Nghe ngóng trước khi tăng giá sữa
Mặt hàng sữa chính thức nằm trong danh mục hàng bình ổn giá đã được 10 ngày, kể từ 20-11 theo Thông tư 30 của Bộ Y tế. Trái ngược với nhiều thông tin cho rằng giá sữa chuẩn bị bước vào đợt tăng giá mới, trên thực tế, các đại lý sữa lớn vẫn khẳng định: “Chưa nhận được thông báo tăng giá nào”.
Các đại lý sữa lớn vẫn chưa có động thái tăng giá
Chưa báo giá mới
Chủ đại lý sữa lớn đầu phố Đặng Tiến Đông cho biết: “Những năm trước, sữa thường tăng giá thành đợt vào đầu năm và cuối năm. Nhưng năm nay, đến giờ vẫn chưa thấy có thông báo nào về việc tăng giá”. Thông thường, nhà phân phối thường có thông báo giá bán mới đến các đại lý lớn trước thời điểm tăng từ 7 đến 10 ngày.
Trên thị trường, giá các loại sữa nhập khẩu vẫn “cao chót vót”, mặc dù thông tin giá nhập khẩu của một số hãng đã được công bố chỉ bằng 1/5 đến 1/3 giá bán. Cụ thể, Enfa hộp 900g số 1 bán với giá 468.000 đồng/hộp, số 2 có giá 467.000 đồng/hộp; số 3 là 428.000 đồng/hộp và số 4 là 356.000 đồng/hộp. Ensure loại 900g có giá bán 645.000 đồng/hộp; loại 400g có giá 299.000 đồng/hộp. Sữa Pediasure 900g có giá 563.000 đồng/hộp, loại 400g có giá 265.000 đồng/hộp. Nan Pro 1 loại 800g có giá bán 418.000 đồng/hộp; Nan Pro 3 có giá 412.000 đồng/hộp.
Một số loại sữa nội của Vinamilk, NutiFood… giá chỉ bằng khoảng 1/4 đến 1/3 giá sữa nhập khẩu. Giá sữa tại các đại lý cũng chênh lệch nhau đến 40.000 đồng/hộp cùng loại.
Video đang HOT
Nhân viên bán hàng đại lý sữa tại nhà H7- tập thể Thành Công cho hay: “Các chương trình khuyến mãi sữa vẫn diễn ra rầm rộ, đặc biệt là với sữa nội. Nếu vừa tăng giá bán thì thông thường, khuyến mãi sẽ ít hơn. Các hãng sữa ngoại cũng chưa gửi thông báo giá mới”. Hiện tại, Frisolac, Abbott hay NutiFood đều khuyến mãi lớn cho khách hàng mua nhiều.
Hiệu quả quản lý?
Theo Thông tư số 30 của Bộ Y tế có hiệu lực ngày 20-11 vừa qua, danh mục sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi thuộc danh mục hàng hóa thực hiện bình ổn giá. Sau Thông tư này, Bộ Tài chính đã đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở Tài chính thực hiện việc quản lý giá đối với mặt hàng sữa và sản phẩm từ sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi theo quy định của Bộ Y tế. Đồng thời, Tổng cục Hải quan cũng yêu cầu hải quan các tỉnh, thành phố tiếp tục quản lý giá sữa ngay từ khâu nhập khẩu. Nhiều ý kiến hoài nghi, giá sữa chưa tăng liệu có phải các biện pháp quản lý của cơ quan Nhà nước đã phát huy tác dụng?
Trao đổi với báo chí, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng, Thông tư 30 mới chỉ chuẩn hóa lại tên gọi thuộc diện quản lý giá của Nhà nước gồm cả sữa và thực phẩm dinh dưỡng nằm trong diện kiểm soát về giá, còn cơ chế bình ổn giá vẫn phải phụ thuộc điều kiện thực tế. Các doanh nghiệp vẫn có thể tìm cách “lách luật” và đưa ra các lý do để tăng giá sữa. Vì vậy, các cơ quan quản lý cần kiểm soát chặt chẽ chi phí kinh doanh của doanh nghiệp để xác định giá sữa hợp lý chưa.
Trong khi đó, chuyên gia thị trường Vũ Vinh Phú- Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị TP Hà Nội lại cho rằng, quản lý giá sữa theo cách hiện tại vẫn là áp đặt các biện pháp hành chính, thay vì cần quan tâm tới cả yếu tố thị trường. Vị chuyên gia này cũng nhấn mạnh vai trò kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng.
Theo các chuyên gia, quản lý giá sữa cần thực hiện chặt chẽ ngay ở khâu nhập khẩu, vì từ đó dễ dàng tính toán chi phí của doanh nghiệp và xác định giá bán. Trên thực tế, người tiêu dùng kỳ vọng vào các biện pháp quản lý của Nhà nước sẽ khiến giá mặt hàng sữa hợp lý và theo thị trường hơn. Tuy nhiên, vẫn có nhiều ý kiến lo ngại về trách nhiệm quản lý Nhà nước, vì giá nhập khẩu một số loại sữa đã được công khai (ở mức thấp) đã được một thời gian nhưng giá sữa nhập ngoại không vì thế mà giảm.
Theo ANTD
Từ 20/12, sữa ngoại phải có chứng nhận chất lượng
Từ ngày 20/12, tất cả các mặt hàng sữa nhập khẩu sẽ phải có chứng nhận thực phẩm đạt yêu cầu an toàn của Bộ Công Thương, mới được phép lưu thông tại Việt Nam.
Bộ Công Thương vừa có quy định mới siết chặt việc nhập khẩu các loại sữa ngoại kém chất lượng. Theo Thông tư 28 quy định về kiểm tra Nhà nước về an toàn thực phẩm đối với các thực phẩm thuộc chức năng quản lý của Bộ Công Thương vừa ban hành, các loại sữa chế biến nhập khẩu sẽ thuộc danh sách các loại thực phẩm phải "tiền kiểm" về độ an toàn, chất lượng trước khi thông quan vào Việt Nam. Thời gian áp dụng bắt đầu từ ngày 20/12/2013.
Cụ thể, tùy từng trường hợp mà các nhà nhập khẩu sữa sẽ chịu nhiều cấp độ kiểm tra khác nhau. Trong đó, mức độ kiểm tra cao nhất là "kiểm tra chặt", sẽ áp dụng đối với tất cả các sữa được nhập khẩu từ khu vực có nguồn ô nhiễm hoặc có mầm bệnh dịch nguy hiểm có thể lây sang người.
Các loại sữa nếu ở lần nhập trước đó không đạt yêu cầu nhập khẩu cũng sẽ phải chịu sự kiểm tra gắt gao này, hoặc các loại sữa có thông báo của Bộ Công thương về mức độ nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người.
Từ 20/12, sữa ngoại phải có chứng nhận chất lượng (Ảnh minh họa)
Ngoài các trường hợp này, các lô sữa nhập khẩu có thể chỉ cần trải qua kiểm tra thông thường, lấy mẫu ngẫu nhiên đủ để kiểm tra cảm quan và kiểm nghiệm một số chỉ tiêu chỉ điểm chất lượng, an toàn thực phẩm. Đơn giản hơn nữa là các lô hàng sữa có thể chỉ cần "kiểm tra giảm', soát xét trên hồ sơ mà không cần kiểm tra mẫu thực tế.
Tuy nhiên, muốn có được cơ chế thông quan thông thoáng đó, các lô sữa phải có dấu hợp quy, có chất lượng ổn định qua ít nhất 2 lần kiểm tra liên tiếp, hoặc chất lượng ổn định trong 1 năm.
Các chủ hàng chỉ được phép thông quan hàng hóa khi có chứng nhận thực phẩm đạt yêu cầu của bộ Công Thương. Quy trình này cũng giới hạn, trong vòng 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được đề nghị của chủ hàng, Bộ Công Thương sẽ xem xét và quyết định cơ quan chuyên môn thực hiện việc kiểm tra, kiểm nghiệm thực tế lô hàng theo quy định và thông báo cho chủ hàng băng văn bản.
Bộ Công Thương cũng cho biết, đối với các trường hợp lô hàng không đạt yêu cầu nhập khẩu theo quy định, các chủ hàng có thể khiếu nại, đề nghị xem xét lại. Các doanh nghiệp sẽ nộp lệ phí kiểm tra này. Nếu không đạt yêu cầu, các chủ hàng sẽ phải tái chế, sửa nội dung ghi nhãn hoặc tái xuất, tiêu huỷ.
Thời gian qua, chất lượng sữa ngoại là một vấn đề nóng gây bức xúc cho người tiêu dùng. Nhiều thương hiệu sữa nổi tiếng, quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam như sữa Abbott, Dumex, Similac GainPlus EyeQ... đều từng dính nghi án nhiễm khuẩn.
Hiện nay, sữa nội chỉ đáp ứng được khoảng gần 30% nhu cầu trong nước, còn lại, 70% nhu cầu được đáp ứng từ nguồn sữa bột ngoại, đến chủ yếu từ New Zealand, Mỹ và Hà Lan. Trong khi đó, giá sữa ngoại thường đắt gấp 2-5 lần so với sữa nội.
Bên cạnh sữa, các loại thực phẩm khác gồm rượu, bia, nước giải khát, dầu thực vật, sản phẩm chế biên bột, tinh bột, bánh, mứt, kẹo và bao bì chứa đựng các sản phẩm sẽ phải chịu sự kiểm tra của Nhà nước về an toàn thực phẩm trước khi thông quan.
Phạm Huyền (VEF)
Theo NTD
Yêu cầu 6 doanh nghiệp báo cáo giá sữa Bộ Tài chính vừa có văn bản yêu cầu 6 công ty sản xuất kinh doanh sữa phải kê khai giá mặt hàng sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi với Cục Quản lý giá trước ngày 25-11. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng phải giải trình các yếu tố tăng, giảm giá đối với mặt hàng trên kể từ đầu năm tới...