Nghề “săn” đạo văn
Đêm xuống, phòng chat trực tuyến VroniPlag Wiki bắt đầu nhộn nhịp. Các thành viên đang miệt mài tìm kiếm những đoạn đạo văn trong luận án tiến sĩ. Đây là việc làm không công nhưng có thể họ sẽ phải mất cả đêm. Với nhiều người, mục tiêu của việc “săn tìm” này đơn giản là đảm bảo tính trung thực của học vị tiến sĩ ở Đức.
Nhiều người tự nguyện tìm luận án bị đạo văn vì một nền học thuật “sạch”
“Danh sách đen” liên tục được cập nhật
Nhắm vào các luận án của những nhân vật nổi bật, đến nay, các thành viên của VroniPlag Wiki đã “bẫy trúng” 8 học giả và các chính trị gia. Trường hợp nổi tiếng nhất phải kể đến là cựu Bộ trưởng Quốc phòng Đức Karl Guttenberg zu Theodor. Hồi tháng 3-2011, một giáo sư luật của trường Đại học Bremen đã công khai buộc tội vị đương kim Bộ trưởng Quốc phòng đã ăn cắp ý tưởng luận án tiến sĩ của ông. Hội đồng thẩm định đã tuyên bố, hơn một nửa trong luận án tiến sĩ 475 trang của ông này có nhiều phần là sao chép. Cùng với việc bị tước học vị tiến sỹ, ông Guttenberg cũng buộc phải từ chức Bộ trưởng trong Nội các của Thủ tướng Angela Merkel.
Chưa dừng ở đó, “danh sách đen” các lãnh đạo cao cấp của Đức bị cáo buộc đạo văn còn được bổ sung một Phó chủ tịch Nghị viện châu Âu, đó là bà Silvana Koch-Mehrin, thành viên của ủy ban điều hành Đảng Dân chủ tự do Đức. Bà này bị VroniPlag Wiki cáo buộc sao chép 25% luận văn của mình về cải cách tiền tệ để nhận bằng tiến sĩ năm 2000. Nữ chính trị gia này cũng phải từ chức vào tháng 5-2011.
Ngoài VroniPlag Wiki, còn có nhiều blog và website khác là nơi “soi” luận án tiến sĩ của các nhân vật nổi tiếng. Họ thậm chí còn đưa ra bảng xếp hạng tạo ra cái nhìn tổng quan về những sai phạm đã phát hiện được. Trong đó, những “thợ săn” này tạo ra “mã vạch” riêng, thanh màu đỏ và màu đen thể hiện những trang bị cho là đạo văn, màu trắng là trang “sạch”.
Video đang HOT
Thời điểm hiện tại, Bộ trưởng Giáo dục của Đức, bà Annette Schavan cũng đang nằm “trong tầm ngắm”. Những người “săn” đạo văn đã tìm thấy những sơ suất của luận án tiến sỹ có tiêu đề “Nhân cách và lương tâm” của bà Annette Schavan, được bảo vệ 32 năm trước. Khoảng 10% số trang trong luận án này “có vấn đề” nên trường hợp này được đánh giá là không nghiêm trọng.
“Thợ săn” là ai?
VroniPlag thu hút sự tham gia của một số tiến sỹ, giáo sư, thường xuyên cập nhật thông tin mà họ phát hiện được bằng dẫn chứng rất cụ thể và rõ ràng. Mặc dù làn sóng công kích việc đạo văn diễn ra khá sôi nổi nhưng chỉ có một vài người là dám công bố tên thật của họ, còn phần nhiều muốn ẩn danh. Debora Weber-Wulff, một giáo sư tại Đại học Kỹ thuật Berlin là một trong số ít người tham gia VroniPlag mà không giấu tên tuổi thật. Gần một thập niên trước, bà phát hiện ra rằng gần 1/3 luận văn sinh viên nộp cho bà “có mùi” đạo văn. Kể từ đó, bà đã khám phá các cách thức gian lận. thử nghiệm phần mềm chống đạo văn và chia sẻ kinh nghiệm “đánh hơi” những ý tưởng bị đánh cắp.
Vậy mục tiêu được chọn như thế nào? Căn cứ vào những đoạn “đáng ngờ” được gợi ý, nếu có cơ sở nghi ngờ, VroniPlag sẽ đề ra kế hoạch làm việc, đào bới tài liệu và như đã thành lệ, cả luận án sẽ được xới xáo chứ không phải một vài trang. Giáo sư Weber-Wulff nhận xét công việc của các đồng nghiệp vô danh của bà là uy tín và hợp pháp. Mỗi đoạn nghi ngờ đều được 2 thành viên VroniPlag làm việc độc lập với nhau thẩm định. Sau đó, phần thảo luận sẽ được đăng tải công khai trên trang web.
Bản thân một số “thợ săn” đạo văn cũng có kinh nghiệm cá nhân về gian lận. Như Stefan Weber, một “thợ săn” đạo văn chuyên nghiệp đến với công việc này khi chỉ một vài năm trước đây, một nửa luận án tiến sĩ thần học của ông là do ăn cắp ý tưởng. Những người sử dụng VroniPlag khác chỉ nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề khi vụ bê bối Guttenberg vỡ lở.
Không vì động cơ chính trị
“Mục đích là để đảm bảo tính trung thực của học vị tiến sĩ ở Đức. Công việc của chúng tôi không có động cơ chính trị hoặc phỉ báng cá nhân nào” – nhóm VroniPlag tuyên bố. Trở lại với trường hợp đương kim Bộ trưởng Giáo dục nước này, kịch bản tồi tệ nhất có thể xảy ra là bà Schavan không chỉ bị tước danh hiệu Tiến sĩ mà còn cả chiếc ghế Bộ trưởng của mình. Điều đó có một chút không công bằng nhưng theo ý kiến của một số người, về mặt đạo đức học thuật, tiêu chuẩn ở đây được áp dụng cao hơn, bởi bà Schavan không chỉ là một chính trị gia mà còn là một học giả.
Cho đến nay, một cuộc tranh luận vẫn chưa có hồi kết là khi nào thì việc tham khảo trở thành “đạo văn”? Trở lại thời điểm 30 năm trước, những gì các nhà nghiên cứu có được là những chiếc bút và thẻ thư viện. “Thời ấy, gần như không tồn tại công nghệ sao chép – dán. Chỉ có hiện nay, mọi việc trở nên dễ dàng và cầu thả hơn”, ông Gerhard Dannemann, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Anh ở Berlin, học cùng thời với bà Schavan và là một thành viên trên VroniPlag khẳng định. Ngày nay, sinh viên và các nghiên cứu sinh dễ gian lận hơn do họ được tiếp xúc với nguồn tài liệu trực tuyến khổng lồ, chỉ cần lướt web là nhanh chóng tìm ra. Cũng vì thế mà ông Dannemann “tóm” được nhiều sinh viên đạo văn hơn.
Chuyên gia Stefan Weber cho rằng thành lập một hệ thống kiểm soát tập trung đối với các công trình học thuật sẽ là cách thiết thực để chống lại đạo văn. Tuy nhiên, điều này khó thực hiện được bởi có thể những trường hợp chưa bị phanh phui sẽ rất lớn mà các trường đại học không muốn “sờ” tới.
Theo ANTD
Chủ tịch hãng tin Nhật từ chức vì phóng viên "xào bài"
Chủ tịch hãng tin Jiji của Nhật đã từ chức vào hôm nay, 19.6, trong vụ bê bối, trong đó một bản tin đề thời gian và địa điểm xuất xứ của một hãng đối thủ được gửi đến khách hàng.
Các phóng viên tác nghiệp tại Ai Cập - Ảnh: AFP
Ông Masahiro Nakata thông báo ông sẽ rời cương vị chủ tịch vào cuối tháng nhằm "làm rõ trách nhiệm giám sát của tôi", theo AFP.
Thông báo được đưa ra sau khi một phóng viên thường trú tại văn phòng Washington (Mỹ) sao chép một bản tin tiếng Nhật của hãng Kyodo News "để tham khảo" khi viết một bản tin cho hãng Jiji vào tuần trước.
"Phóng viên đã không thay đổi mục ghi chú thời gian và địa điểm xuất xứ (dateline) chính xác và câu chuyện trái quy tắc đã lọt qua hàng rào kiểm tra sao chép và biên tập", một thông báo của hãng tin Jiji cho biết.
Một sự cố tương tự từng diễn ra vào tháng 1.2011, theo hãng tin này.
"Việc sao chép tin tức từ hãng truyền thông khác là hành động không thể tha thứ với tư cách của một nhà báo chuyên nghiệp", hãng Jiji trích lời ông Nataka.
"Tôi xin lỗi hãng Kyodo News cũng như các hãng truyền thông và độc giả khác đặt mua tin tức của chúng tôi, vì rắc rối gây ra cho họ", ông này bổ sung.
Theo hãng Jiji, Giám đốc Yutaka Nishizawa sẽ thay thế ông Nataka. Hãng này không cung cấp chi tiết về người phóng viên "xào bài".
Theo Thanh Niên
Thủ tướng Romania vướng nghi án đạo văn Tân thủ tướng Romania, ông Victor Ponta, vừa bị cáo buộc đạo văn khi phần lớn luận án tiến sĩ về đề tài Tòa án hình sự quốc tế của ông được cho là đã sao chép từ nguồn tài liệu khác. Tân Thủ tướng Romania Victor Ponta đang bị cáo buộc đạo văn - Ảnh: AFP Thông tin trên được tạp chí...