Nghề nghiệp nào phổ biến với người nhập cư ở Mỹ?
Người nhập cư từ khắp nơi trên thế giới đến nước Mỹ và trở thành một phần không thể thiếu của nền kinh tế lớn nhất thế giới. Vậy những nghề nghiệp nào là phổ biến nhất đối với những người nhập cư tại nước này?
Bản đồ thể hiện nghề nghiệp nào có nhiều người nhập cư làm nhất ở từng bang của Mỹ – Ảnh chụp màn hình trang Business Insider
Trang Business Insider trích dẫn Khảo sát Cộng đồng Mỹ – khảo sát hỏi về nhiều khía cạnh của đời sống người dân Mỹ, vốn được tiến hành thường niên bởi Cục Điều tra dân số nước này.
Trong số nhiều câu hỏi, có hai câu hỏi đem lại kết quả khá thú vị là “Bạn sinh ra ở đâu?” và “Nghề nghiệp của bạn là gì?”. Nhiều người trả lời khảo sát cho biết họ không sinh ra ở Mỹ, và nghề nghiệp chủ yếu của họ thì rất khác nhau.
Phía trên là tấm bản đồ thể hiện cụ thể các nghề nghiệp thường do người nhập cư đảm nhiệm tại từng bang trong nước Mỹ.
Video đang HOT
Theo đó, tại các bang như Texas, Colorado, Nevada, Florida, Nam Carolina và Bắc Carolina, đa phần vị trí quản gia, nội trợ được giao cho người nhập cư. Bang New Mexico, Idaho và các bang thuộc miền Tây nước Mỹ như Washington, Oregon và California, công nhân trong lĩnh vực nông nghiệp chủ yếu là người nhập cư.
Công việc y tá hoặc phụ tá chăm sóc sức khỏe tại nhà được giao cho nhiều người nhập cư sống ở bang Bắc Dakota, Nam Dakota, New York và Pennsylvania. Giáo viên đại học, cao đẳng là nghề nghiệp phổ biến mở cửa chào đón nhiều người nhập cư ở bang Missouri, Michigan và Ohio.
Một lượng lớn người nhập cư sinh sống tại các tiểu bang như Louisiana, Mississipi, Tennessee và Georgia làm công nhân xây dựng. Ở bang Kentucky, Virginia và Vermont, đa phần vị trí thu ngân được giao cho người không sinh ra ở nước Mỹ.
Ngoài ra, một số nghề nghiệp được người nhập cư nắm giữ ở Mỹ bao gồm: đầu bếp, gác cổng, phát triển phần mềm, tài xế xe tải, nhân viên phục vụ…
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Đánh cá, đổ rác là những nghề dễ chết người nhất ở Mỹ
Ngư dân có tỉ lệ tử vong vì nghề nghiệp cao nhất nước Mỹ, kế đến là người thu gom rác, theo báo cáo gần đây của Bộ Lao động nước này.
Biểu đồ một số nghề với tỉ lệ người chết và tiền lương bình quân một năm ở Mỹ, dựa vào báo cáo Bộ Lao động Mỹ - Nguồn: Daily Mail, chuyển ngữ: Phúc Duy
Bộ Lao động Mỹ đã thu thập số liệu thống kê số người tử vong và nguyên nhân tử vong trong các ngành nghề trong vòng 7 năm tính đến 2013 và công bố báo cáo hồi tháng 4.2015, theo Daily Mail (Anh) ngày 18.5.
Danh hiệu "nghề nguy hiểm nhất" và "chết chóc nhất" thuộc về các ngư dân. Theo đó, cứ 100.000 ngư dân thì có 132 người chết trong giai đoạn 2006-2013, theo báo cáo của Bộ Lao động Mỹ.
Người đốn gỗ, phi công, công nhân hầm mỏ, luyện thép, thợ lợp nhà và người thu gom rác là 6 nghề với tỉ lệ người chết (xếp hạng từ thứ hai đến sáu) đứng sau ngư dân. Phi công lái máy bay được xếp hạng thứ ba sau người đốn gỗ, chủ yếu thiệt mạng vì vấn đề riêng của họ chứ không phải do tai nạn máy bay.
Ngư dân Mỹ có nguy cơ chết cao - Ảnh: AFP
Những người thu gom rác tử vong đa số vì tai nạn giao thông lúc làm việc. Trong khi đó, tài xế taxi và tài xế nói chung có tỉ lệ người chết cao hơn cả cảnh sát.
Thậm chí tài xế taxi ở Mỹ bị hành khách/tội phạm giết chết nhiều hơn số tài xế thiệt mạng vì tai nạn giao thông. Ngược lại, cảnh sát thiệt mạng vì tai nạn giao thông nhiều hơn số hy sinh lúc trấn áp tội phạm.
Nhiều người nghĩ rằng lính cứu hoả có nguy cơ chết cao, thế nhưng điều đáng ngạc nhiên khác là vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài có tỉ lệ tử vong là 11/100.000 người, nhưng lính cứu hỏa chỉ có 8 người chết trên 100.000 người.
Các vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài ở Mỹ đa số chết vì tai nạn giao thông hơn là tai nạn nghề nghiệp.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Hình ảnh xúc động về "ông cụ phóng xạ" ở nước Nhật Khi tất cả mọi người sơ tán khỏi khu vực nhiễm phóng xạ ở tỉnh Fukushima, một mình "ông cụ phóng xạ" quay trở lại, để chăm sóc cho đàn vật nuôi bị bỏ lại phía sau. Câu chuyện về ông cụ đã nhanh chóng lan truyền và gây xúc động đối với người dân Nhật. Những nỗi đau và sự mất mát...