Nghề nuôi trai lấy ngọc siêu tỉ mỉ ở Nhật Bản
Nuôi ngọc trai lần đầu tiên xuất hiện ở Nhật Bản vào đầu thế kỷ 20 và nổi tiếng nhất là ngọc trai Akoya.
Ngọc trai Akoya được nuôi cấy từ giống hàu Akoya – một loại hàu đặc biệt của Nhật Bản – có sự khác biệt với các loại ngọc trai khác.
Nằm ngoài khơi bờ biển của Công viên Quốc gia Saikai xanh tươi, Kuroshima hay còn gọi là Đảo Đen, thuộc Quần đảo Kujukushima được biết đến là vùng nuôi trai lấy ngọc nổi tiếng nhất Nhật Bản.
(Ảnh: CNN)
Trên đảo Kuroshima, ông Tasaki, một nghệ nhân chế tác trang sức Nhật Bản, đang vận hành trang trại nuôi trai lấy ngọc trong hơn 70 năm qua. Ông Tasaki nuôi khoảng 1 triệu con hàu Akoya mỗi năm, trong hàng chục nghìn tấm lưới nằm ngay dưới mặt nước biển.
Với đường kính trung bình từ 7 đến 8 mm, Akoya được xem là loại ngọc trai có kích thước nhỏ nhất trên thế giới. Ngọc trai Akoya nổi tiếng với hình dạng tròn, màu trung tính nhưng lại sở hữu vẻ ngoài sáng bóng.
(Ảnh: CNN)
Theo CNN, nghề nuôi trai lấy ngọc ở Nhật Bản thường bắt đầu vào khoảng tháng 2 hàng năm. Sau khi đem đi cấy phôi nhân tạo, trai được nuôi vỗ trong khoảng ba tháng trước khi thả sống dưới biển. Trai phát triển mạnh ở nhiệt độ từ 10 đến 30 độ C và phải sống ở môi trường nước trong sạch đối với động vật thân mềm.
(Ảnh: CNN)
Cố vấn cao cấp của trang trại nuôi ngọc trai – ông Masato Yamashita cho biết: “Ban đầu hàu sống dưới đáy đại dương, nhưng để cho ra loại ngọc trai Akoya, chúng tôi phải nuôi chúng cách xa đáy biển, bởi môi trường đáy biển có thể khiến ngọc trai bị bẩn. Vì vậy, phải mất rất nhiều thời gian và công sức mới có thể giữ cho chúng sạch sẽ”.
Video đang HOT
Việc nuôi trai lấy ngọc gần bờ biển được ưa chuộng hơn, vì có ít cá hoặc động vật săn mồi khác. Biển bao quanh quần đảo Kujukushima cũng rất giàu sinh vật phù du cho trai ăn.
Cũng theo ông Masato Yamashita, mọi điều kiện nuôi trai phải được cân bằng thật tốt. Nếu trai được nuôi trong một môi trường phù hợp, chúng sẽ tạo ra ngọc trai có chất lượng tốt. Mặt khác, nếu chúng được nuôi dưỡng trong môi trường chật chội hoặc không lành mạnh, chúng tạo ra ngọc trai chất lượng kém.
(Ảnh: CNN)
Việc chèn nhân vào con trai cũng là yếu tố quan trọng. Tasaki nuôi hàu trong khoảng một năm rưỡi thì chèn nhân. Trong khi đó, những người khác trong ngành chờ đợi tới hai năm. Lý do là Yamashita tin rằng hàu non mang lại ngọc trai chất lượng tốt hơn.
Nghệ nhân Tasaki lựa chọn hai loại nhân, đó là vỏ ngao Mississippi và vỏ của chính con trai Akoya khác. Đây là yếu tố quyết đính cấu trúc, độ sáng, màu sắc của viên ngọc trai Akoya.
(Ảnh: CNN)
Sau khi được cấy nhân, những con trai được đưa vào “giấc ngủ” sâu với sự trợ giúp của một chất gọi là “nigari”, giống chất đông tụ được sử dụng để làm đậu phụ. Ông Masayuki Kondo, một quản lý cao cấp khác tại trang trại của Tasaki tiết lộ: “Chúng tôi giảm căng thẳng và thức ăn của trai, ru chúng ngủ trong một môi trường yên tĩnh. Và chúng gần như ở trạng thái ngủ đông”.
(Ảnh: CNN)
Việc thu hoạch ngọc trai tại trang trại diễn ra vào tháng 12. Ông Masato Yamashita chia sẻ: “Nếu chúng ta giữ cho trai sống trong một môi trường thoải mái – bất kể thời tiết nào, thậm chí ngay cả trong những ngày mưa gió – chúng sẽ cho ra những viên ngọc rất đẹp. Đối với tôi, đó là khoảnh khắc vui nhất”.
Tại Nhật Bản, hầu như ai cũng muốn được sở hữu ngọc trai Akoya. Ngọc trai Akoya được sử dụng nhiều trong trang sức cao cấp bởi chúng tạo ra sản phẩm dễ phối đồ.
Theo vtc.vn
Sống động cảnh chim ưng biển săn cá hồi dưới sông
Nhiếp ảnh gia Bill Doherty ghi được cảnh chim ưng biển săn cá hồi dưới một con sông ở Cairngorms, Scotland.
(Nguôn: Daily Mail)
Sau khi phat hiên con ca lơn bơi ngay dươi măt nươc, chim ưng biên lao xuông dưới sông đê săn môi cho bưa tôi, khiên nươc băn tung toe. Canh tượng chim ưng biên săn ca hồi diễn ra đầy ngoạn mục.
Vơi ky năng săn môi nhay ben, chim ưng biên nhanh chóng tóm gọn đươc môt con ca lơn. (Nguôn: Daily Mail)
Sau đo, chim ưng biên vô canh bay lên khoi măt nươc cung vơi con môi đươc kep chăt ơ chân cua no. (Nguôn: Daily Mail)
Mong vuôt cua chim ưng biên quăp chăt đâu con ca hôi trong khi cât canh bay lên. (Nguôn: Daily Mail)
Đôi chân chăc khoe cua chim ưng biên keo con ca khoi măt nươc. (Nguôn: Daily Mail)
Chim ưng biên co sai canh rât rông, nên dê dang tha theo nhưng ca to trong khi bay. (Nguôn: Daily Mail)
Nhưng hinh anh nay đươc ghi lai bơi nhiêp anh gia tai sông Spey ơ sông ơ Cairngorms, Scotland. (Nguôn: Daily Mail)
Chim ưng biên la loai đông vât co nguy cơ tuyêt chung nghiêm trong, nên chung đươc bao vê nghiêm ngăt ơ Scotland. (Nguôn: Daily Mail)
Mong vuôt cua chim ưng biên co kêt câu như cao su, giup chung co thê kep chăt nhưng con ca trơn trươt. (Nguôn: Daily Mail)
Chim ưng biên bay tơi môt nơi yên tinh trươc khi thương thưc con môi. (Nguôn: Daily Mail)
Hà Vũ
Theo Kiến thức
Hai chị em Nam Phi bỏ việc đi chế tác kim cương Mosibudi Jo Mathole và Khomotso Ramodipa là những viên ngọc hiếm trong ngành công nghiệp chế tác kim cương, vốn đa phần là nam giới. Hai chị em người Nam Phi này đang điều hành một trong số ít các doanh nghiệp chế tác kim cương trên thế giới do phụ nữ làm chủ. Và bất chấp sự sụt giảm của thị trường...