Nghe nhà trai bàn bạc chuyện đám cưới, bố tôi tức giận tuyên bố hủy hôn
Sinh ra một cô con gái, nuôi dạy bao năm, giờ nhìn tôi yêu đương dại khờ và bị người ta coi rẻ, hẳn là bố đau lòng lắm.
Tôi năm nay 24 tuổi, vừa ra trường được 2 năm, công việc mới bắt đầu ổn định. Dự định của tôi là làm việc ở thành phố vài năm để cọ xát và tích lũy kinh nghiệm, sau đó sẽ chuyển về quê theo mong muốn của bố mẹ.
“Người tính không bằng trời tính”, vừa chân ướt chân ráo đi làm, tôi quen anh ở cùng công ty. Tình cảm hai đứa nhanh chóng nảy sinh. Kết quả, sau hơn một năm quen và yêu nhau, sắp tới chúng tôi làm đám cưới vì tôi lỡ “dính bầu”.
Bố mẹ tôi đã rất thất vọng khi nghe tôi thông báo tin này. Là con gái út trong nhà, tôi được bố mẹ và hai anh trai chiều chuộng. Bố mẹ luôn muốn tôi học xong, về xin việc gần nhà, lấy một tấm chồng coi như yên phận đời con gái.
Lúc nào bố mẹ cũng lo sợ tôi sống xa nhà, thân cô thế cô. Lúc mạnh khỏe, vui vẻ thì không sao, những lúc ốm đau muộn phiền lại một mình, không người bên cạnh. Nhưng giờ thấy tôi ở tình thế “gạo đã nấu thành cơm”, bố mẹ cũng chỉ biết thở dài ưng thuận.
Tôi chỉ muốn được bố ôm vào lòng, nói với bố một lời xin lỗi (Ảnh minh họa: iStock).
Nói về điều kiện kinh tế, nhà bạn trai khá giả hơn nhà tôi. Nói về nền nếp gia phong, chắc có sự khác biệt. Bố mẹ tôi đều là giáo viên, với con cái nghiêm khắc nhưng ít khi nặng lời. Còn bố mẹ anh buôn bán ở chợ, cách nói năng có phần bỗ bã, vui thì xởi lởi nói cười, không vui thì buông lời văng tục.
Hai hôm trước, bạn trai đưa bố mẹ và hai bác về nhà tôi chơi, tiện thể bàn bạc chuyện đám cưới.
Gia đình bạn trai bảo sắp tới đi xem ngày, chỉ cần gặp ngày đẹp là cưới, không sợ vội. Mẹ bạn trai nói thời buổi giờ, chỉ cần có tiền, mọi thủ tục cưới xin rất đơn giản, không cần lo lắng.
Đến phần bàn về thủ tục hôm cưới, bên gia đình tôi có nói về khoản lễ đen. Theo tục lệ quê tôi, trong lễ nạp tài, nhà trai cần chuẩn bị một khoản tiền cùng sính lễ để xin cưới cô gái.
Video đang HOT
Số tiền ít hay nhiều là do nhà trai, không có quy định cụ thể. Ở quê tôi, nhà có điều kiện bình thường đặt lễ 10 triệu đồng, nhà có điều kiện tốt hơn thì 20 triệu đồng, 50 triệu đồng…
Sau khi đề cập vấn đề này, bố bạn trai tỏ thái độ không vừa ý. Ông nói: “Thời đại này, những hủ tục đó nên bỏ đi. Nhà trai cưới vợ phải bỏ ra một khoản tiền, vậy có khác nào nhà gái bán con? Vả lại, cháu nó đã có bầu, cưới hỏi cho là may, còn bày vẽ lễ nghĩa làm gì cho phức tạp?”.
Với bố tôi, những câu vừa nghe chính là sự khinh rẻ và coi thường. Bố nhìn tôi, ánh mặt lộ rõ vẻ thất vọng và buồn chán. Bất ngờ bố đứng dậy, giọng chậm rãi khẳng định: Đã cưới hỏi thì nhất định phải đầy đủ, đàng hoàng. Đó là tục lệ, không phải đòi hỏi gì quá quắt.
Còn nếu nhà trai cho rằng, việc họ chịu cưới tôi đã là làm phúc, chỉ cần qua loa cho xong thì đám cưới không cần diễn ra nữa.
“Tôi nghĩ chúng ta có suy nghĩ khác nhau, không hợp để làm thông gia. Con gái tôi có lẽ không có diễm phúc làm con dâu anh chị. Thôi coi như nhà tôi thêm người, thêm của. Thời đại bây giờ, việc phụ nữ không chồng, làm mẹ đơn thân cũng không có gì ghê gớm lắm”.
Nói rồi, bố tôi đứng dậy bỏ vào nhà trong để mặc mẹ tôi và nhà trai bất ngờ, bối rối. Cuộc gặp gỡ diễn ra không thành công như mong đợi. Bố mẹ bạn trai cũng giận, nói nhà tôi đến nước này rồi còn làm cao.
Hai bên thông gia không hòa hợp, người khổ sở nhất là tôi và bạn trai. Cái thai ngày một lớn dần, còn đám cưới vẫn là một dấu chấm hỏi. Hôm qua hai đứa gặp nhau, nói qua nói lại cuối cùng thành cãi vã.
Anh ấy nói, sự việc đến nông nỗi này là do bố tôi. Ban đầu, nhà anh rất thiện chí cưới xin, chỉ vì những lời nói khó nghe của bố tôi mà hỏng hết. Bố anh nói rằng, trừ khi bên nhà tôi có lời, còn không đừng mơ chuyện đám cưới.
Anh bảo tôi nên về khuyên bố mẹ mình xuống nước trước, tất cả cũng vì hạnh phúc tương lai con cháu.
Tôi hiểu tính bố tôi. Từ nhỏ tới giờ, chỉ cần là điều tôi muốn, dù bố không thích cũng sẽ vì tôi mà chiều. Với chuyện này, nếu tôi khóc lóc, chắc bố cũng không nỡ nhìn tôi khổ.
Nhưng tôi vẫn thấy những lời bố nói không sai. Sinh ra một cô con gái, nuôi dạy, yêu thương bao năm lớn khôn, giờ nhìn con yêu đương dại khờ, bị người ta coi rẻ, hẳn là bố đau lòng lắm.
Tôi nói với bạn trai, bây giờ một đám cưới có lẽ cũng không còn quá quan trọng. Nếu anh muốn, anh có thể thực hiện vai trò làm cha của mình với con. Nếu anh không muốn, tôi cũng có thể nuôi con một mình. Tôi không để bố mẹ phải hạ thấp mình trước người khác vì tôi.
Tôi không biết lựa chọn này của mình có đúng hay không? Điều tôi muốn làm bây giờ chỉ là chạy về nhà, được bố ôm vào lòng và nói với bố một lời xin lỗi.
Có con khi 19 tuổi, mẹ vô lo vô nghĩ trở nên trưởng thành và trách nhiệm hơn
Sau khi có em bé, mẹ trẻ đã cảm thấy bản thân trưởng thành và có ý thức, trách nhiệm hơn trong việc chăm sóc và nuôi dạy con.
Có con khi còn trẻ tuổi là một điều không hề dễ dàng. Bên cạnh những ưu điểm như được tiếp xúc với khoa học, tư tưởng tiến bộ thì người mẹ trẻ cũng gặp không ít khó khăn như ít kinh nghiệm, chưa chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho việc chăm sóc một thành viên mới. Tuy nhiên, nếu có sự hỗ trợ của chồng, người thân thì không có gì là không thể vượt qua.
Thu Mến (sinh năm 2003) làm mẹ khi vừa tròn 19 tuổi. Có con khiến Mến trưởng thành và cảm thấy có thêm động lực, trách nhiệm hơn. Cô bạn tâm sự chắc chắn khi lấy chồng sớm thì bản thân phải đánh đổi rất nhiều, cả tuổi trẻ và thanh xuân để có thể làm tròn vai người mẹ và người vợ, thế nhưng Mến luôn cảm thấy hạnh phúc. Cô bạn hài lòng vì nhận được sự yêu thương của mọi người và đồng quan điểm trong cách dạy con.
Vợ chồng nên độc lập tài chính, cùng chăm sóc nhà cửa, con cái
Khác với quan điểm ngày xưa vợ ở nhà chăm con lo quán xuyến việc nhà còn chồng đi làm lo kiếm tiền thì cả 2 vợ chồng Thu Mến cùng nhau đi làm, kiếm tiền và chăm sóc con cái, lo toan công việc trong nhà.
"Mình cảm thấy vui vì cả hai vợ chồng cùng tham gia vào việc nuôi con và bản thân cũng độc lập về tài chính. Nhiều chị em sợ ở với nhà chồng nhưng theo cá nhân mình thì sau khi lấy chồng về mẹ nào cũng là mẹ nên việc ở chung là bình thường. Mình đi làm thì bà cũng phụ giúp 2 vợ chồng chăm con hay công việc nhà chẳng hạn. Khi con ốm đau hoặc bận công việc, các mẹ sẽ cảm thấy có bà đỡ đần là cực kỳ hạnh phúc", Mến khẳng định.
Thu Mến và chồng.
Bà mẹ trẻ cũng chia sẻ người phụ nữ nên độc lập về mặt tài chính. Trong gia đình, ai là người giữ tiền không quan trọng khi cả 2 đều kiếm ra tiền. Vấn đề là cần thống nhất làm sao tiết kiệm và để dành khoản cho việc ốm đau, chăm sóc con cái.
Cũng như bao người mẹ khác, việc chăm con là điều đương nhiên. Với lần đầu làm mẹ thì mình phải tìm hiểu rất nhiều thứ từ những người đi trước hay là trên phương tiện truyền thông. Bởi trước khi lấy chồng thì mình cũng đã tìm hiểu về khoá học làm dâu và cách học làm mẹ. Từ 1 con người vô tư vô lo vô nghĩ học để trở thành người có ý thức có trách nhiệm hơn.
Tuổi ăn tuổi lớn đã làm mẹ nhưng luôn cố gắng vì con
Khi có ai đó phê bình cách chăm con, Thu Mến cảm thấy hoàn toàn bình thường vì không một người mẹ nào hoàn hảo. Người mẹ nào cũng mong muốn mang đến cho con điều tốt đẹp nhất, thế nên nếu người đối diện phê bình đúng thì mẹ nên tiếp thu, còn không thì nên bỏ ngoài tai để tập trung chăm sóc con cho tốt.
"Khi làm mẹ ở tuổi này, mình thấy ưu điểm là mình trưởng thành, có thể ý thức được trách nhiệm nuôi dạy con hơn. Cảm thấy vui vẻ mỗi khi nhìn thấy nụ cười, niềm hạnh phúc của con và được chăm sóc con hàng ngày. Được thoả sức khoẻ con up ảnh con mỗi ngày vì con luôn là niềm tự hào niềm hạnh phúc của chúng mình.
Tổ ấm của gia đình nhỏ.
Nhược điểm là khi làm mẹ ở tuổi mới lớn khác với các mẹ 8x hay 9x là sẽ ít có kinh nghiệm chăm sóc con. Thực ra, đang tuổi ăn tuổi ngủ nên đôi lúc vì mệt mà mình có thể ngủ đến nỗi con khóc mới biết. Và các quan niệm dân gian trước khi áp dụng cho con thì mình nên tìm hiểu vì có mẹo nên áp dụng và có mẹo thì không để tránh ảnh hưởng không tốt đến bé", Thu Mến chia sẻ.
Cuộc sống hoàn toàn thay đổi sau khi có con nhưng Thu Mến chưa bao giờ cảm thấy hối hận vì đã đánh đổi thanh xuân rực rỡ. Từ một người vô lo vô nghĩ, ít quan tâm đến người khác, bà mẹ trẻ giờ đã biết chăm lo, yêu thương con cái, sẵn sàng tìm hiểu mọi thứ để chuẩn bị cho hành trang chăm sóc con. Thu Mến luôn hy vọng sẽ có cuộc sống bình yên, khoẻ mạnh bên con cái và gia đình.
Dùng tình yêu thương thuần khiết để nuôi dạy những đứa trẻ hạnh phúc Đừng bao giờ mong cầu con hạnh phúc nếu bản thân cha mẹ chưa thực sự hạnh phúc và còn quá nhiều mong cầu. Đã bao giờ bạn tự hỏi vì sao chúng ta lại cảm thấy không hạnh phúc trong chính tổ ấm mà chúng ta tạo ra, đứa trẻ mà chúng ta mang đến thế giới này để tạo nên một...