Nghệ sĩ Bạch Long ngán ngẩm vì tiền tác quyền cải lương hét giá trên trời
Nghệ sĩ Bạch Long chia sẻ về những trăn trở dành cho cải lương khi tham gia Kính đa chiều, lên sóng ngày 15.1 trên VTV9.
Nghệ sĩ Bạch Long tiết lộ học trò từng bị hét giá tác quyền cải lương. BTC
Chia sẻ trong chương trình, nghệ sĩ Bạch Long cho biết ngày trước, tác quyền cải lương không được đặt nặng, bởi người viết vốn là thành viên của đoàn hát. Bên cạnh đó, các tác phẩm ngày xưa chủ yếu được truyền miệng, ít mang tính văn bản.
“Điển hình đoàn Minh Tơ của tôi ngày xưa, chúng tôi hát cương không. Có khi buổi tối chỉ cần bàn nhau hát cái gì, làm điệu bộ ra sao, đoạn này diễn thế nào, vậy là lập thành văn, rồi người này thuộc, người kia nhớ rồi truyền lại cho con cháu”, nghệ sĩ Bạch Long chia sẻ. Trước thắc mắc về việc tranh chấp tác quyền trước đây, nam khách mời cũng thẳng thắn: “Trước đây không có việc tranh chấp vì các tuồng đều bằng văn bản miệng thì tranh chấp kiểu gì”.
Theo Lê Hoàng, một trong những lý do khiến cải lương không phát triển mạnh được là do vấn đề tác quyền hiện tại phức tạp. “Có những người nắm tác quyền khó tính, thậm chí là ích kỷ, làm cho việc diễn cải lương đã khó nay càng khó hơn. Thà họ để vứt đi chứ xin hay mua thì lấy giá rất đắt hoặc đòi hỏi điều kiện ngặt nghèo”, nam đạo diễn cho hay.
Lê Hoàng gay gắt với những người tham lợi tiền bản quyền cải lương. BTC
Lê Hoàng cho rằng đa số tác giả cải lương nổi tiếng đều đã mất. Việc con cháu của những soạn giả ấy thừa kế và đối xử với di sản cha ông để lại khiến cho những tác phẩm cải lương gặp “nguy hiểm”. Nam đạo diễn cho rằng giá trị của một tác phẩm là phải sống trong xã hội và “muốn sống thì phải có nhiều người hát”.
Video đang HOT
Cùng chung cảm xúc, Bạch Long nói: “Chính xác, tôi mệt mỏi những người thừa kế lắm”. Nam nghệ sĩ nói thêm học trò ông từng bị đòi 15 triệu tiền tác quyền cho một tác phẩm dự thi ở trường với độ dài 10 phút. “Những bạn trẻ vực dậy cải lương phải đi vay mượn những cái cũ vì đâu ai viết vở mới nữa. Vậy mà hoạnh họe mấy đứa nhỏ, tiền thì cao, câu văn thì không được sửa đổi cho hợp thời”, Bạch Long cho biết.
Hiện nay, giới trẻ đang có phong trào phục hưng lại văn hóa truyền thống, trong đó có cải lương. Thế nhưng hành trình ấy lại không thuận lợi vì: “Muốn phục hưng thì phải diễn lại, muốn diễn lại phải có tuồng tích, lại phải đi kiếm tuồng tích ấy, tìm những người thừa kế để đàm phán bản quyền…”, Lê Hoàng chỉ ra điểm bất lợi. Đạo diễn Những thiên thần áo trắng nhắn nhủ đến những người thừa kế các tác phẩm cải lương rằng đòi hỏi bản quyền là đúng nhưng “bản quyền tinh thần mới là quan trọng”.
Nam nghệ sĩ Việt tuổi 65 không vợ con, ở nhà thuê nhưng luôn lạc quan, nhiệt huyết với nghệ thuật
Ở tuổi 65, nghệ sĩ Bạch Long vẫn ở nhà thuê, không vợ, không con nhưng lúc nào cũng vui vẻ, lạc quan. Đặc biệt, nhiệt huyết với cải lương, với sân khấu vẫn như ngọn lửa rực cháy trong anh.
Nghệ sĩ Bạch Long là cái tên quen thuộc với hầu hết khán giả Việt, đặc biệt là giới mộ điệu cải lương. Bạch Long được sinh ra trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật, cha là NSND Thành Tôn, mẹ là NSND Huỳnh Mai.
Bạch Long không may mắn như các chị em trong nhà, vì khó nuôi nên từ bé, Bạch Long đã được gửi "đi cho". Dù vậy thì máu nghệ sĩ đã chảy trong huyết quản để rồi, dù có ở đâu thì Bạch Long vẫn nối nghiệp cha mẹ giống các chị Bạch Lê, Bạch Liên, Bạch Lý, Bạch Lựu và em trai Thành Lộc như là định mệnh không thể nào khác.
Ngoài ca diễn, Bạch Long còn dành tâm huyết cho công tác đào tạo thế hệ kế thừa sân khấu cải lương khi thành lập đoàn Đồng ấu Bạch Long. Anh là thầy của nhiều ngôi sao cải lương như Quế Trân, Trinh Trinh, Tú Sương, Vũ Luân...
Nghệ sĩ Bạch Long.
Cũng vì tâm huyết với cải lương nên Bạch Long đầu tư tất cả vốn liếng vào sân khấu, để rồi khi cải lương thoái trào, sân khấu không hoạt động, anh cũng trắng tay.
Anh từng phải sống nhờ vào sự giúp đỡ của học trò, đồng nghiệp. Tới chiếc đồng hồ - tài sản cuối cùng cũng phải nhờ học trò đi cầm cố vậy mà cũng bị người ta từ chối vì đồng hồ không có giá trị. Học trò anh đi làm bảo vệ, lương được 500.000 đồng, về đưa thầy 300.000. Nhận tiền của học trò, Bạch Long tủi thân nằm khóc.
Sau này, Bạch Long về diễn cho sân khấu kịch Idecaf. Khi nhắc về sự kiện này, nam nghệ sĩ luôn bày tỏ lòng biết ơn với ông bầu Huỳnh Anh Tuấn. Anh cho rằng, nhờ về sân khấu này diễn mà anh mới còn sống.
Em trai Thành Lộc cũng nhiều lần ngỏ ý muốn giúp, muốn Bạch Long về sống cùng nhưng nam nghệ sĩ từ chối vì không muốn làm gánh nặng cho em mình.
Bạch Long là người thành lập đoàn Đồng ấu Bạch Long. Dồn hết tài sản làm sân khấu nên khi cải lương thoái trào, anh trắng tay.
Ở tuổi 65, Bạch Long vẫn sống một mình, không vợ không con. Anh thuê trọ trong một căn nhà nhỏ suốt 20 năm qua và sống an phận. Bạch Long cũng có người thương nhưng anh lại không muốn làm khổ người ta nên tình cảm ấy cũng không đi tới đâu.
Vì sống một mình nên Bạch Long rất sợ bị bệnh tật hành hạ như nhiều đồng nghiệp neo đơn khác. Anh chỉ mong được ra đi sau một giấc ngủ chứ không muốn làm phiền ai.
Dù cuộc sống riêng nhiều thăng trầm, sức khỏe ở tuổi xế chiều cũng lúc này lúc khác nhưng với nghệ thuật, với cải lương - lúc nào nghệ sĩ Bạch Long cũng hết mình, cũng đam mê và tận hiến.
Bạch Long từng có giai đoạn rất khó khăn, phải sống nhờ sự cưu mang, giúp đỡ của học trò, đồng nghiệp.
Hồi đầu năm nay, nghệ sĩ Bạch Long còn thực hiện cả một live show riêng của anh và các học trò với tên gọi "Ăn cơm Tổ, khổ vẫn cười". Đây cũng là live show kỷ niệm 55 năm theo nghiệp hát của Bạch Long.
Đúng như tên gọi của live show, cuộc đời và sự nghiệp của Bạch Long dường như đều ở hết trong đó. Dù cuộc sống của khó khăn, gian nan thế nào, nam nghệ sĩ luôn giữ tinh thần lạc quan và hết mình với nghề.
Việc được sống với nghề, làm nghề cũng như đào tạo ra rất nhiều ngôi sao cải lương sự an ủi và là niềm hạnh phúc với Bạch Long ở tuổi 65.
Hiện tại, Bạch Long sống một mình trong căn nhà thuê đã 20 năm qua. Dù cô ơn, không vợ không con, cuộc sống cũng bấp bênh nhưng nam nghệ sĩ luôn lạc quan và dành trọn tâm huyết cho nghệ thuật.
Mới đây, chia sẻ trên một tờ báo về cuộc sống ở tuổi 65, Bạch Long cho biết, bản thân vẫn sống kiếp nhà thuê. Ngoài kịch và cải lương, anh còn được mời đóng phim, làm giám khảo các cuộc thi liên quan đến cải lương.
" Tôi liệu cơm gắp mắm, ráng kiếm đủ tiền trả tiền nhà, còn việc ăn thì linh động. Lúc ít tiền, có khi ăn cơm với nước tương, trái chuối, miếng đậu hũ. Thế cũng đủ no để làm việc. Tương lai thế nào không thể biết, quan trọng là ở hiện tại, tôi được cống hiến cho cải lương", nghệ sĩ Bạch Long chia sẻ trên tờ Một thế giới.
Nghệ sĩ Bạch Long: "Tôi mong được chết nhẹ nhàng bằng một giấc ngủ" Bạch Long trải lòng về quãng thời gian hơn 55 năm cống hiến cho nghệ thuật. Có lần ông suýt tự tử khi sân khấu do mình dành hết tâm huyết gặp biến cố, buộc phải đóng cửa. Gặp nghệ sĩ Bạch Long tại căn nhà thuê chất đầy những kỷ vật làm nghề của ông, bao ký ức về một thời huy...