thành Quán quân Thách Thức Danh Hài mùa 3 sau khi vượt qua 5 vòng thi.
Trong khi các nghệ sĩ lao vào cơn lốc của truyền hình thực tế thì cũng có không ít người phản đối với những lý do riêng. NSND Hồng Vân lo sợ văn hóa đang bị lệch lạc vì yếu tố kinh doanh. “Tôi biết ai cũng phải làm việc để kiếm sống nhưng họ nên có trách nhiệm với văn hóa của mình”, chị nhấn mạnh.
Tấn Beo từ chối nhiều chương trình bởi anh lo sợ khán giả nhàm chán và chê cười vì format của game show nào cũng giống nhau. Anh cũng tiết lộ vì không làm theo yêu cầu của nhà sản xuất nên họ “ngại mời mình làm giám khảo”.
Nghệ sĩ Xuân Hương tự nhận những game show không thích hợp với mình. “Sự lỏng lẻo trong vấn đề kiểm duyệt chương trình của nhà quản lý, cộng thêm việc các nhà sản xuất luôn chạy theo những tên tuổi nổi tiếng và cả sự dễ dãi trong nghề nghiệp của nhiều nghệ sĩ sẽ góp phần tạo nên những tác phẩm thiếu chiều sâu nghệ thuật”, chị nhấn mạnh.
NSƯT Hữu Châu từng khiến những người trong nghề “chột dạ” với tuyên bố: “Có những giám khảo đáng học trò tôi, nhận xét của họ rất mắc cười vì vậy tôi tuyệt đối không coi game show. Khi thí sinh diễn dở mà mình vẫn khen vì tiền thì ra ngoài tôi làm sao dám dạy ai nữa”.
Video đang HOT
Trường Giang dù xuất hiện ở rất nhiều game show nhưng cũng thể hiện sự cứng rắn với thí sinh khi họ chưa đủ thuyết phục để giành giải. “Anh nói nghiêm túc, ví dụ có ông bầu nào mới em đi diễn hài, em đừng bao giờ nhận. Bởi vì em nhận em không làm ai cười được hết. Em lên diễn người ta cười được anh cho em 1 tỷ đồng”, anh nói với một thí sinh.
La Thành cũng từng tham gia game show nhưng anh phản đối việc mang đời tư nghệ sĩ ra chọc cười khán giả. “Qua một game show với mười mấy số phát sóng không thể trở thành diễn viên được. Họ chỉ làm được vài năm thôi, sau đó không thể theo được vì lực diễn không có”, nam diễn viên khẳng định.
Dù là một diễn viên hài khá ăn khách nhưng Anh Đức cũng hạn chế tham gia game show. Anh phát biểu: “Tôi thấy một số nhà sản xuất chưa hiểu thế nào về hài mà chạy theo thị hiếu của số đông. Hài bây giờ đa số xào nấu lại những cái cũ nhưng thể hiện vẻ bên ngoài hoành tráng như vũ đoàn, đem lửa trên sân khấu”.
Thanh Bùi khẳng định anh không còn niềm tin vào những show truyền hình thực tế vì nhà sản xuất đang kinh doanh chứ không vì nghệ thuật. “Thị trường Việt Nam quá nhỏ thì tài năng không thể nào đủ để đáp ứng cho hàng loạt cuộc thi được”, giọng ca tài năng phát biểu.
Tùng Dương cũng từng ngồi ghế nóng cuộc thi âm nhạc nhưng anh khẳng định nhà sản xuất luôn có sự xếp đặt, sử dụng chiêu trò và scandal. “Kết quả từ các game show, tài năng thực sự lại luôn bị xếp sau bởi những lý do khác, khiến kết quả cuộc thi không thuyết phục được khán giả”.
Theo VNN
Người mẫu Cao Thiên Trang: Ba mẹ phản đối gay gắt khi tôi theo người mẫu
Trái với suy nghĩ của nhiều người, người mẫu Cao Thiên Trang tiết lộ rằng, nghề mẫu là nghề có rất nhiều khó khăn đâu phải cứ "ngồi mát ăn bát vàng".
Nhắc đến nghề người mẫu, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến những "bữa tiệc" thời trang hoành tráng, những bộ cánh hàng hiệu nhiều người mơ ước hay những người đẹp chân dài, luôn xuất hiện với vẻ ngoài long lanh. Đa số đều nghĩ rằng đây là nghề mà chỉ cần "ngồi mát ăn bát vàng", mặc đẹp và "đi qua đi lại".
Tuy nhiên, cũng như bao nghề khác, nghề mẫu cũng là nghề có những khoảng tối, những tồn tại phía sau mà chỉ có những người trong nghề mới biết. Mới đây, người mẫu Cao Thiên Trang - người mẫu trưởng thành từ cuộc thi Vietnam's Next Top Model và đang là một trong những người mẫu tiềm năng, được nhiều nhãn hàng yêu thích của làng mẫu Việt, đã có những chia sẻ về những khó khăn của một người mẫu phải trải qua khi theo đuổi nghề.
Người mẫu Cao Thiên Trang
Được biết, khi bước chân vào con đường sự nghiệp người mẫu, chị đã bị gia đình phản đối. Lý do gì khiến gia đình phản đối khi chị lựa chọn con đường này?
Khi tôi lựa chọn con đường người mẫu, gia đình tôi đã phản đối rất gay gắt. Mẹ tôi nói rằng: &'Miếng ăn thì chỉ có một những lại có tới 9-10 người xâu xé', đây là là một con đường không hề dễ dàng. Mẹ còn xin tôi: "Mẹ xin con, thương mẹ thì đừng làm người mẫu nữa", nhưng tôi vẫn chẳng thể từ bỏ. Tuy nhiên, đến nay, khi tôi đã có những bước tiến nhất định trong sự nghiệp và chứng kiến những nỗ lực, cố gắng và đam mê của tôi thì gia đình đã hiểu và ba mẹ cũng đã có thể tự hào về tôi.
Khán giả thường chỉ biết đến những hình ảnh lung linh, hào nhoáng của các người mẫu trên sàn catwalk, những lần tham dự sự kiện... Vậy, đằng sau ánh hào quang ấy còn điều gì của nghề người mẫu mà khán giả chưa biết?
Đúng vậy, khán giả thường chỉ nhìn thấy chúng tôi lộng lẫy trên sàn catwalk, trong các buổi sự kiện hay những bộ ảnh thời trang lung linh, nhưng có lẽ ít ai chứng kiến cảnh chúng tôi làm gì để có sự xuất hiện lung linh đó. Có những hôm để chuẩn bị cho một show diễn, tôi phải dậy từ rất sớm, tập luyện đến 10 giờ đêm mới được về nhà. Chúng tôi cũng phải vắt kiệt sức lực để tập luyện, có những buổi tập đổ môi hôi, thậm chí là máu. Nhớ thủa chập chững mới vào nghề, cụ thể là khi được vào nhà chung của Vietnam's Next Top Model, tôi và mẹ phải đi ra chợ để mua thêm áo quần, lúc đó tôi toàn mặc đồ chợ, tám chục cái áo, trăm rưỡi, trăm bảy cái quần. Mẹ tôi kêu mua đi, lên tivi ăn mặc cho nó đàng hoàng. Vậy nên, không có gì là tự dưng, để có được như ngày hôm nay, bản thân tôi hay các đồng nghiệp khác đã phải đánh đổi rất nhiều.
Mọi người vẫn nghĩ cát-sê của người mẫu là cao ngất ngưởng. Vậy chị có thể tiết lộ một chút về mức cát sê hiện tại của chị?
Có lẽ, những ai không làm trong nghề đều nói như vậy, đồng nghiệp của bố mẹ tôi cũng thế, họ thường "nửa đùa nửa thật" với bố mẹ tôi rằng: "Có con gái làm người mẫu có khác, lên đời nhanh quá" nhưng họ đâu biết chúng tôi đã phải bỏ công bỏ sức ra như thế nào và điều chúng tôi nhận về đâu phải như mong muốn. Sau 4 năm hoạt động trong nghề, mức cát-sê của tôi có lẽ vào top trung bình cao. Tuy nhiên, nếu chỉ sống bằng tiền cát-sê nghề mẫu thì có lẽ không đủ vì tôi còn phải đầu tư vào trang phục, sự kiện để giữ giữ gìn và tạo dựng hình ảnh cho mình.
Cao Thiên Trang sải những bước catwalk chuyên nghiệp trên sàn diễn.
Nghe nói, trong giới người mẫu sự đấu đá, bon chen, tị nạnh... là rất phổ biến. Điều này có đúng hay không?
Giới người mẫu thì thường nhiều phụ nữ mà phụ nữ thì thường rắc rối, đặc biệt là phụ nữ đẹp thì càng phức tạp. Việc bon chen, nói xấu sau lưng nhau trong giới người mẫu là chuyện không phải "xưa nay hiếm", thậm chí họ còn hạ bệ nhau để tranh giành show. Bản thân tôi cũng từng là nạn nhân của những vụ việc như vậy. Tuy nhiên, hiện nay, khi thị trường rộng mở, mỗi người có 1 thế mạnh riêng và sẽ phát triển sự nghiệp mình theo con đường đó nên việc cạnh tranh không lành mạnh đã hạn chế phần nào.
Khi nhắc đến nghề mẫu người ta thường nghĩ ngay đến cụm từ "chân dài -đại gia", "chẳng ngoan hiền"... Chị có thấy chạnh lòng về điều này?
Việc gì cũng có hai mặt và mọi người hãy xét vào thực tế, công việc của chúng tôi mặc đẹp và thường xuất hiện ở những sự kiện có nhiều người thành đạt vậy nên đối tượng chúng tôi tiếp xúc nhiều cũng chính là những người thành đạt. Hoạt động trong môi trường đó, tiếp xúc với những con người như vậy nên có những mối quan hệ nảy sinh giữa người mẫu với những người đàn ông thành đạt là chuyện bình thường. Tôi cũng không phủ nhận, có những người lợi dụng nghề mẫu để kiếm tiền hay có những mối quan hệ không lành mạnh nhưng cũng không thể vì vậy mà đánh đồng tất cả những người mẫu đang hoạt động nghệ thuật chân chính.
Nhiều người cho rằng, trong giới người mẫu có nhiều người đi lên bằng "ngõ tắt đường riêng" chứ không phải đi lên bằng thực lực. Chị nghĩ sao?
Với ai thì tôi không biết, nhưng theo tôi tất cả đều phải đi lên bằng chính thực lực và sự cố gắng của bản thân thì mới bền vững. Còn đi lên theo kiểu ăn xổi, "lối tắt đường riêng" thì khó bền. Nghề người mẫu cũng như tất cả các ngành nghề khác, cần phải có niềm đam mê và tâm huyết thực sự.
Như chị chia sẻ, nghề mẫu không phải là một nghề "ngồi mát ăn bát vàng", thậm chí còn khó khăn hơn khá nhiều những nghề khác. Vậy động lực nào giúp chị theo đuổi con đường này?
Động lực lớn nhất khiến tôi có thể vượt qua mọi khó khăn để theo đuổi nghề mẫu đến tận hôm nay chính là niềm đam mê. Tôi muốn được cống hiến và được sống với niềm đam mê của chính bản thân mình.
Cảm ơn Thiên Trang về những chia sẻ thú vị!
Theo Nguoiduatin
Cho con nghỉ học vì nghi trường chế biến thực phẩm bẩn Ngày 28/12, không yên tâm với thực phẩm chế biến thức ăn của trường Mầm non Cẩm Thịnh (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh), các phu huynh cho 140 học sinh nghỉ hoc. Trước đó, sáng 27/12, người dân phát hiện chiếc xe buýt chạy trên quốc lộ 1A đến trước cổng trường Mầm non Cẩm Thịnh thì thả xuống một thùng đựng thịt bò...