Nghề nuôi ong du mục: “Đánh cược” với những mùa hoa
Những vườn nhãn bạt ngàn ở Hưng Yên vào mùa hoa nở cũng là lúc hàng trăm đàn ong được người nuôi chuyển về đây chăm sóc. Nếu suôn sẻ, nông dân có thể thu được hàng trăm triệu đồng từ mật ong.
Xã Minh Tân (Hưng Yên) có diện tích trồng nhãn lớn. Mùa nhãn nở hoa, nhiều chủ đàn ong đã chuyển về đây để tranh thủ cho ong hút mật. Hiện ở Minh Tân có khoảng 70 trại ong đặt rải rác quanh các vườn nhãn.
Trong những năm gần đây, nhu cầu mật ong lớn, một số hộ gia đình ở Minh Tân đã chuyển từ làm nông sang nuôi ong lấy mật. Nếu được mùa, đàn ong có thể cho thu nhập tới hàng trăm triệu đồng.
Gia đình anh Trần Trung Khu (Phù Cừ, Hưng Yên) đã có hơn 30 năm làm nghề nuôi ong. Anh Khu cho biết : “Năm nay hoa nhãn được mùa nên tôi đã chuyển gần 300 đàn ong từ Đắk Lắk về đây nuôi lấy mật”.
Tuy mới đầu mùa nhưng anh Khu đã thu hơn 1.500 lít mật ong hoa nhãn, nhiều hơn hẳn năm trước.
Hiện tại trại ong của anh Khu có 12 nhân công làm việc liên tục.
Video đang HOT
Để thu được mật, người nuôi phải thực hiện nhiều công đoạn khá phức tạp. Trước tiên, “thợ ong” hun khói và phun nước để đàn ong “ngoan ngoãn” trong tổ. Để thực hiện việc này, “thợ ong” phải mặc trang phục bảo vệ đặc biệt để tránh bị ong đốt.
Trung bình mỗi tuần trại ong của anh Khu cho thu hơn 1.000 lít mật. Sản lượng cao do năm nay hoa nhãn nhiều.
Sau khi lấy được tổ, “thợ ong” cho sáp vào máy quay để lấy mật.
Ong nuôi ở các vườn nhãn Hưng Yên sẽ cho mật trong khoảng một tháng nữa thì hết vụ.
Anh Khu cho biết, mỗi vụ “được mùa”, đàn ong cho khoản thu trên dưới 400 triệu đồng.
Đa số mật ong được các thương lái đến mua tại vườn. Một phần nhỏ được người dân tới mua lẻ từng lít. Giá mật ong tại vườn dao động từ 100 – 110 nghìn đồng/lít.
Toàn Vũ
Theo Dantri
Bộ ba tác phẩm "Sanh hóa thạch" được báo giá 30 tỷ gây xôn xao giới chơi cây
Bộ ba tác phẩm sanh cổ được đánh giá "hiếm có, khó tìm" trên thị trường nhờ hình dáng độc đáo.
Bộ ba tác phẩm "Sanh hóa thạch" của anh Chử Minh Nghiệp (Văn Giang, Hưng Yên) gây xôn xao giới chơi cây khi được báo giá 30 tỷ. Tác phẩm được đánh giá "hiếm có, khó tìm" trên thị trường nhờ hình dáng độc đáo.
Theo anh Nghiệp, cả ba cây sanh cổ đều có bộ rễ cổ kính ôm trọn phiến đá
Trong ba cây, hai cây có dáng trực, một cây có dáng "phúc-lộc-thọ" thể hiện sự quy tụ, sum vầy. Điều đặc biệt, các cây đều có thân, bệ u bướu, tay cành uyển chuyển và các dăm cành đối xứng, đẹp mắt.
Theo chủ nhân của bộ ba sanh cổ, để ghép thành bộ "Tam Đa", anh Nghiệp đã mất nhiều năm trời sưu tập và mua lại trong nhiều năm trời, có cây anh phải thuyết phục, chủ của cây mới chịu sang tên, bán đứt với số tiền lớn...
Mỗi cây có một vẻ đẹp riêng nhưng quy tụ lại tạo nên một tác phẩm hài hòa, đối xứng, đẹp mắt.
"Ba cây sanh được tôi mua vào những thời điểm khác nhau và đều là những cây sanh cổ quý, hiếm còn lại rất ít trên thị trường. Dù không có chủ đích trước, nhưng như một cơ duyên khi về vườn tạo tác, chăm sóc cả ba cây đặt cạnh nhau như một bộ ba không thể tách rời, chúng tôn vinh, làm nổi bật vẻ đẹp của nhau", anh Nghiệp nói.
Được biết, từng có người chịu chi trả giá tác phẩm lên tới nhiều tỷ đồng nhưng anh Nghiệp chưa đồng ý bán. Theo anh Nghiệp, một phần vì chưa được giá, một phần anh muốn để chăm sóc, tạo tác thêm một thời gian nữa.
"Bộ ba tác phẩm này nếu tính theo giá thị trường thì ít nhất cũng phải có giá 30 tỷ. Tuy nhiên, việc mua bán này cũng khó nói, nhiều khi còn phụ thuộc vào cái duyên nữa", anh Nghiệp khẳng định.
Nhận định về bộ tác phẩm này, một dân chơi sinh vật cảnh ở Hà Nội cho biết, đây là tác phẩm quý, hội tụ đầy đủ các yếu tố "cổ, kỳ, mỹ, văn" của một cây cảnh đẹp. Trên thị trường, cũng có nhiều "siêu cây" sanh cổ nổi tiếng nhưng để có được bộ ba tác phẩm như trên thì rất hiếm...
.... nhưng về mức giá 30 tỷ cho tác phẩm này, người chơi này cho biết ở thời điểm hiện tại, thị trường cây đang "chững", mức giá trên rất khó đạt được.
Theo Danviet
Hãi hùng với trào lưu "đẻ thuận tự nhiên" tại nhà Dư luận xã hội vô cùng bức xúc vì thông tin một số người chạy theo trào lưu "đẻ thuận tự nhiên" tại nhà, không tiêm vaccine, không đi bệnh viện hoặc chữa bệnh bằng mẹo dân gian, không được khoa học công nhận. Tiến hóa... giật lùi Sau vụ việc một bà mẹ ở Hưng Yên khoe đã đẻ thành công con...