Nghệ nhân làm đèn kéo quân
Mỗi dịp Trung thu, ông Sinh (Hà Nội) lại tỉ mẩn vót nan tre làm đèn kéo quân bán đi khắp tỉnh thành, với mong muốn trẻ con được chơi những đồ truyền thống, không độc hại.
Từ năm 8 tuổi, ông Vũ Văn Sinh đã biết tự làm đèn cho các em và các bạn cùng chơi. Lớn lên trong ngôi làng Đàn Viên (xã Cao Viên, Thanh Oai, Hà Nội) có nghề làm đèn lồng, đèn Trung thu, ông Sinh thấy yêu và gắn bó với công việc này.
Mỗi dịp Trung thu, cả gia đình ông Sinh lại làm đèn kéo quân. Chị Nguyễn Thị Thuỷ, con dâu ông Sinh, đang hoàn thiện khung đèn. Khung có hai loại, loại làm nan tre gắn với giấy poluya chơi được một tuần và loại làm bằng gỗ, vải tốt giữ được rất lâu.
Khó nhất trong làm đèn kéo quân là trục và tán quay cho đèn. Trục làm từ tre vót mảnh, vừa đủ nhẹ để có thể quay, vừa đủ cứng để treo hình không bị đổ. Với khung bằng tre sẽ được cuốn quanh bằng giấy poluya. Người làm phải dùng keo cố định giấy xung quanh khung, chỉ đề chừa ra một ô để chỗ cho nến, tản đèn.
Nghệ nhân Sinh đang dán và căn chỉnh chiếc tản đèn còn gọi là thông gió cho đèn. Tản đèn giúp cho hình tròn bằng nan tre có dính các hình thù bắt mắt có thể quay. Khi nến được thắp lên, lửa sẽ làm nóng không khí bên trong và gây chênh lệch nhiệt độ với bên ngoài để tạo ra luồng gió len lỏi qua khe của tản đèn và làm các hình ảnh quay vòng. Bóng của chúng được chiếu lên mặt giấy bên ngoài sống động như xem phim.
Các hình ảnh trên đèn thường thể hiện tinh thần yêu nước, giáo dục lòng tự hào dân tộc, như các tướng sĩ xung trận, ông trạng vinh quy bái tổ, tứ linh nhảy múa…
Video đang HOT
“Các nghệ nhân chúng tôi rất trăn trở trước việc nhiều sản phẩm Trung thu truyền thống như đèn kéo quân và các loại đèn khác ít xuất hiện trên thị trường. Nhưng với tình yêu nghề và mong muốn thế hệ con cháu không quên lịch sử dân tộc, cứ đến rằm tháng bảy hàng năm là gia đình tôi bắt đầu làm đèn kéo quân”, người nghệ nhân 55 tuổi cho biết.
Bước cuối cùng lồng đèn sẽ được trang trí cho thật sặc sỡ. Những dóng trụ đèn được quấn bằng các loại giấy màu. Giấy kim vàng óng ánh trổ họa tiết để dán vào đầu và chân các trụ đèn. Bà Nguyễn Thị Hạnh, vợ ông Sinh, lên tận Hàng Mã để mua những nguyên liệu này về trang trí.
Cháu trai của ông Sinh, bé Vũ Văn Hoàng năm nay 7 tuổi đi học về là giúp ông làm lồng đèn. Hoàng đang cùng ông kiểm tra lại lần cuối chiếc lồng đèn vừa được hoàn thiện.
Gia đình ông Sinh làm đèn kéo quân hàng chục năm nay với cách thức và chất liệu gần như không thay đổi. “Tôi làm vì muốn giữ truyền thống gia đình, không làm thì thấy nhớ, chứ không xem nặng việc kinh doanh”, ông Sinh nói.
Trung bình, mỗi người trong gia đình ông Sinh có thể làm hoàn thiện hai chiếc lồng đèn trong một ngày. Giá bán tuỳ theo kích cỡ, cái nhỏ 150.000 đồng. Mùa Trung thu năm nay nhà ông Sinh xuất ra hàng trăm đèn đi khắp tỉnh thành.
Giang Huy
Theo VNE
Phố cổ Hà Nội ngập tràn sắc màu Trung thu
Phố Hàng Mã, Đồng Xuân, Hàng Lược... rộn ràng không khí Tết Trung thu, thu hút hàng nghìn người dạo chơi, mua sắm.
10 ngày nữa mới tới rằm, song màu sắc Tết Trung thu đã xuất hiện khắp phố cổ Hà Nội. Chợ Đồng Xuân được trang trí khác lạ với hàng chữ "Tết Trung thu" phía trước. Năm nay, chợ được UBND quận Hoàn Kiếm chọn làm địa điểm trung tâm của "Lễ hội Trung thu phố cổ Hà Nội", cùng với các phố Hàng Mã, Hàng Lược, Lương Văn Can, Hàng Ngang, Hàng Đào.
Tại phố Hàng Mã, hoạt động buôn bán các mặt hàng đồ chơi Trung thu diễn ra sôi động từ sáng tới chiều. Dọc con phố bán buôn đèn lồng nổi tiếng, xe máy từ các nơi đổ về xếp hàng chật kín chờ đóng hàng.
Nhiều gia đình đưa trẻ nhỏ đi mua đồ chơi, đèn lồng sớm. Tại một cửa hàng trên phố Lương Văn Can, bé gái đi cùng bà tỏ ra phân vân trước rất nhiều loại đèn lồng, đồ chơi hấp dẫn.
Hàng trăm chiếc đèn lồng treo phía trước một gia đình bán buôn mặt hàng Trung thu tại phố Hàng Mã. Sau vài năm xuất hiện, loại đèn lồng giấy nhựa sản xuất trong nước trở nên thịnh hành, trong khi đèn lồng Trung Quốc gần như không còn bày bán. Giá đèn lồng vẫn giữ như những năm trước, khoảng 40-50 nghìn đồng/chiếc.
So với mọi năm, đồ chơi truyền thống được làm thủ công xuất hiện nhiều hơn. Chiếc đèn lồng cá chép này là một trong hàng chục mẫu đèn được làm thủ công từ nan tre và giấy bóng kính. Tuy không có bóng điện thắp sáng, đèn lồng cá chép vẫn rất bắt mắt, được nhiều người chọn mua với giá khoảng 50.000 đồng/chiếc.
Một cửa hàng bán trống đồ chơi trên phố Hàng Lược, giá từ vài chục đến vài trăm nghìn đồng mỗi chiếc tùy kích cỡ. Cùng với đèn lồng nan tre, đèn ông sao, mặt nạ giấy bồi, đầu lân cỡ nhỏ... các loại đồ chơi thủ công truyền thống xuất hiện ngày một nhiều hơn.
Tuy nhiên, đồ chơi thủ công truyền thống vẫn chưa đủ phong phú để trở thành xu thế chủ đạo, các loại đồ chơi hiện đại, chủ yếu xuất xứ Trung Quốc, vẫn chiếm đa số. Riêng đồ chơi ăn theo nhân vật Minion trong bộ phim hoạt hình "Kẻ cắp mặt trăng" khá nổi thời gian gần đây cũng có tới 5-6 loại. Phổ biến nhất là rôbốt Minion có thể phát nhạc, nhảy múa, thậm chí có thể bay, được bán với giá khoảng 100.000 đồng.
Những mẫu đồ chơi sinh động, như con khủng long biết cử động và phát sáng này, vẫn thu hút sự chú ý của trẻ nhỏ.
Vào buổi tối, không khí Tết Trung thu tại phố Hàng Mã, Hàng Lược, Chả Cá rất sôi động, đèn điện rực rỡ, âm thanh náo nhiệt...
...thu hút hàng nghìn người dân đến vui chơi, mua sắm.
Nam thanh niên bán hàng trên phố Hàng Lược hóa trang khá kỳ dị để thu hút sự chú ý của khách hàng.
Ngoài chợ Trung thu, từ nay đến hết rằm, tại khu vực Lễ hội Trung thu phố cổ Hà Nội còn diễn ra nhiều hoạt động văn hóa như liên hoan múa lân, sư tử, trò chơi thiếu nhi dân gian, thi bày cỗ, rước đèn đêm rằm.
Quý Đoàn
Theo VNE
Hàng Việt chiếm lĩnh thị trường đồ chơi Trung thu Chỉ còn 2 tuần nữa là đến rằm Trung thu, thị trường đồ chơi cho trẻ đang nhộn nhịp, với ưu thê thuôc vê hàng Việt. Phong phú về chủng loại Phố Hãng Mã (Hà Nội) vào những ngày này nhộn nhịp người mua kẻ bán. Những cửa hàng bán đồ chơi bày tràn cả ra vỉa hè. Đồ chơi phục vụ dịp...