Nghệ sĩ khoe của, ít đóng góp cho cộng đồng: Sẽ bị nhận xét là vô cảm
PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực UB Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội nói nghệ sĩ khoe quá đà cuộc sống giàu có, không đóng góp nhiều cho cộng đồng là vô cảm.
Thời gian vừa qua, không ít ngôi sao có thói quen khoe khoang lối sống giàu có. Trong khi đó, họ lại không có những đóng góp thiết thực cho cộng đồng. Đây có thể chỉ là hình ảnh “ảo” hoặc là cách cổ xúy cho lối sống phù phiếm, sùng bái vật chất. Tuy nhiên, điều này có tác động không nhỏ đối với công chúng.
PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội có những chia sẻ cụ thể với phóng viên VTC News.
- Thời gian gần đây, ngày càng có nhiều nghệ sĩ khoe nhà đẹp, hàng hiệu trên mạng xã hội. Ông đánh giá thế nào về hiện tượng này?
Tôi cho rằng, hiện tượng khoe cuộc sống giàu có trên mạng xã hội của người nổi tiếng thường tạo ra một hình ảnh không đúng đối với thực tế, gây ra hiểu lầm về việc kiếm tiền trong ngành nghệ thuật và giải trí.
Thực tế, việc trở thành nghệ sĩ có thể đem lại thu nhập lớn nhưng cũng đầy rủi ro và khó khăn. Có rất nhiều người hoạt động nghệ thuật phải vất vả để đạt được thành công và sự ổn định tài chính. Có những nghệ sĩ phải làm việc không ngừng nghỉ, phải đầu tư nhiều công sức và thời gian vào sự nghiệp của mình. Họ cũng phải đối mặt với áp lực từ công chúng, sự cạnh tranh gay gắt, đào thải liên tục trong nghề nghiệp và sự không ổn định trong công việc.
Ngoài ra, chỉ nhìn vào những bức ảnh “đẹp đẽ” trên mạng xã hội không thể hiện được những khía cạnh khó khăn của cuộc sống thực tế. Có thể những người nổi tiếng cố gắng tạo ra hình ảnh của sự thành công và giàu có để xây dựng hình ảnh cá nhân hoặc để duy trì sự quan tâm từ công chúng.
Do đó, tôi nghĩ, việc đánh giá về việc kiếm tiền trong ngành nghệ thuật và giải trí chỉ dựa trên những hình ảnh trên mạng xã hội là không chính xác. Đó chỉ là một phần nhỏ của câu chuyện và không thể hiện được toàn bộ sự phức tạp và đa dạng của hoạt động nghệ thuật.
- Theo ông, các nghệ sĩ có nên chia sẻ cuộc sống giàu có hay không?
Đây là câu hỏi khó có câu trả lời vì nó phụ thuộc vào nhiều lý do, trong đó có những cái liên quan đến quyền riêng tư của mỗi người. Tuy nhiên, tôi nghĩ, chúng ta có thể cân nhắc một số quan điểm.
Đầu tiên, một số người cho rằng các nghệ sĩ có quyền chia sẻ cuộc sống của họ trên mạng xã hội, bao gồm cả những thành công và thành tựu mà họ đạt được thông qua công việc của mình. Họ coi đó như là một cách để kỷ niệm công sức và thành quả của mình, cũng như tạo ra sự gắn kết với người hâm mộ.
Tuy nhiên, có người cho rằng việc khoe cuộc sống giàu có có thể gây phản cảm từ phía những người khác, đặc biệt là những người đang gặp khó khăn trong cuộc sống. Việc này có thể tạo ra khoảng cách giữa các nghệ sĩ và người hâm mộ, và làm mất đi sự đồng cảm và liên kết.
Video đang HOT
Quan điểm thứ hai, một số người cho rằng các nghệ sĩ có trách nhiệm xã hội để không nên khoe khoang sự giàu có của mình trên mạng xã hội, mà thay vào đó nên sử dụng tầm ảnh hưởng và của cải của mình để hỗ trợ cộng đồng và những người cần giúp đỡ.
Việc chia sẻ cuộc sống giàu có có tác động tiêu cực đến tâm trí và tư duy của trẻ em và thanh thiếu niên, khiến họ có ý kiến chủ quan về giá trị và mục tiêu trong cuộc sống.
Vì vậy, việc nên hay không nên chia sẻ cuộc sống giàu có của các nghệ sĩ là một vấn đề phức tạp. Quan trọng là mỗi nghệ sĩ cần tự quyết định theo giá trị cá nhân và ảnh hưởng mà họ muốn tạo ra trong cộng đồng.
- Một số nghệ sĩ thường xuyên khoe cuộc sống giàu sang nhưng lại rất ít khi có những hoạt động vì cộng đồng. Điều này tạo nên những hệ lụy gì?
Tôi nghĩ, mỗi nghệ sĩ có quyền tự do cá nhân để quyết định việc sử dụng tiền bạc của mình. Tuy nhiên, việc đăng tải hình ảnh quá đà về cuộc sống giàu có mà không có sự đóng góp tích cực vào cộng đồng có thể bị nhận xét là thiếu trách nhiệm đạo đức và vô cảm.
Như đã đề cập ở trên, có những quan điểm cho rằng các nghệ sĩ có trách nhiệm xã hội để sử dụng tầm ảnh hưởng và tiền bạc của mình để hỗ trợ cộng đồng. Việc làm từ thiện không chỉ mang lại lợi ích cho những người cần giúp đỡ mà còn tạo ra hình ảnh tích cực về nghệ sĩ trong mắt công chúng.
Vì thế, việc các nghệ sĩ không thể hiện sự đồng cảm và trách nhiệm đạo đức xã hội có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh của họ trong lòng người hâm mộ, đặc biệt là những người trẻ tuổi. Những người này có thể học tập và lấy cảm hứng từ các nghệ sĩ, và việc không thấy họ làm từ thiện có thể làm mất đi một phần trong việc hình thành giá trị và lòng tốt của người hâm mộ.
Như vậy, dù việc đánh giá xem một nghệ sĩ có nên làm từ thiện hay không cần phải xem xét cụ thể với từng tình huống và ngữ cảnh riêng biệt, tuy nhiên, tôi cho rằng, việc tạo ra sự cân bằng giữa việc thể hiện cuộc sống cá nhân và trách nhiệm đạo đức xã hội có thể giúp nghệ sĩ duy trì và phát triển một hình ảnh tích cực trong cộng đồng.
- Trách nhiệm nghệ sĩ thế nào đối với hoạt động cộng đồng, thiện nguyện?
Trách nhiệm của nghệ sĩ không chỉ làm từ thiện bằng hiện vật mà còn lan toả thông điệp tích cực và kêu gọi từ thiện thông qua tầm ảnh hưởng của mình.
Nghệ sĩ có thể sử dụng tài năng nghệ thuật của mình như qua âm nhạc, văn học, điện ảnh hoặc biểu diễn, để lan toả thông điệp tích cực về tình yêu, sự đồng cảm, tinh thần yêu nước, đoàn kết và mơ ước. Những thông điệp này có thể truyền cảm hứng cho người hâm mộ và khích lệ họ tham gia vào các hoạt động từ thiện và xã hội.
Họ có thể sử dụng các nền tảng mạng xã hội của mình để lan toả thông điệp đẹp và kêu gọi từ thiện. Bằng cách chia sẻ câu chuyện, hình ảnh, video hoặc thông điệp ngắn trên các trang cá nhân của họ, họ sẽ thu hút sự chú ý và sự quan tâm từ cộng đồng mạng.
Bên cạnh đó, nghệ sĩ có thể tham gia vào các hoạt động từ thiện và xã hội để lan toả thông điệp tích cực và góp phần vào cộng đồng bằng cách tham gia vào các chiến dịch quảng cáo, sự kiện từ thiện, hoặc gây quỹ cho các tổ chức và dự án xã hội.
Ngoài việc lan toả thông điệp, nghệ sĩ cũng có thể đóng góp tài chính và tài trợ cho các dự án và tổ chức từ thiện. Việc này không chỉ giúp hỗ trợ các hoạt động từ thiện mà còn tạo ra một ví dụ tích cực và khích lệ người hâm mộ và cộng đồng khác tham gia vào những hoạt động tương tự.
- Tuy nhiên, sau những ồn ào, việc làm từ thiện giờ là vấn đề nhạy cảm đối với các nghệ sĩ, một số người vướng phải những ồn ào không đáng có. Theo ông, nghệ sĩ khi làm từ thiện cần chú ý gì để giúp đỡ cộng đồng, cũng như giữ gìn được hình ảnh của bản thân?
Khi nghệ sĩ tham gia vào hoạt động từ thiện, họ cần chú ý xác định mục tiêu rõ ràng. Họ cần hiểu rõ về mục đích của hoạt động, người được hưởng lợi và cách mà họ có thể đóng góp hiệu quả nhất.
Nếu họ từ thiện với mục đích thực sự là muốn giúp đỡ, sẻ chia, muốn lan tỏa thông điệp tích cực thì dù có mắc phải những sai lầm, tôi tin, công chúng cũng sẽ hiểu và và đón nhận.Còn nếu họ tự thiện chỉ với mục đích đánh bóng tên tuổi, sớm hay muộn cũng bị công chúng nhìn thấu. Và những người như thế này, xứng đáng đáng nhận phải sự quay lưng từ phía người hâm mộ.
Bên cạnh đó, các nghệ sĩ cũng nên hợp tác với các tổ chức từ thiện đáng tin cậy và có uy tín để bảo đảm rằng đóng góp của mình được sử dụng một cách hiệu quả và đúng đắn.
Nghệ sĩ cần duy trì tính minh bạch trong việc thực hiện hoạt động từ thiện thông qua việc chia sẻ thông tin về các hoạt động từ thiện của mình một cách rõ ràng và công khai để xây dựng lòng tin từ phía công chúng.
Ngoài ra, họ cũng cần tìm hiểu về pháp luật và quy định liên quan đến hoạt động từ thiện để bảo đảm rằng họ tuân thủ đúng quy định và tránh gặp phải rủi ro pháp lý.
Cuối cùng, tôi nghĩ, nghệ sĩ cần duy trì tâm thế tích cực trong quá trình thực hiện hoạt động từ thiện, lấy mục đích chính của hoạt động từ thiện là giúp đỡ và hỗ trợ cộng đồng, và họ cần làm điều đó với tinh thần vô tư và thể hiện trách nhiệm cao nhất.
Cần phải cấm những nghệ sĩ vi phạm pháp luật, đạo đức nghiêm trọng
Theo PGS.TS Bùi Hoài Sơn, cần thiết có những quy định pháp lý đủ mạnh, mang tính răn đe để làm trong lành môi trường nghệ thuật.
Vừa qua, đề xuất xây dựng quy trình xử lý người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật vi phạm pháp luật của Bộ Thông tin và Truyền thông nhận được sự quan tâm của dư luận. Cụ thể người hoạt động nghệ thuật như ca sĩ, diễn viên... sẽ bị xem xét cấm sóng, cấm biểu diễn nếu vi phạm pháp luật.
PGS. TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, đã trao đổi với chúng tôi về vấn đề này.
PGS. TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội
Theo ông, vì sao cần xây dựng quy định hạn chế biểu diễn, cấm sóng với nghệ sĩ vi phạm pháp luật?
Ban hành quy tắc xử lý nghệ sĩ vi phạm pháp luật hoặc vi phạm trên không gian mạng là cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Văn nghệ sĩ có ảnh hưởng rất lớn đối với công chúng, vị trí vai trò đặc biệt trong xã hội. Vì vậy họ nên là tấm gương tốt, truyền cảm hứng cho người dân. Đó là lý do vì sao chúng ta đặt khá nhiều trách nhiệm, đạo đức lên đôi vai của nghệ sĩ. Đó là vinh dự đồng thời là trách nhiệm của họ.
Tuy nhiên trong thời gian qua, kỳ vọng của khán giả với văn nghệ sĩ không được đáp ứng. Một số nghệ sĩ để lại tiếng xấu, hình ảnh không phù hợp cả trong lời nói hay chia sẻ trên mạng xã hội. Những lệch chuẩn không phù hợp này có thể ảnh hưởng tới công chúng, môi trường văn hóa, đặc biệt trong giới trẻ.
Cần có quy định về luật pháp, chế tài nghiêm khắc để răn đe, xử lý mang tính làm gương để nghệ sĩ không có những chia sẻ hoặc có hành động lệch chuẩn được. Trước đây, đã ban hành Quy tắc ứng xử với nghệ sĩ của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ quy tắc ứng xử trên không gian mạng (Bộ Thông tin và Truyền thông). Từ bộ quy tắc đó nghệ sĩ biết họ phải làm gì phù hợp với vai trò, nhiệm vụ của mình. Đó là lý do vì sao ý tưởng cấm diễn, cấm sóng nhận được sự quan tâm.
Nếu được ban hành, quy định này sẽ có tính răn đe hơn so với quy tắc ứng xử của nghệ sĩ thế nào?
Các bộ quy tắc ứng xử có tác động rất lớn trong việc nâng cao nhận thức của văn nghệ sĩ đồng thời cũng có tác động tốt cho dư luận xã hội trong việc đánh giá về các hành động hành vi ứng xử của văn nghệ sĩ. Nhưng từ khi ban hành bộ quy tắc ứng xử này thì với một số trường hợp chưa thể giải quyết triệt để được. Đó là lý do vì sao các bộ ngành phải nghĩ đến biện pháp mạnh hơn. Đó là cần phải có những quy định cụ thể về xử phạt để nghệ sĩ ý thức tốt hơn vai trò của mình. Làm được như thế sẽ trả lại sự trong lành cho môi trường nghệ thuật.
Để có quy định xử phạt, bộ ngành cũng cần nghiên cứu kỹ lưỡng, đặc biệt nên tham khảo các nước có văn hóa gần gũi với Việt Nam, đồng thời dựa vào những quy phạm pháp luật đã có trên cơ sở tạo ra sự răn đe đủ lớn để văn nghệ sĩ ý thức nhiều hơn về vai trò của mình. Từ đó tạo hành lang pháp lý làm trong sạch lại môi trường nghệ thuật biểu diễn.
Hữu Tín bị truy tố vì tội tổ chức sử dụng chất ma túy.
Nếu cấm hoàn toàn nghệ sĩ vi phạm pháp luật như Trung Quốc áp dụng liệu có khả thi ở Việt Nam?
Kinh nghiệm của Trung Quốc có thể là bài học cho chúng ta ban hành các quy định ở Việt Nam nhưng ở Việt Nam lại có văn hóa khác biệt. Vì vậy không thể nào bê nguyên quy định của Trung Quốc áp vào việt Nam. Người Việt khá duy tình và thường suy nghĩ đánh kẻ chạy đi không ai đánh kẻ chạy lại, tạo điều kiện cho người làm sai có thể có thể quay trở lại. Ngoài việc có quy định xử phạt, răn đe, bộ ban ngành cũng nên có chính sách hỗ trợ nghệ sĩ để họ có thể sống được bằng nghề.
Theo ông, những trường hợp nào nên cấm?
Những trường hợp nghệ sĩ vi phạm pháp luật, đạo đức nghiêm trọng cần phải cấm. Ví dụ trường hợp của Minh Béo, hiện tại không bị xử phạt, không bị kết án ở Việt Nam nhưng hành vi sai phạm nghiêm trọng, không chấp nhận được.
Nghệ sỹ thay vì khoe của sao không khoe giúp được bao nhiêu người? Khoe khoang quá đà về cuộc sống giàu có mà không có sự đóng góp cho cộng đồng, đôi khi là biểu hiện của sự vô cảm, thiếu trách nhiệm đối với xã hội. Các bài đăng khoe trang sức kim cương, đồng hồ bạc tỷ, trang phục hàng hiệu, biệt thự như lâu đài, chuyến du lịch xa hoa kiểu thượng lưu......