Nghệ sĩ Chí Trung: Tiếp thị bằng facebook thì đã sao?
“Gần 4 năm, tôi có thể tự tin mà nói rằng chúng tôi đã dần cắt được lỗ và bắt đầu sống được bằng hai chân của mình” – Nghệ sĩ ưu tú Chí Trung tự hào nói về thành quả mà anh và các đồng nghiệp gây dựng được thương hiệu sân khấu hài tại Rạp Thanh niên.
Xoay xở bán vé, nổ đom đóm mắt tìm khán giả cho từng show, ra Bắc – vào Nam chật vật kiếm hợp đồng biểu diễn cho đoàn, dường như anh chưa một ngày nao núng về chuyện số đông khán giả đã đóng cửa với sân khấu. Vì thế, hành trình mải miết đi tìm khán giả, chinh phục khán giả để một điểm (Rạp Thanh niên – 137 Trần Bình Trọng) vẫn sáng đèn hàng tuần phục vụ khách với đầy đủ những món hài từ siêu thị tới chợ cóc… của NSƯT Chí Trung, với tôi, là một sự ngưỡng mộ.
Giờ đây, dù chưa phải là một tín hiệu lạc quan, nhưng NSƯT Chí Trung dường như đã tìm đúng được đường dây để bắt nối với thị hiếu của khán giả.
Tiếp thị bằng facebook – thì đã sao?
- Dạo nay thấy anh bắt đầu ‘tiếp thị’ hài cả trên facebook và fanpage. Thậm chí, có lúc anh còn mở cửa ào ạt miễn phí mời khách tới xem. Xem ra kênh mới này khiến anh có vẻ khá thích thú?
Gọi là tiếp thị cũng đúng. Nhưng nếu gọi đó là pr, là quảng cáo cho những chương trình hài của tôi cũng đúng. Vì sự thật, nghệ thuật hiện nay tiếp thị vẫn quá kém. Cho nên, với tôi, dù bằng cách nào mà đến được với khán giả, cũng đều trân trọng cả.
Thực chất, việc tôi mở facebook hưởng lợi rất lớn từ cái tôi nhận về. Nhận về, không phải là khán giả đi xem nhiều hơn, mua vé nhiều hơn, tăng doanh thu bởi thực chất có lúc tôi giảm giá hết cỡ, có khi còn diễn miễn phí cho khán giả.
NSƯT Chí Trung sẽ tái ngộ với khán giả trong chương trình hài “Tình yêu cười”
Facebook là một kênh tương tác rất hiệu quả để tôi xem khán giả của tôi nghĩ gì, xem món ăn của tôi phải đổi vị ra sao. Khán giả sẽ mạnh dạn nói thật với tôi qua FB hơn là việc phải đối mặt khen hay chê chúng tôi.
Cái nhận về, quan trọng hơn là chuyện tôi bán thêm được chiếc vé. Với hoạt động thương mại dài hơi, thì chuyện có tặng thêm vài chục cái vé cũng không có gì là to tát.
- Anh đừng tự ái khi tôi dùng từ ‘tiếp thị’. Vì nói cho cùng, bài toán kinh tế như thế có vẻ không hiệu quả dài lâu, đâu phải cho không biếu không mà khán giả đã mừng. Hoặc giả chăng, đó chỉ là số khán giả ăn xổi, được mời thì cứ xơi thôi?
Tôi không làm điều đó với mục đích doanh thu tiến lên, cái tiến lên như thế là phi kinh tế. Hạ giá, giảm giá là bài học ngu xuẩn thời kỳ đầu doanh nghiệp, mà quan trọng nhất là phải biết làm chất lượng.
Cái cho, tặng sẽ được thêm đông khán giả, nhưng nó lại hại nhiều hơn lợi. Nó làm khán giả quen trạng thái đó. Và người làm nghề như tôi, điều ấy tôi biết rõ chứ.
Cái tôi mở cửa với khán giả, đó là cần sự phản hồi của mọi người, để đổi mới mình, để tìm ra đúng gu với khán giả, kéo mọi người tới rạp. Đấy mới là cái lợi mà tiền vàng không mua được.
- Anh thấy nó có hiệu quả như anh mong muốn không?
Không quá nhiều, nhưng cũng có. Facebook của tôi lập mới hơn một tháng nhưng chỉ sau vài ngày đã kín bạn bè. Tôi đã phải lập fanpage riêng và số lượng người cũng đang tăng chóng mặt. Bà xã tôi cũng ngạc nhiên, một người như Chí Trung mà giờ cũng ngâm cứu facebook. Thậm chí, mỗi ngày còn phải nghĩ ra câu chuyện mới để quăng cho anh em tung hứng, tìm ý tưởng giúp.
Video đang HOT
Nhưng có thực tế, trong số bạn bè cũng được cho là đông đúc kia, thì số đông lại ở tỉnh lẻ. Khán giả Hà Nội lững lờ như những con cá trong bể có thức ăn đầy đủ và hưởng thụ no nê nên đương nhiên không cần phải đi tìm. Nhưng ở tỉnh không có món ăn nghệ thuật nhiều nên họ luôn khao khát chúng tôi đi lưu diễn. Đó là tình cảm chân thành mà tôi cảm nhận được từ anh em trên facebook.
- Vật vã, xoay xở, lấy ngắn nuôi dài và thậm chí có lúc tưởng chừng như không thể sáng đèn nữa, động lực nào khiến anh vẫn trụ vững với Rạp Thanh niên?
Rạp Thanh niên vẫn sáng đèn suốt gần 4 năm qua. Vất vả ai cũng có, nhưng phải nói chân tình, tôi chỉ dừng lại vì lý do cơ học, khi địa điểm đó không còn tạo cơ hội cho mình diễn ở đó nữa.
Bạn thấy đấy, chúng tôi đi ‘buôn’, nhưng địa điểm phải thuê và chẳng biết lúc nào mình bị chấm dứt hợp đồng. Chúng tôi cũng không được dựng biển, không trang trí mặt tiền cái đèn ở cửa rạp cũng không có quyền thắp sáng. Nhưng khán giả họ vẫn tới và không cần biển hiệu gì cả.
Gần 4 năm, tôi có thể tự tin mà nói rằng chúng tôi đã dần cắt được lỗ và bắt đầu sống được bằng hai chân của mình.
Thà làm trưởng đoàn tốt và tử tế còn hơn làm Lãnh đạo tồi
- Nói lại chuyện cũ, cảm giác làm Giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ vài tiếng của anh, tới giờ còn dư âm?
Tôi coi đó là một việc ngớ ngẩn, bầu cứ bầu thôi. Bạn thấy tôi đâu có phát biểu gì sau khi được lên chức vài tiếng đâu. Tôi có nói với mọi người, cứ bầu thôi, vài hôm nữa tình thế sẽ khác. Giám đốc gì mà không có tài khoản, không có con dấu, chỉ là bù nhìn. Mà bù nhìn thì không phải là chất của Chí Trung. Tôi thà làm trưởng đoàn tốt và tử tế còn hơn làm Lãnh đạo tồi.
- Còn chuyện ầm ĩ trong nghề, khi chính những người em lại phản ứng mạnh với người anh Lê Hùng trước sự vội vàng sáp nhập hai Nhà hát?
Hơn ai hết, chúng tôi đều yêu anh Hùng, mọi thành công hay kỷ niệm gì, chúng tôi vẫn luôn nhắc tới anh. Anh Hùng là một thiên tài bẩm sinh, trước có Lưu Quang Vũ viết kịch giỏi giờ cũng chỉ có mình “gã phù thủy” Lê Hùng không ai tiếp nối được. Tuy nhiên, một người làm nghề giỏi, không phải lúc nào cũng là nhà quản lý giỏi. Sự tài giỏi về nghề khiến anh ấy chính là nạn nhân của chính anh, nghĩ mình tài giỏi ở mọi lĩnh vực. Đó là bi kịch của sự suy nghĩ.
Thời điểm ấy, chúng tôi cần phải lên tiếng dù rất đau lòng, rất quý và rất yêu anh. Nhưng giờ chúng tôi cũng thở phào, vì đã trải qua giai đoạn đó.
- Đợt rồi anh được nhận giải bình chọn của khán giả VTV, thấy anh hỉ hả khoe với đàn em trên facebook như bắt được vàng?
Thì chính tôi cũng ngạc nhiên với giải thưởng đó mà. Trước nay tôi có bao giờ được bình chọn gì đâu. Tôi không quan tâm lắm, không phải vì ngạo mạn, mà không muốn lệ thuộc về tư duy làm mình mệt mỏi.. Ai ghét, nói tôi ngạo mạn thì không phải. Ai chả thích danh hiệu. Nhưng tôi không muốn lụy. Khi bạn đừng nghĩ nhiều tới nó thì bạn thăng hoa nhiều hơn.
- Nói chuyện với anh nãy giờ, thấy anh lạc quan về nghề hơn hẳn, không có cái nhìn xa xăm, cái thở dài não nuột kiếm đâu ra khách. Bằng chứng nữa là anh vừa khoe chương trình “Tình yêu cười” của anh đã bán hết veo vé 10 đêm diễn rồi?
Không, tôi chưa lạc quan, không phải chương trình nào cũng bán hết vé. Chúng tôi chỉ khá hơn so với ngày xưa, trong giai đoạn mà kinh tế suy thoái mà vẫn tồn tại tốt.
Đoàn II chúng tôi tăng từ 25 diễn viên lên hơn 40. Mỗi khi đoàn diễn vở mới, mọi người vô cùng háo hức tập luyện, hoan hỉ chờ hợp đồng đi diễn. Vân Dung vẫn từ bỏ show ngoài hàng chục triệu để về đoàn diễn lĩnh 200 nghìn. Lê Khanh – một người vươn lên giữ cái tốt trong nghề cũng bám trụ cùng chúng tôi. Đó là tấm chân tình rất đáng quý.
Nếu coi chúng tôi là nơi bán sản phẩm hài, thì giờ nó cũng có thương hiệu. Cứ ai cần hài, sẽ gọi đoàn II hoặc gọi Chí Trung.
Xin cảm ơn NSƯT Chí Trung về cuộc trò chuyện này!
Theo Vnmedia
Từ 'sống thử nhiều đấy chứ' đến 'mặc nhiều quần áo rất khó chịu'
Dũng "khùng" thú nhận sống thử nhiều Hồng Nhung thấy không có chỗ đứng ở sân ca sĩ "chiêu trò" Chí Trung diễn 15 phút nhận thù lao 20 triệu vẫn không vui An "Tây" mặc nhiều quần áo thấy rất khó chịu...
Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng: Tôi sống thử nhiều đấy chứ
"Tôi ủng hộ vấn đề sống thử! Yêu nhau là một chuyện còn ở được với nhau hay không lại là chuyện khác. Khi sống cùng với nhau rồi thì mới phát sinh nhiều cái mà mình sẽ không bao giờ thấy được khi yêu nhau. Nhiều cặp yêu nhau 7, 8 năm trời mà cưới nhau về mới có 1 năm rồi bỏ cũng là vì vậy. Tôi nghĩ trước khi quyết định, gắn bó với một người tới suốt đời thì cũng nên sống thử."
"Tôi thì tôi sống thử nhiều đấy chứ!"
"Hiện tại thì tôi vẫn chưa nghĩ tới hôn nhân vì tôi vẫn còn ham chơi lắm! (cười). Giai đoạn này, tôi vẫn còn nhiều hăng say với công việc. Nếu phải thay đổi bản thân để làm mẫu người của gia đình thì tôi sẽ tự làm khổ mình. Mà nếu bắt người khác vì tôi mà chịu đựng thì cũng không được!" (Theo Thế giới Gia đình)
Ca sĩ Hồng Nhung: Không có chỗ đứng ở sân ca sĩ "chiêu trò"
"Nếu đặt ở sân của các ca sĩ "chiêu trò" thì Hồng Nhung hoàn toàn không có chỗ đứng chứ đừng nói là "lép vế"!"
"Mình thấy có nhiều giọng ca thực sự tốt nhưng để làm nên một nghệ sĩ đích thực, ngoài giọng hát còn cần cả tố chất bên trong nữa. Đó là tinh thần học hỏi không ngừng, sự kiên trì rèn luyện và cả cách ứng xử khiêm tốn, kính trên nhường dưới. Các ca sĩ trẻ đôi lúc dễ bị làng giải trí hào nhoáng đánh lừa, có thể nhầm tưởng các giá trị... mà buông lơi sự rèn luyện. Mình nghĩ các em còn trẻ, còn nhiều thời gian để chiêm nghiệm và làm giàu bản thân bằng kiến thức và kinh nghiệm." (Theo Người Lao Động)
NSƯT Chí Trung: Diễn 15 phút nhận thù lao 20 triệu vẫn không vui
"Tôi vẫn sống rất tốt bằng nghề. Còn tốt thế nào thì tùy từng người. Tôi sống bằng chính những thành công trên sân khấu, bằng thành công của Nhà hát Tuổi trẻ. Ví dụ, một buổi diễn, tôi diễn 15 phút, tôi nhận được thù lao 20 triệu đồng. Một tháng tôi chỉ cần có 2 suất diễn là sống khỏe. Đó là mơ ước của nhiều cán bộ bây giờ, 20 triệu của tôi kiếm được bằng họ làm trong mấy tháng.
Nhưng tôi lại không lấy đó là niềm vui. Lẽ ra nghệ thuật phải tự thân nó, người nghệ sĩ phải sống bằng chính những vai diễn hàng đêm, những suất diễn mỗi ngày và những vở diễn mang tính thời đại, mang tính giáo dục, mang tính dự báo. Đó là điều đau đáu nhất hiện nay của tôi." (Theo VietNamNet)
Ca sĩ, diễn viên Ngân Khánh: Showbiz không phải là Vincom
"Showbiz là môi trường đào thải khá gay gắt và cạnh tranh quá khốc liệt, là nơi tôn vinh những sáng tạo mang tính nghệ thuật và đột phá, là nơi mà con người không ngừng nỗ lực phấn đấu từng giờ, là nơi của những con người cùng chí hướng nhưng không bao giờ cùng chiến tuyến... và cũng là nơi mà người này thoái vị sẽ luôn có kẻ khác kế ngôi...
Vậy thì chắc chắn showbiz không phải là một Vincom hay một Diamond Plaza nên càng không thể là nơi hào nhoáng dành cho những người trẻ, thích nổi tiếng và hưởng thụ." (Theo Mỹ phẩm)
Diễn viên, MC Bình Minh: Đồng tính, chuyển giới nhưng đừng làm con rối
"Bây giờ xã hội mở cửa, góc nhìn của mọi người rộng hơn nên người chuyển giới và đồng tính sẵn sàng công khai hơn."
"Họ đều là những công dân tốt, làm việc nhiệt tình, nghiêm túc, thậm chí nhiều người rất có tài, sao mình không ủng hộ. Hãy để họ cống hiến miễn sao là người có ích cho xã hội."
"Khi tham gia bất cứ chương trình nào, người đó phải biết vị trí của mình và không nên để bị lợi dụng. Nếu chương trình xoáy vào vấn đề giới tính để gây chú ý thì người trong cuộc phải biết kiểm soát mình chứ đừng làm con rối cho người ta điều khiển." (Theo Thebox)
Người mẫu An "Tây" (Andrea Aybar): Mặc nhiều quần áo thấy rất khó chịu
"Thật ra từ lúc lên 10, tôi đã thích ăn diện sexy rồi, mặc nhiều quần áo quá tôi cảm thấy rất khó chịu (cười). Hiện tại, tôi muốn trở thành một người mẫu chuyên nghiệp nên hoàn toàn không thích ai gọi mình là hot girl, hay xuất hiện với hình ảnh xì-tin, nhí nhảnh nữa. Do đó, tôi cố tình mặc thế này để mình trông trưởng thành hơn, tôi lại có lợi thế về hình thể và việc "khoe" ra cũng hại ai cả."
"Khi trình diễn trên sàn catwalk hoặc chụp ảnh thời trang, tôi không thể nói với đối tác làm việc rằng: 'Bộ trang phục này sexy quá, em không mặc được'. Tôi đã vào nghề từ năm 13, 14 tuổi và giờ đã 17 tuổi, tôi thấy mình cũng khá chín chắn rồi. Tôi chắc chắn sẽ theo đuổi phong cách sexy cho tới sau này." (Theo Ngôi Sao)
Theo Dân Việt
Thảm họa hài trên truyền hình NSƯT Chí Trung đã thành thật khuyên khán giả: "Đừng nên xem hài trên truyền hình rồi nhận xét về sân khấu hài, vì đó chỉ là "hài mậu dịch". Khán giả từ chỗ bức xúc đã chuyển sang trạng thái... lãnh cảm với hài. Xem hài thấy... stress Sự nở rộ của các kênh truyền hình đã khiến hài kịch trở thành...