Nghệ sĩ Eun Young Joo ngồi ghế nóng cuộc thi Piano
Cùng với NSƯT Trần Vương Thạch, NSƯT Hoàng Ngọc Long, nữ nghệ sĩ dương cầm nổi tiếng thế giới người Hàn Quốc Eun Young Joo sẽ ngồi ghế nóng cuộc thi Piano SIU mùa đầu tiên.
Sáng 3/6 tại Thành phố Hồ Chí Minh, trường Đại học Quốc tế Sài Gòn và Trường Quốc tế Á Châu phối hợp tổ chức buổi họp báo công bố cuộc thi Piano SIU ( SIU Piano Competition 2022).
Sau gần 2 năm “đóng băng” vì ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 với mong muốn mang đến một sân chơi nghệ thuật lành mạnh cho các bạn trẻ yêu thích bộ môn piano, cuộc thi “Piano SIU” mùa đầu tiên 2022 với tổng trị giá các giải thưởng lên đến 1 tỷ đồng, sẽ chính thức nhận đăng ký dự thi từ ngày 1/6 đến 30/6.
Đối tượng dự thi gồm tất cả công dân Việt Nam và người nước ngoài từ 9 tuổi trở lên, được chia làm 3 bảng: Bảng A (9 – 13 tuổi), Bảng B (14 – 17 tuổi), Bảng C (từ 18 tuổi trở lên).
Cuộc thi được tổ chức với 3 vòng thi: Vòng sơ loại sẽ diễn ra từ 01/6 đến ngày 07/7, thí sinh tự quay video clip độc tấu piano và đăng tải theo tài khoản do Ban tổ chức cung cấp.
Video đang HOT
Vòng bán kết diễn ra vào các ngày 22, 23, 24/7. Vòng chung kết dự kiến diễn ra từ 30/7 đến 4/8 tại Nhàhát Diên Hồng, Phường Thảo Điền, TP. Thủ Đức.
Giám khảo chuyên môn của cuộc thi là các nghệ sĩ, nhà nghiên cứu, quản lý nghệ thuật uy tín như: NSƯT Trần Vương Thạch (nguyên Giám đốc Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ Kịch TP.HCM), NSƯT Hoàng Ngọc Long (quyền Giám đốc Nhạc viện TP.HCM), nghệ sĩ Piano người Hàn Quốc – Eun Young Joo…
Được biết, Eun Young Joo là nghệ sĩ piano Hàn Quốc quen thuộc với khán giả thế giới và Việt Nam khoảng hơn chục năm trở lại đây. Nữ nghệ sĩ sinh năm 1973 tại Seoul, từng tốt nghiệp hạng xuất sắc Nhạc viện Vienna (Áo) năm 2000. Năm 2007, cô lấy bằng tiến sĩ với điểm cao nhất tại Học viện Moscow Gnessin dưới sự hướng dẫn của Giáo sư Sergei Cenkov.
Eun-Young Joo từng đoạt giải thưởng tại Cuộc thi Erika Chary Foerder ở Vienna năm 2000, Cuộc thi Liên hoan Âm nhạc Quốc tế “Allegro Vivo” ở Vienna năm 2001 và Cuộc thi Hiệp hội Piano Hàn Quốc năm 2002. Cô xuất hiện với tư cách nghệ sĩ độc tấu với đa dạng các tiết mục như Mozart, Beethoven, Chopin, Saen Saint, Tchaikowsky, Gerschwin, Schostakovic, Connesson, v.v. với Dàn nhạc thính phòng Vivaldi (Mátxcơva), Dàn nhạc giao hưởng quốc gia Nga (Mátxcơva), Dàn nhạc thính phòng Học viện Wien (Vienna), Dàn nhạc thính phòng Janacek (Séc) , Dàn nhạc Giao hưởng Hàn Quốc (Seoul), Dàn nhạc Giao hưởng KBS (Seoul), Seoul Sinfonietta (Seoul) và HBSO (Nhà hát Giao hưởng Nhạc vũ kịch Thành phố Hồ Chí Minh) tại Việt Nam.
Cô đã biểu diễn nhiều vở độc tấu ở Seoul, Châu Âu, Hoa Kỳ và Việt Nam. Mỗi năm, cô đã tham gia buổi hòa nhạc từ thiện KFE cùng với Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam để ủng hộ những người tàn tật trong chiến tranh ở Việt Nam.
Là một nghệ sĩ nhạc thính phòng, cô đã hợp tác với New Paris Wind Quintet, các thành viên của CNSM de Paris, Michel Morages và Patrick Messina trong một buổi hòa nhạc bộ ba tại Seoul, buổi hòa nhạc với các khoa UNT tại Việt Nam vào năm 2014.
Album CD đầu tay của cô, được thu âm tại Studio 1 Abbey Road London, được phát hành vào tháng 9 năm 2008. Cô đã thực hiện nhiều bản thu âm cho HTV, VTC10, Tuổi Trẻ TV ( Phim tài liệu truyền hình “Joo Eun Young” tại Việt Nam)
Từ năm 2008 đến nay, cô là giáo sư giảng dạy các khóa sau đại học tại Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh. Cô đã được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam trao tặng kỷ niệm chương năm 2017.
TP HCM tính xây 20 dự án nhà cho công nhân
Giai đoạn 2021-2025, chính quyền thành phố dự kiến xây dựng hơn 18.000 căn hộ, tổng vốn hơn 37.600 tỷ đồng, ở các quận huyện đáp ứng nhu cầu công nhân.
Thông tin nêu trong tờ trình Sở Xây dựng gửi UBND TP HCM về kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2025 và năm 2021, 2022. Theo kế hoạch này, Sở Xây dựng chia thành phố thành bốn khu vực để phát triển nhà ở xã hội.
Khu nội thành hiện hữu gồm quận 4, 5, 6, 8, 10, 11, Bình Thạnh, Gò Vấp, Phú Nhuận, Tân Bình, Tân Phú sẽ đầu tư phát triển 2 dự án nhà ở xã hội phục vụ công nhân, tổng diện tích sàn xây dựng gần 30.000 m2 với 370 căn hộ.
Nhà lưu trú công nhân Thiên Phát ở trong Khu chế xuất Linh Trung II (TP Thủ Đức). Ảnh: Lê Tuyết
Khu nội thành phát triển gồm quận 7, 12, Bình Tân và TP Thủ Đức. Trong đó ba quận 7, 12, Bình Tân sẽ kêu gọi làm 5 dự án nhà cho công nhân diện tích 290.000 m2 với gần 4.000 căn hộ. Riêng TP Thủ Đức sẽ làm 5 dự án nhà ở xã hội diện tích sàn 220.000 m2, với hơn 4.300 căn hộ
Khu ngoại thành gồm Bình Chánh, Hóc Môn, Nhà Bè, Củ Chi và Cần Giờ sẽ phát triển 8 dự án nhà ở với diện tích 546.000 m2 cho khoảng 9.500 căn.
Tổng vốn cho các dự án trên hơn 37.600 tỷ đồng, riêng năm 2021 thành phố cần 200 tỷ đồng, năm 2022 gần 700 tỷ đồng. Nguồn vốn phát triển còn được xã hội hóa từ doanh nghiệp, các hộ gia đình và cá nhân, ngân sách.
Giai đoạn 2016 -2020, TP HCM phát triển gần 15.000 căn hộ trên tổng diện tích hơn 1,2 triệu m2 nhà ở xã hội cho công nhân. Mới đây, thành phố có chủ trương xây một triệu nhà giá rẻ thay thế chung cư cũ, nhà trên kênh rạch, nhà trọ... để công nhân, người thu nhập thấp dễ tiếp cận.
Khảo sát của Liên đoàn lao động TP HCM, khoảng 1,3 triệu lao động, công nhân làm việc ở thành phố có nhu cầu về nhà ở. Hầu hết lao động sống ở phòng trọ diện tích trung bình 14 m2, mức thuê bình quân 1,6 triệu đồng mỗi tháng và khoảng 4 người cùng ở. Công nhân dành 10-15% thu nhập để chi trả chỗ ở.
Hồi cuối tháng 10, TP Thủ Đức khởi công dự án nhà ở xã hội cho công nhân quy mô 1.000 căn hộ, tổng vốn đầu tư khoảng 1.200 tỷ đồng, đáp ứng nhu cầu sinh sống cho 3.000 người, ở phường Thạnh Mỹ Lợi. Đây là một trong dự án đáp ứng chủ trương TP HCM xây một triệu căn nhà giá rẻ cho công nhân
ĐBQH TP.HCM: Lô hàng cứu trợ về gần 1 tháng chưa lấy ra được, lỗi do ai? Đại biểu Tô Thị Bích Châu (Đoàn ĐBQH TP.HCM) thắc mắc, TP có lô hàng hơn 22.000 lon sữa do kiều bào Australia ủng hộ cho trẻ em nhưng 1 tháng chưa lấy ra được. Sáng 9/11, kỳ họp thứ 2 Quốc hội khoá XV tiếp tục phiên thảo luận về kinh tế - xã hội. Phát biểu từ điểm cầu TP.HCM, đại...