Nghề nữ bảo vệ ở quán bar Ấn Độ
Một phụ nữ theo đạo Hồi rất tự hào vì là người chăm sóc và bảo vệ khách hàng trong một quán bar Ấn Độ.
Nhìn qua, Mehrunnisha Shokat Ali (trái) đang vui đùa với đồng nghiệp và khách hàng có thể bị nhầm cô với bất kỳ khách quen nào trong quán bar Social ở khu phố Hauz Khas nổi tiếng ở thủ đô Ấn Độ, theo Reuters.
Nhưng nhìn kỹ, đôi mắt của cô gái mặc đồ đen khoanh tay đứng trên sàn nhảy đang chăm chú quan sát những cặp tình nhân đang quay cuồng trong tiếng nhạc, đã tiết lộ nghề nghiệp thực sự của Mehrunnisha. Cô là một nữ vệ sĩ nổi tiếng ở Social.
Mehrunnisha đã làm nghề này gần 10 năm. Ba năm qua, mỗi ngày cô làm 10 tiếng ca đêm ở Social, nơi là nhà hàng và không gian làm việc chung cho 220 người buổi sáng nhưng lại trở thành quán bar buổi đêm.
Nữ vệ sĩ kiểm tra ví của khách hàng.
Mehrunnisha là chuyên gia giải quyết các vụ gây gổ trong quán, lừa đảo khách hàng nữ và phát hiện giao dịch ma túy trái phép.
“Chúng tôi quyết định tuyển nữ vệ sĩ để khách hàng nữ cảm thấy an tâm hơn, và chúng tôi đã tìm được một người tuyệt vời như Mehrunnisha”, Riyaaz Amlani, chủ sở hữu Social nói. Cô đã giúp ông giải quyết nhiều cuộc say xỉn và gây gổ.
“Cô ấy làm việc rất nhanh gọn, mạnh mẽ”, ông đánh giá.
Mehrunnisha, 30 tuổi, từng là vệ sĩ cho các ngôi sao phim Bollywood hay diễn viên phim truyền hình Mỹ. Cô sinh ra trong một gia đình Hồi giáo đông con ở Saharanpur, thị trấn cách Delhi 200 km về phía bắc.
Video đang HOT
Từ nhỏ, Mehrunnisha đã luôn mơ ước gia nhập quân đội hoặc trở thành sĩ quan cảnh sát nhưng ông bố gia trưởng luôn phản đối. Nhờ có mẹ, cô mới được tiếp tục học thêm sau khi tốt nghiệp cấp một.
Taranum, 27 tuổi, em gái cô, cũng làm nữ vệ sĩ trong một quán bar cách chỗ làm của Mehrunnisha 4 phút đi bộ. Hai chị em kiếm được 30.000 rupe (465 USD) một tháng.
Mẹ của Mehrunnisha.
Sau khi việc làm ăn của bố bị ảnh hưởng vì thị trường chứng khoán, cả gia đình Mehrunnisha buộc phải chuyển lên thủ đô. Lúc đó cô vẫn đang là sinh viên đại học, trở thành người kiếm tiền nuôi bố mẹ, hai em gái, ba đứa con lớn của chị gái.
“Có vài lần anh trai hỏi tôi đang làm gì”, Mehrunnisha kể lại khi đang chuẩn bị mua sắm cho lễ Eid al-Fitr kết thúc tháng Ramadan, nhớ lại đã khó khăn thế nào để thuyết phục gia đình chấp nhận việc con gái làm ca đêm.
“Nhưng điều này không làm tôi ảnh hưởng, bởi bố mẹ tôi luôn tin tưởng tôi, còn tôi thì chắc chắn không làm gì sai trái”.
Mehrunnisha vui đùa với một khách hàng.
“Tôi rất tự hào về việc mình đang làm, việc này không hề nhẹ nhàng chút nào”, Mehrunnisha nói. “Chăm sóc mọi người, đặc biệt là phụ nữ ở trong một câu lạc bộ là trách nhiệm rất lớn”.
Khách hàng cũng đồng ý với Mehrunnisha.
“Hễ tới đây và thấy một bảo vệ nữ, tôi cảm thấy an toàn hơn nhiều”, Nikita Lamba, một khách quen của Social, cho biết. “Mehrunnisha rất cứng rắn. Cô ấy làm việc rất nghiêm túc”.
Taranum (trái) tới chơi nhà bạn.
Hai chị em Mehrunnisha rất tự hào về nghề nghiệp của mình.
Các cô thường dành một tiếng mỗi ngày để tập gym tăng cường thể lực. Công việc thỉnh thoảng đòi hỏi hai người làm xuyên các dịp lễ tết.
Hồng Hạnh
Ảnh: Reuters
Theo VNE
Cô dâu phải chứng minh trinh tiết ở Tajikistan
78% phụ nữ Tajikistan phải chứng minh trinh tiết theo đòi hỏi của chồng chưa cưới và họ hàng nhà trai.
Cô dâu Khurshed chưa hề biết mặt chú rể cho tới ngày cưới. Ảnh: Rferl.
Ông Yahyo Odinaev, giám đốc Trung tâm Pháp y Quốc gia tại Dushanbe cho biết nhiều trường hợp đàn ông "không thể quan hệ trong đêm tân hôn do thiếu kinh nghiệm hoặc áp lực tâm lý" nhưng lại đổ lỗi cho cô dâu, theo Rferl.
Tajikistan có 98% dân số theo đạo Hồi, chủ yếu kết hôn qua mai mối. Phụ nữ nếu mất trinh hoặc ngủ đêm ở nhà người khác sẽ bị đánh giá là hư hỏng và không có cơ hội kiếm được người chồng tử tế.
Luật pháp yêu cầu kiểm tra sức khỏe bắt buộc với cả nam và nữ để tránh kết hôn cận huyết và các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Tuy nhiên, kiểm tra trinh tiết chỉ được tiến hành nếu cả hai gia đình có yêu cầu. Theo kết quả thăm dò năm 2015 của Trung tâm Pháp y Quốc gia, 78% số cô dâu thực hiện kiểm tra trinh tiết theo đòi hỏi của chú rể và họ hàng nhà trai.
Hồi tháng 5, Rajabbi Khurshed, 18 tuổi, kết hôn với Zafar Pirov, 24 tuổi do bố mẹ hai bên sắp xếp mà chưa hề biết mặt chú rể. Dù đã thực hiện thủ tục kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân, bao gồm kiểm tra trinh tiết theo yêu cầu của hai gia đình nhưng Rajabbi vẫn bị Pirov nghi ngờ đã "mua giấy".
Pirov đưa vợ tới hai phòng khám nữa ở thủ đô Dushanbe để kiểm tra. Cả hai phòng khám đều xác nhận cô gái còn trong trắng nhưng Pirov vẫn bác bỏ và tuyên bố sẽ bắt vợ "nói ra sự thật"
Vài tuần sau kết hôn, Pirov đòi lấy vợ hai. Khurshed không đồng ý. 40 ngày sau đám cưới, cô uống giấm tự tử. Nhà chức trách cho biết cô gái trẻ qua đời trong bệnh viện ở Chorbogh, tỉnh miền nam Vose sau vài giờ cấp cứu.
Gia đình Khurshed tuyên bố con gái tự tử do quá áp lực trước đòi hỏi lấy vợ hai của chồng và "không thể chịu đựng thêm nữa".
Bà Fazila Mirzoeva, mẹ của Khurshed nói rằng con gái chưa từng có bạn trai hoặc quan hệ thân thiết với bất kỳ ai. Con bà còn trong trắng và có giấy chứng nhận của bác sĩ. Bà khẳng định con gái là nạn nhân của "sự vu khống và bạo hành", kêu gọi công chúng phản đối lên Tổng thống Emomali Rahmon và chính quyền để bảo vệ danh tiết cho Khurshed.
Khurshed trước khi kết hôn. Ảnh: Rferl.
Tòa án Vose đã ban lệnh cấm rời khỏi nơi cư trú với Pirov trong lúc chờ phiên tòa xét xử được ấn định. Pirov bị bắt giam hôm 12/7, có thể bị buộc tội khiến vợ tự tử và đối mặt với án tù 8 năm. Tuy nhiên, anh này biện hộ cô dâu không còn là trinh nữ trong đêm tân hôn và đã cho phép mình lấy vợ hai.
"Cô ta uống giấm lúc ở nhà bố mẹ đẻ", Pirov nói. "Cô ta đã tự viết giấy cho phép tôi cưới vợ hai bởi vì thất trinh trước hôn nhân".
Năm 2014, các tòa án Tajikistan ghi nhận 600 vụ tranh chấp trinh tiết trước khi quy định kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân được đưa ra năm 2015. Đa số là các vụ vợ tố cáo chồng vu khống mình "thất trinh" trong đêm tân hôn.
Năm 2014, Husnigul, cô dâu 19 tuổi ở thủ đô Dushanbe đã thắng kiện người chồng tội vu khống và đánh đập, đưa cô về nhà bố mẹ đẻ ngay đêm tân hôn với cáo buộc vợ "thất trinh".
Husnigul được tòa án chỉ định kiểm tra y tế và kết luận cô vẫn còn trong trắng. Tòa tuyên bố cô dâu là trinh nữ, buộc chú rể bồi thường tài chính. Husnigul đã nộp đơn ly dị chồng, từ chối đề nghị hòa giải.
Tuy nhiên, những vụ thắng cuộc như Husnigul rất hiếm. Đa số các trường hợp rơi vào tình huống như Khurshed.
Trước khi dự luật được thông qua năm 2015, các nhà bảo vệ quyền phụ nữ đã kịch liệt phản đối, tuyên bố đây là hành động vi phạm nhân quyền, còn nhà chức trách thì bảo vệ.
"Nếu một cô gái từng có quan hệ trước hôn nhân, vậy phải làm rõ ràng và người chồng tương lai có quyền được biết", Rahimov, một cán bộ Bộ Tư pháp Tajikistan nói.
"Hãy nghĩ xem, một gia đình sẽ xáo trộn thế nào nếu hôn nhân tan vỡ. Vì vậy, kiểm tra tiền hôn nhân sẽ ngăn chặn việc ly hôn. Biết rõ mọi vấn đề trước khi kết hôn là điều tốt nhất. Nếu một người đàn ông vẫn muốn cưới một cô gái, anh ta có quyền lựa chọn trước đám cưới, chứ không phải sau", Rahimov nói.
Hồng Hạnh
Theo VNE
Khủng bố IS ở Philippines bắt phụ nữ làm nô lệ tình dục Sau hơn 5 tuần giao tranh, quân chính phủ Philippines vẫn chưa tìm được cách nào để tiêu diệt hoàn toàn khủng bố IS. Một số tay súng IS bị bắt ở Marawi. Tờ Daily Mail của Anh khẳng định khủng bố IS tại thành phố Marawi của Philippines đã ép phụ nữ ở đây trở thành nô lệ tình dục cho chúng....