Nghệ sĩ Hãng Phim truyện phản đối chấm công bằng vân tay
Khoảng 20 nghệ sĩ ký tên vào lá đơn phản ứng quy định đi làm theo giờ hành chính của ban lãnh đạo mới.
Ban lãnh đạo công ty Cổ phần đầu tư và phát triển phim truyện Việt Nam (trước là Hãng Phim truyện Việt Nam) dự kiến áp dụng quy định chấm công lao động bằng dấu vân tay từ ngày 11/10. Các nhân viên công ty phải tuân thủ quy định ngày làm tám tiếng ở cơ quan, giám sát bằng việc lấy vân tay vào 8h sáng và 5h chiều.
* Đạo diễn – biên kịch Nguyễn Xuân Thành phản đối gắn máy lấy vân tay
Đạo diễn – biên kịch Trần Chí Thành phản đối gắn máy lấy vân tay
Văn bản nêu các lãnh đạo, nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú, trưởng phòng và tương đương trở lên không áp dụng quy định này. Các cá nhân làm việc theo đặc thù – đang thực hiện các tác phẩm, đi theo đoàn phim – phải đăng ký với ban lãnh đạo để không tiến hành chấm công bằng vân tay.
Theo anh Vũ Quốc Tuấn – nhà quay phim lâu năm tại hãng, khoảng 20 nghệ sĩ phản đối quy định này và cùng ký tên vào lá đơn sắp gửi lên ban lãnh đạo. Anh nói: “Ban lãnh đạo tự ý đưa ra quy định mà chưa tham khảo ý kiến tập thể nhân viên. Chúng tôi phản đối những thay đổi vào thời gian nhạy cảm khi hãng phim đang trong quá trình thanh tra”.
Video đang HOT
Nhà quay phim Vũ Quốc Tuấn.
Cũng theo nhà quay phim, quy định không hợp lý bởi các nghệ sĩ – ngay cả những người đang không theo dự án nào – cũng cần linh động thời gian làm việc. “Chuyện làm việc ban đêm rồi đi trễ ban ngày là bình thường với chúng tôi”, anh chia sẻ.
Đạo diễn kiêm biên kịch Nguyễn Xuân Thànhnêu ý kiến tương tự: “Chúng tôi không thể giam mình trong căn phòng 20 mét vuông để sáng tạo được”. Sáng 9/10, anh Thành quyết liệt ngăn cản bằng cách mang máy lấy vân tay đi, không cho lắp. Tuy nhiên, hiện chiếc máy đã được trả về vị trí.
Ông Nguyễn Danh Thắng – chủ tịch hội đồng quản trị – khẳng định hãng phim vẫn tiếp tục chính sách này. Ông nói quy định đã theo đúng luật lao động, còn các trường hợp đặc biệt đã được tính đến trong văn bản. Ông Thắng khẳng định hãng phim vẫn hoạt động bình thường trong quá trình bị thanh tra cổ phần hóa.
Hãng Phim truyện Việt Nam (VFS) được thành lập năm 1953, trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du Lịch. Lịch sử tồn tại của hãng gắn liền với dòng phim cách mạng và nghệ thuật. Trong quá khứ, đơn vị có nhiều phim gây tiếng vang như Vĩ tuyến 17 ngày và đêm, Em bé Hà Nội, Bao giờ cho đến tháng Mười… Tuy nhiên, 20 năm gần đây nhiều dự án của hãng liên tục thua lỗ.
Năm 2016, hãng Phim truyện Việt Nam chào mời cổ phần hóa. Sau nhiều lùm xùm, tổng công ty vận tải thủy Vivaso hoàn tất quá trình mua lại đơn vị hồi tháng 6. Hiện tại, hãng mang tên Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển phim truyện Việt Nam. Nhiều nghệ sĩ bức xúc vì tình trạng chậm lương, lương thấp và không có định hướng làm phim của ban lãnh đạo mới. Ngày 2/10, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình giao Thanh tra Chính phủ thanh tra quá trình cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam (VFS), yêu cầu báo cáo kết quả trước ngày 1/12.
Theo VNE
Hãng phim truyện Việt Nam ở TP.HCM đã ngưng hoạt động 6 tháng qua
Chi nhánh miền Nam của hãng phim truyện Việt Nam tọa lạc tại ngôi nhà 4 tầng ngay mặt tiền đường Thái Văn Lung, quận 1, TP.HCM đã dừng hoạt động nửa năm qua.
Vừa qua, thông tin về việc cổ phần hóa của Hãng phim truyện Việt Nam tại Hà Nội gây xôn xao dư luận. Các nghệ sĩ đồng loạt lên tiếng phản đối cổ đông là tổng công ty Vận tải thủy Vivaso vì cho rằng họ quan tâm đến giá trị những mảnh đất vàng mà hãng phim truyện đang sở hữu hơn là việc làm phim. Nhiều nghệ sĩ bật khóc khi ngôi nhà chung của họ bị biến thành nơi bán bún, chân gà nướng.
Trụ sở chính của Hãng phim truyện ở Hà Nội tiêu điều thì chi nhánh tại Sài Gòn cũng xuống cấp, vắng vẻ. Chia sẻ với Zing.vn, một đại diện của hãng phim tại Sài Gòn cho biết chi nhánh đã ngừng hoạt động 6 tháng qua.
Buổi trưa, trước cửa văn phòng Hãng phim truyện Việt Nam bán cơm bụi. Ảnh: Bá Ngọc.
"Trước đây chi nhánh có giám đốc và một số phòng ban, nhân viên. Mỗi năm chi nhánh nhận làm nhiều phim theo đơn đặt hàng của các đài truyền hình. Có thời gian thành lập 6-7 đoàn phim cùng lúc nhưng hiện nay, giám đốc đã về Hà Nội. Còn nhân viên đều nghỉ vì 2-3 tháng qua họ không nhận được lương. Điều này có lẽ ảnh hưởng từ ồn ào xung quanh việc cổ phần hóa hãng phim", người này nói thêm.
Đến số 6 Thái Văn Lung, quận 1, TP.HCM - văn phòng đại diện của Hãng phim truyện Việt Nam, người viết bất ngờ bởi bên trong tòa nhà 4 tầng đã bị xuống cấp, bỏ trống. Trần nhà và dọc cầu thang đầy mạng nhện chăng. Phòng giám đốc, phòng kế toán, phòng đạo cụ đều cửa đóng im ỉm. Riêng phòng ở tầng 3 dành cho nhân viên của hãng vào miền Nam công tác mở cửa nhưng chỉ gồm 4 chiếc giường cũ và mảng tường bị ẩm ướt, loang lổ.
Ở tầng một đồ đạc lộn xộn nên nhìn vào không ai nghĩ đây là văn phòng của một hãng phim lớn, có bề dày truyền thống nhất tại Việt Nam.
Buổi trưa, nơi đây ồn ào vì tiệm cơm hoạt động. Khi Zing.vn hỏi chủ quán cơm về việc thuê mặt bằng của hãng phim truyện thì người này phủ nhận. "Chúng tôi chỉ mượn bán cơm buổi trưa", người này nói thêm.
Đối lập với vẻ tiêu điều của hãng phim là tòa nhà cao tầng làm văn phòng cho thuê ở ngay bên cạnh. Một nhân viên của hãng phim cho biết tòa nhà này được xây dựng trên mảnh đất thuộc sở hữu của Hãng phim truyện Việt Nam.
Tòa nhà văn phòng cho thuê xây trên đất Nhà nước giao cho hãng phim truyện Việt Nam. Ảnh: Bá Ngọc.
Trước đây, Nhà nước giao cho hãng phim hơn 1.200 m2 đất tại số 6 Thái Văn Lung nhưng đến nay phần lớn đều được hợp tác xây dựng và cho thuê với đơn vị khác. Chỉ còn lại hơn 70 m2, đơn vị hợp tác xây ngôi nhà 3 tầng làm văn phòng của hãng phim.
Nói về tương lai của văn phòng đại diện hãng phim truyện tại TP.HCM, người này cảm thán: "Chúng tôi chỉ là nhân viên, chỉ muốn được làm nghề. Còn chuyện quản lý thế nào lại do lãnh đạo quyết định. Nhưng nhìn hiện trạng nơi mình làm việc xuống cấp thế này ai không buồn, đau lòng?"
Theo Zing
Ai đã khiến Hãng phim truyện Việt Nam như 'làng Vũ Đại ngày ấy'? Lỗ suốt 20 năm, nợ tiền thuê đất 21 tỷ đồng, Hãng phim truyện Việt Nam với quá khứ hiển vinh đã trở thành tay trắng. Trụ sở rộng 5.500 m2 nằm bên Hồ Tây của Hãng phim truyện Việt Nam hiện hữu trong tình trạng ẩm mốc, xập xệ. Những dãy nhà cũ kỹ, chỉ còn một vài phòng có thể sử...