Nghề nào dễ khiến bạn nghe kém và điếc?
Nghe kém là hiện tượng suy giảm thính lực một cách đột ngột hay từ từ, có thể tiến triển tăng dần theo thời gian.
Người bị lãng tai nếu không phát hiện kịp thời và có phương pháp phục hồi thính lực hợp lý sẽ dẫn đến giảm thính lực mạn tính, thậm chí là bị điếc.
Nguyên nhân dẫn đến nghe kém
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nghe kém trong đó có các nguyên nhân sau:
Nghe kém là do tổn thương đường dẫn truyền thính giác, bao gồm các bệnh bẩm sinh, di truyền hay bệnh lý mắc phải, cụ thể:
Bệnh lý viêm: Viêm tai giữa mạn, viêm mê nhĩ, viêm thần kinh ốc tai.
Chấn thương: Chấn thương sọ não, xương thái dương.
Bệnh lý miễn dịch: Meniere.
Thoái hóa do tuổi tác: Lão thính.
Tiếng ồn – hóa chất độc (như các chất Aminoglucosides).
Video đang HOT
Bệnh lý tim mạch: Điếc đột ngột.
Nghe kém dẫn truyền – tiếp nhận – hỗn hợp – trung ương.
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp nguyên nhân chính gây nghe kém là do lão hóa và thời gian kéo dài tiếp xúc với tiếng ồn lớn. Vì lão hóa và tiếng ồn có thể gây hao mòn trên những sợi lông hoặc các tế bào thần kinh trong ốc tai, gửi tín hiệu âm thanh đến não. Khi những sợi lông hoặc các tế bào thần kinh bị hư hỏng hoặc mất tích, tín hiệu điện được truyền đi không hiệu quả dẫn đến nghe kém.
Nhiễm trùng tai và xương tăng trưởng bất thường; các khối u của tai ngoài hoặc giữa có thể gây ra mất thính lực. Một màng nhĩ vỡ cũng có thể dẫn đến việc mất thính lực.
Nghe kém là hiện tượng suy giảm thính lực một cách đột ngột.
Nghề nghiệp nào gây suy giảm thính lực, nghe kém?
- Lái xe: Những người làm nghề lái xe, nhất là lái xe đường dài, lái xe cứu thương… thường xuyên nghe tiếng ồn kéo dài, tiếng ồn lớn có thể gây suy giảm thính lực. Với lái xe cứu thương có cường độ âm thanh của tiếng còi xe ở cự ly gần là 120dB, mức độ đủ lớn để người nghe cảm thấy đau tai ngay lập tức. Bên cạnh đó, mỗi ngày các lái xe đường dài thường xuyên phải chịu hàng chục giờ đồng hồ liên tục tiếp xúc với tiếng ồn động cơ.
- Người làm ở nhà xưởng, công nhân công trường: Những người làm ở nhà xưởng, công nhân công trường luôn phải tiếp xúc với tiếng ồn lớn của các thiết bị máy móc sẽ phải đối mặt với nguy cơ nặng tai. Cường độ âm thanh họ tiếp xúc thường là 115dB.
- Người làm việc ở lĩnh âm nhạc, âm thanh: Những người làm công việc liên quan đến âm nhạc thường xuyên tiếp xúc tiếng ồn, nên cũng có thể gây suy giảm thính lực. Với các âm thanh từ đạo cụ phát ra tiếng ồn từ 110 – 115 dB, mức độ ồn này nếu tiếp xúc thường xuyên sẽ gây suy thính giác hoặc có nguy cơ bị tổn thương nghiêm trọng.
Ghi nhận thực tế cho thấy ngoài tác động của nghề nghiệp cộng với tuổi tác thì sẽ có sự suy giảm thính lực đáng kể.
Nghe kém bắt đầu xảy ra ở độ tuổi nào là câu hỏi của nhiều người khi tự dưng thấy mình lãng tai, nghe kém. Các nhà nghiên cứu cho biết nghe kém bắt đầu ở độ tuổi 30. Cứ mỗi 10 năm mức nghe kém tăng dần và nghe kém ảnh hưởng đến sinh hoạt nhiều hơn ở độ tuổi> 55 – 60 tuổi. Mức suy giảm nghe theo từng 10 năm là: 16% ở tuổi 60, 32% ở tuổi 70, 64% ở tuổi 80.
Cách phát hiện nghe kém
Trong sinh hoạt hàng ngày, nếu thường hay hỏi lại để nghe cho rõ, hay lặp lại từ (hả, nói gì, nói lớn lên…) nghĩa là bạn đã có dấu hiệu của nghe kém. Tuy vậy, để xác định mức độ nghe kém đến đâu thì cách tốt nhất nên đi khám tai – đo thính lực để phát hiện có hay không nghe kém, mức nghe kém.
Các dấu hiệu cần kiểm tra thính lực là: Ù tai, nghe kém, xuất hiện các tiếng kêu lạ trong tai hoặc điếc đột ngột… cần phải đi kiểm tra ngay.
Ngoài ra, sau chấn thương có ảnh hưởng đến sức nghe, tình trạng viêm tai giữa hay tái phát hoặc các bệnh lý về tai… cũng cần đi kiểm tra thính lực.
Tóm lại: Suy giảm thính lực là quá trình không thể tránh khỏi và rất khó phòng ngừa. Tuy nhiên, một số biện pháp sau đây có thể giúp làm chậm tốc độ lão thính, cụ thể:
Tránh tiếp xúc với tiếng ồn, bảo vệ đôi tai tại nơi làm việc, sử dụng nút tai chống tiếng ồn.
Kiểm soát tốt các bệnh lý nội khoa như các bệnh lý viêm tai mũi họng.
Tránh tự ý dùng các thuốc gây độc cho tai.
Ngoài ra, cần có chế độ ăn uống đủ chất để nâng cao sức đề kháng.
Phương pháp mới ngăn ngừa mất thính lực do tiếng ồn
Mất thính giác do tiếng ồn (NIHL) là do phơi nhiễm với âm thanh lớn, như tiếng súng, vụ nổ, hoặc tiếp xúc với âm thanh lớn trong thời gian dài, chẳng hạn như trong môi trường làm việc có độ ồn lớn.
Phương pháp mới ngăn ngừa mất thính lực do tiếng ồn
Kết hợp các đặc tính từ tính của y học cổ truyền với kiến thức hiện đại về hệ vi sinh vật đường ruột, các nhà nghiên cứu ở Chương trình R&D trọng điểm quốc gia Trung Quốc (NKPC) đã phát triển một phương pháp điều trị đường uống mới, có thể ngăn ngừa và cải thiện tình trạng mất thính lực do tiếng ồn gây ra.
Trong nhiều thế kỷ, magnetite và hematit đã được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc để điều trị các bệnh về thần kinh, bao gồm cả mất thính giác. Magnetite được cho là khoáng vật có từ tính mạnh, chống viêm và cải thiện lưu thông máu.
Còn hematite (một khoáng sản quan trọng được biết đến với tên gọi khác là găng hồng) được cho là thúc đẩy lưu thông và tăng cường sức khỏe thể chất, tinh thần.
NKPC đã phát triển tổ hợp hạt nano oxit sắt siêu thuận từ (SPIOCA). Về cơ bản, đây là một tập hợp có cấu trúc gồm các hạt nano oxit sắt, có đặc tính từ tính.
SPIOCA được phủ một lớp carboxymethyl cellulose (CMC) từng được FDA của Mỹ phê chuẩn, một dẫn xuất cellulose hòa tan trong nước, để đảm bảo có thể dùng bằng đường uống.
SPIOCA cũng phản ứng với độ pH, nghĩa là nó có thể tồn tại trong điều kiện khắc nghiệt, có tính axit của dạ dày mà không bị phân hủy.
Qua thử nghiệm cho thấy tính hiệu quả của SPIOCA đối với NIHL ở chuột, cho chúng uống sắt và sau đó cho chúng tiếp xúc với tiếng ồn trắng (110 dB) trong 2 giờ. Việc xử lý bằng SPIOCA trước khi chuột tiếp xúc với tiếng ồn đã thúc đẩy khả năng sống sót của tế bào lông nên không bị suy giảm thính lực.
Bằng cách nhắm mục tiêu điều chỉnh hệ vi sinh vật đường ruột, SPIOCA có tiềm năng trở thành một loại thuốc nano hiệu quả để điều trị NIHL.
Những bệnh lý dễ gây suy giảm thính lực Có nhiều người vẫn nghĩ rằng suy giảm thính lực chỉ gặp ở những người lớn tuổi. Thế nhưng trên thực tế có rất nhiều người trẻ cũng đang gặp phải các vấn đề về suy giảm thính lực. Giảm thính lực hay còn gọi là nghe kém là hiện tượng giảm một phần hay toàn bộ khả năng cảm nhận về âm...