Nghề săn mật ong lâu đời của người dân Nepal
Ở Nepal, nghề săn mật ong đã có từ hàng ngàn năm trước và nó là một phần quan trọng trong văn hóa Nepal. Nhiều người dân trong làng ở Nepal phụ thuộc vào nghề săn mật ong để kiếm sống.
Nepal là quê hương của Apis labiosa – loài ong mật lớn nhất trên hành tinh. Những con ong này xây tổ trên vách đá ở chân đồi.Thợ săn dùng khói đuổi ong ra khỏi tổ, do vị trí hiểm trở, nên họ phải dùng thang dây và giỏ tiếp cận tổ ong.
Người ta thường thu hoạch mật ong 2 lần một năm, họ tổ chức thành đoàn lên núi Himalaya để tìm mật. Mất khoảng 2 đến 3 giờ mới thu hoạch xong một khu vực tổ ong, tùy thuộc vào vị trí và kích thước của nó.
Mỗi làng có nghi thức thu hoạch gần như giống nhau, đầu tiên họ cầu nguyện và cúng hoa, trái cây và gạo. Sau đó, họ đứng dưới dùng lửa hun khói cho ong bay ra khỏi tổ. Từ trên cao, thợ săn mật ong tụt xuống thang bằng dây thừng. Vợ của họ ở bên trên coi chừng thang dây và chuyển dụng cụ lấy mật xuống theo yêu cầu của họ.
Có một số công ty lữ hành cung cấp cho du khách trải nghiệm các tour săn mật ong ở nhiều địa điểm khác nhau. Những con đường mòn đến nơi thu hoạch mật ong vô cùng ngoạn mục, du khách thoải mái chiêm ngưỡng vẻ đẹp và sự tráng lệ của phong cảnh núi rừng Nepal. Các điểm săn mật ong phổ biến nhất nằm ở Bhujung, Nai Chi, Pasgaon, Naya Gaun, Ludhi và Dare. Du khách sẽ ngạc nhiên về tốc độ và lòng dũng cảm của những người thợ săn mật ong – những người mạo hiểm treo leo trên vách núi để mưu sinh, ngoài ra bạn sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước các kĩ thuật lấy mật cổ xưa vẫn còn đến ngày nay.
Video đang HOT
Yến Phạm
Theo dulich.petrotimes.vn
Đừng đến Hà Giang chỉ vì lúa chín và tam giác mạch bởi còn có trải nghiệm đi thuyền trên sông Nho Quế đầy vi diệu
Mùa này đi Hà Giang là nhất rồi! Nhưng đừng chỉ vì đắm đuối với lúa, với tam giác mạch mà hãy dành thời gian để trải nghiệm đi thuyền trên sông Nho Quế như cô gái Vũng Tàu này nhé.
Thuận (Vũng Tàu, kinh doanh spa) mới có chuyến đi tới vùng đất địa đầu Tổ quốc: Hà Giang. Chuyến đi của cô gái miền Nam là tới Hà Giang ngắm lúa chín và có những trải nghiệm đáng nhớ tại miền đá nở hoa.
Thuận chia sẻ: " Mục đích lần này của mình đi là ngắm ruộng bậc thang. Thêm nữa mùa này thời tiết cũng mát mẻ, lại có núi non hùng vĩ". Trong hành trình khám phá Hà Giang, một trong những trải nghiệm đáng nhớ của cô gái Vũng Tàu chính là được trải nghiệm ngồi thuyền ngắm sông Nho Quế và vực Tu Sản.
Cô gái trẻ nhớ lại: " Xuống được sông có 2 con đường khá xa nhau là đường đi bộ và đường đi xe máy . Lối đi bộ khi xuống mất 15-20 phút cảnh cũng rất đẹp, nhưng đi bộ lên thì do dốc cao nên mệt. Mình thì chọn xuống lối đi bộ, lên bằng xe ôm (giá 100 nghìn/người).
Quang cảnh xung quanh trên đường xuống và lên sông "xuất sắc" lắm. Hoa trắng mọc ven đường, lâu lâu có mấy con dê ăn cỏ nhìn rất dễ thương. Núi xung quanh nhìn hùng vĩ, sông thì vừa trong vừa xanh, nhìn cứ như lạc vào thảo nguyên ở Châu Âu vậy".
Thuận cho hay thời gian ngồi thuyền ngắm cảnh trên sông khoảng 2 giờ đồng hồ để bạn tha hồ ngắm cảnh sông nước hữu tình. Với địa hình vô cùng hiểm trở, vực sông Nho Quế được xem là một trong những hẻm vực sâu nhất Đông Nam Á và là một trong những thung lũng có kiến tạo địa chất độc nhất vô nhị ở Việt Nam.
Trước đây, khi đến Hà Giang, nhiều người chỉ có cơ hội được nhìn ngắm sông Nho Quế từ trên đỉnh đèo Mã Pí Lèng mà thôi. Tuy nhiên nhận thấy nhu cầu của nhiều người nên khu vực này đã có thêm dịch vụ đi thuyền, chèo kayak trên sông để phục vụ du khách.
Thuận cho biết cảm giác đứng ngắm dòng sông từ trên đỉnh đèo và ngồi dưới thuyền rất khác nhau. Trên cao bạn thấy dòng sông rất xa xăm như một dải lụa xanh vắt qua núi. Còn ngồi trên thuyền đi trên sông lại thấy dòng sông rất gần gũi và còn được tận hưởng cảm giác mát mẻ, ngắm nước sông xanh biếc một màu.
Vượt qua bao chặng đường gập ghềnh, lúc ngồi trên thuyền, ngước nhìn lên những vách núi dựng đứng, bầu trời cao vời vợi, cảm nhận rõ được sự biến chuyển của cảnh sắc thiên nhiên là một trải nghiệm tuyệt vời mà bạn nên thử để chuyến đi Hà Giang thêm phần trọn vẹn.
Cô gái trẻ thông tin chi phí cho một lượt ngồi ghép thuyền là 100 nghìn/người. Tuy nhiên cô đi thuyền riêng 2 người nên giá là 150 nghìn/người.
Bảo Bình
Theo emdep.vn
Những khách sạn cheo leo vách núi nổi tiếng trên thế giới Trước khi Panorama ở đèo Mã Pì Lèng xuất hiện, nhiều khách sạn trên thế giới được xây dựng ở sườn đồi, vách núi để du khách thưởng ngoạn cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ. Ảnh: Hotel Country Villa. Một trong số đó là Hotel Country Villa nằm cheo leo trên đỉnh đồi Nagarkot, Nepal. Khách sạn được xây dựng trên khu đất...