Nghệ nhân tiết lộ bí quyết “biến” 1 chỉ vàng ra 490 lá vàng
Những nghệ nhân, thợ giỏi ở làng Kiêu Kỵ có thể dàn mỏng 1 chỉ vàng thành tấm lá vàng dài 1m, rộng 0,8cm.
Làng nghề Kiêu Kỵ, nơi luyện quỳ vàng, quỳ bạc lớn nhất nhì miền Bắc
Làng Kiêu Kỵ, xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm, TP.Hà Nội là ngôi làng luyện quỳ vàng, quỳ bạc (những miếng vàng, bạc đã được cán mỏng trên giấy quỳ) lớn nhất nhì miền Bắc. Trải qua gần 400 năm lịch sử, đến nay nhiều công trình kiến trúc, đến những bức tượng Phật, hoành phi câu đối dát vàng bạc lấp lánh trên khắp cả nước đã in dấu bàn tay tài hoa của những người thợ ở làng nghề này.
20 công đoạn thủ công
Trong ngày hè oi ả giữa tháng 7, chúng tôi có dịp trở lại làng Kiêu Kỵ tìm hiểu về nghề dát vàng, làm vàng quỳ truyền thống. Từ quốc lộ 5B đi vào làng Kiêu Kỵ chỉ vài trăm mét. Mới bước chân vào cổng làng, từ xa đã nghe thấy những tiếng búa rộn rã của các cơ sở chế tác vàng quỳ.
Nghệ nhân ưu tú Lê Văn Vòng, một trong những người có tuổi nghề cao nhất trong làng Kiêu Kỵ cho biết, công việc luyện vàng quỳ truyền thống đòi hỏi sự cầu kì và kiên nhẫn cao. “Trước đây, nếu làm theo cách thủ công, để làm ra một quỳ vàng hay quỳ bạc, người thợ phải trải qua tất cả 40 công đoạn. Còn hiện nay, có thêm máy móc hỗ trợ, người thợ hoàn thành sản phẩm cũng phải mất 20 công đoạn, trong đó có những công đoạn đòi hỏi sự kiên trì cao độ”, nghệ nhân Vòng nói.
Nhóm thợ thực hiện đem thỏi vàng hay bạc đã được bọc vải để lên đe, rồi lấy búa đập (hay còn gọi là đập diệp) dài ra, càng dài càng tốt.
Theo nghệ nhân Vòng, công đoạn đầu tiên của luyện quỳ vàng là chế tạo giấy quỳ, người thợ sẽ mua giấy dó từ vùng khác đem về luộc với nước để tạo độ ẩm. Sau đó, thợ sẽ dùng búa giã nhiều lần đến khi tờ giấy phẳng và mịn bóng. Giấy dó sau khi làm mịn sẽ được quét một loại mực làm từ bồ hóng của nhựa thông đốt cháy, hồ và keo da trâu. Quét mực rồi phơi khô, làm đi làm lại như vậy ba lần sẽ tạo thành giấy quỳ.
Tiếp đến là công đoạn cán, vàng nguyên chất sẽ được nấu chảy ở nhiệt độ cao, đổ vào khuôn tráng thành phiến mỏng. Sợi vàng sau đó sẽ được cắt thành từng miếng vuông nhỏ khoảng 1cm2, xếp lên các mảnh giấy quỳ đã cắt sẵn rộng 4 cm2.
Người thợ sau đó sẽ dùng vải mịn bọc chặt chồng giấy quỳ và vàng để cố định vị trí. Sau đó, đặt miếng vàng đã được bọc vải lên phiến đá lớn (dày 25cm, rộng 20cm) dùng búa giã cho những miếng vàng trong đó mỏng ra, trung bình, một người thợ sẽ mất 40 – 45 phút để hoàn thành xong lần giã thứ nhất này.
Video đang HOT
Giấy quỳ màu đen được xếp lại thành các xếp
Tiếp đó, những lá vàng đã giã mỏng sẽ được thợ đem cắt thành 16 miếng bằng nhau, sau đó lại được xếp xen kẽ từng miếng với giấy quỳ để giã lần thứ 2, công đoạn này gọi là “trại” (công đoạn lấy lá vàng ở giấy quỳ ra).
Công đoạn cuối cùng là “long quỳ”, nghĩa là lấy từng lá vàng sau khi “trại” xếp xen kẽ với giấy, buộc ngay ngắn thành từng quỳ. Mỗi quỳ vàng, bạc theo đúng tiêu chuẩn sẽ có 490 lá (tương đương với nửa chỉ vàng). Tiền công hoàn thiện làm 1 chỉ nguyên khối ra lá vàng mỏng dao động từ 100-120.000 đồng.
Công đoạn tách các lá vàng ra khỏi giấy quỳ
Cán 1 chỉ vàng ra 490 lá vàng mỏng
Nghệ nhân Lê Bá Chung ở làng Kiêu Kỵ cho hay, một người thợ giỏi có thể cán 1 chỉ vàng thành một lá vàng dài khoảng 1m, rộng 0,8 cm. “Mới đầu khi đập diệp người thợ sẽ gập miếng vàng lại làm đôi nhưng lần sau sẽ gập lại làm 3 hoặc 4 và cứ thực hiện như vậy nhiều lần cho đến khi lá vàng dài và mỏng. Khi đập diệp phải đều tay, tập trung. Thông thường, người thợ sẽ mất khoảng một ngày để hoàn thiện xong các công đoạn cán 1 chỉ vàng ra 490 lá vàng mỏng”, nghệ nhân Chung chia sẻ.
Mỗi quỳ gồm có 10 buộc giấy, mỗi buộc có 40-50 tờ giấy tương ứng với chừng ấy lá vàng.
Một người thợ giỏi có thể cán 1 chỉ vàng thành một lá vàng dài khoảng 1m, rộng 0,8 cm
Theo nghệ nhân Chung, trong các công đoạn, công đoạn “trại” yêu cầu người thợ phải tập trung rất cao. Yêu cầu khó nhất trong bước này đòi hỏi người thợ phải giã đều tay, liên tục, giữ được nhiệt độ ổn định của bọc quỳ và có như vậy lá vàng mới mỏng đều, bóng và không bị gãy. Ngoài ra, màu mực và độ mịn của giấy quỳ cũng sẽ ảnh hưởng đến màu sắc, độ bóng của lá vàng. Chính vì tầm quan trọng này mà những hộ gia đình ở Kiêu Kỵ đều có bí quyết riêng chế tạo giấy quỳ.
“Công đoạn thu sản phẩm (hay còn gọi là long quỳ) tuy là công đoạn nhẹ nhàng nhất nhưng cũng đòi hỏi sự tỉ mỉ rất cao. Khi thực hiện công đoạn này, người thợ phải làm ở nơi kín gió, ngồi trong phòng kín đóng toàn bộ cửa lại để tránh việc lá vàng bay ra ngoài, hao hụt sản phẩm. Quỳ vàng, quỳ bạc sau khi hoàn thiện sẽ được các nghệ nhân dát mỏng lên các bức tượng, câu đối, đồ vật mạ vàng, mạ bạc hoặc bán cho người có nhu cầu”, ông Chung nói thêm.
Đôi cá chép được người thợ tài hoa dát vàng trông rất đẹp, hút hồn người xem
Bộ đôi câu đối được dát bằng vàng
Theo Nguyễn Đức (Dân Việt)
Huyện Gia Lâm: Nhiều xã bây giờ "xanh-sạch-đẹp" như phố
Với quyết tâm cao cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, huyện Gia Lâm (Hà Nội) đã hoàn thành xây dựng nông thôn mới (NTM) ở 100% số xã. Đáng chú ý, việc xây dựng NTM của huyện đều gắn với các tiêu chí trở thành quận trong tương lai.
Đổi thay nhờ sạch làng - xanh đồng
Là một trong những "điểm sáng" điển hình của huyện Gia Lâm về sản xuất nông nghiệp xanh - sạch, trong thời gian qua, xã Văn Đức đã triển khai nhiều biện pháp thiết thực và coi công tác vệ sinh môi trường khu dân cư, đường làng, ngõ xóm thông thoáng, đồng ruộng xanh, sạch là việc làm quan trọng để giữ vững danh hiệu xã đạt chuẩn NTM.
Nghề trồng rau an toàn giúp cải thiện thu nhập và môi trường ở một số xã của huyện Gia Lâm, (Hà Nội). Ảnh: Hải Đăng
Cụ thể, vừa qua, xã Văn Đức đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền và triển khai việc ký cam kết giữ gìn vệ sinh với từng thôn, từng hộ gia đình. Theo đó, nhân dân bỏ rác đúng giờ, đúng nơi quy định, đơn vị thu gom (Công ty cổ phần Môi trường đô thị huyện Gia Lâm) vận chuyển rác theo hợp đồng đã ký với UBND xã.
Ngoài ra, xã còn niêm yết công khai hợp đồng dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải, khối lượng, tần suất, thời gian thực hiện và số điện thoại của cơ quan, đơn vị, cá nhân liên quan đến công tác duy trì vệ sinh môi trường, dự toán thu phí vệ sinh môi trường... tại trụ sở UBND xã, nhà văn hóa các thôn. Mọi việc đều rõ ràng, công khai, minh bạch nên việc giữ gìn môi trường ở Văn Đức đã đi vào nền nếp.
"Hàng ngày, cán bộ môi trường xã Văn Đức phối hợp với các trưởng, phó thôn giám sát việc thu gom rác thải sinh hoạt, hàng tháng, UBND xã nghiệm thu khối lượng thực hiện. Do đó, trên các đường trục chính, ngõ, xóm ở Văn Đức không có rác thải tồn đọng, lưu cữu, không có điểm tập kết rác tự phát" - ông Đặng Văn Thách - Trưởng thôn Sơn Hô chia sẻ.
Ông Thách cho biết thêm: Phong trào "sạch từ nhà ra đường" ở Văn Đức trở nên rộng khắp, lan tỏa trong cộng đồng dân cư và vào môi trường học đường. Tại các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở đều gương mẫu giữ gìn vệ sinh môi trường bên trong và quanh trường học.
Xã Văn Đức nằm ngoài đê sông Hồng, là vùng đất bãi nên rất thuận lợi cho phát triển trồng trọt và chăn nuôi, với 250ha chuyên canh rau an toàn và hơn 30ha trang trại chăn nuôi lợn, bò... Vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường đồng ruộng được chính quyền và nhân dân xã Văn Đức đặc biệt quan tâm. Đối với môi trường tại các trang trại, mặc dù ở xa khu dân cư, nhưng đa số các hộ chăn nuôi gia súc trên địa bàn xã Văn Đức đều xây dựng bể biogas. Những hộ chăn nuôi nhỏ, lượng chất thải không lớn cũng áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường nhằm giảm thiểu ô nhiễm...
Nhờ duy trì tốt các hoạt động giữ gìn vệ sinh môi trường khu dân cư, xây dựng nhiều phong trào "Tổng vệ sinh môi trường", "Vớt rác, làm sạch cảnh quan ao, hồ", "Tuyến đường đến trường sáng, xanh, sạch, đẹp", "Phát động trồng cây xanh"... nên tiêu chí "sạch làng, xanh đồng" đã trở thành hiện thực trên quê hương Văn Đức.
Tiếp tục thực hiện mục tiêu cao hơn
Ông Lê Anh Quân - Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm cho biết, từ khi bắt tay vào xây dựng NTM từ năm 2011, đến hết năm 2017, huyện đã có 20/20 xã hoàn thành xây dựng NTM. Huyện Gia Lâm có 9/9 tiêu chí về xây dựng huyện NTM đã hoàn thành, nên diện mạo nông thôn ngày càng đổi mới, sầm uất như phố phường.
Bên cạnh đó, từ năm 2016 đến nay, huyện Gia Lâm đã dành hơn 105 tỷ đồng đầu tư cho phát triển sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, giá trị sản xuất bình quân trên một ha canh tác đã đạt 306 triệu đồng/năm, tăng 198 triệu đồng so với năm 2010. Đến hết năm 2018, thu nhập bình quân của người dân trên địa bàn huyện đạt 47,6 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 0,56%...
Theo ông Quân, mặc dù đã hoàn thành xây dựng NTM ở 20/20 xã và hoàn thành các tiêu chí huyện NTM, nhưng huyện Gia Lâm xác định vẫn phải nỗ lực hơn nữa trên tất cả các lĩnh vực phát triển kinh tế, xã hội.
Ông Quân cho biết thêm, sản xuất nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của huyện, vì vậy Gia Lâm đang tiếp tục hỗ trợ nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi thông qua đề án phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo vùng chuyên canh giai đoạn 2016-2020, quy hoạch lại các vùng sản xuất.
Trong trồng trọt, huyện sẽ giảm dần diện tích trồng lúa, tăng diện tích trồng rau an toàn, cây ăn quả... Ngoài ra, huyện rà soát lại quy hoạch, huy động các nguồn lực tiếp tục đầu tư xây dựng hạ tầng, như: điện, đường giao thông... gắn với các tiêu chí để phấn đấu trở thành quận vào năm 2021.
Theo Danviet
Từ phán quyết Tòa Trọng tài đến tàu Trung Quốc ở bãi Tư Chính Không có cơ sở pháp lý để Trung Quốc yêu sách quyền lịch sử đối với tài nguyên tại các vùng biển phía bên trong đường chín đoạn. Trong việc Trung Quốc (TQ) có hành vi leo thang gây căng thẳng ở biển Đông, PGS-TS Vũ Thanh Ca (ĐH Tài nguyên - Môi trường Hà Nội, nguyên Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc...