Nghề mành trúc gần nửa thế kỷ ở Sài Gòn
Nép mình bên rặng tre làng, các thợ làm mành trúc ở huyện Củ Chi (TP HCM) vẫn miệt mài sơn vẽ ra sản phẩm để xuất khẩu đến nhiều quốc gia trên thế giới.
Nghề mành trúc ở huyện Củ Chi có từ trước năm 1975, tập trung nhiều ở xã Tân Thông Hội và Phước Vĩnh An. “Thời hoàng kim, có tới 54 cơ sở hợp tác xã làm nghề này để đáp ứng nhu cầu trang trí nhà cửa của Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu. Hiện nay, đơn hàng xuất khẩu đến nhiều nước hơn như Mỹ, Anh, Pháp, Nhật Bản, Trung Quốc…”, ông Nguyễn Hữu Bèn, chủ cơ sở mành trúc có tiếng ở Củ Chi, nói.
Trung bình mỗi ngày, một người thợ có thể kiếm được 200.000 đồng từ việc gia công sản phẩm. “Nghề mành trúc có ưu điểm là tận dụng trong lúc nông nhàn, từ người già đến trẻ nhỏ đều có thể làm được các công đoạn đơn giản”, bà Mai nói.
Ông Nguyễn Trung, người làm mành trúc hơn 40 năm, cho biết nguyên liệu trúc nhập chủ yếu từ tỉnh Tây Ninh. Những nhánh trúc tròn đều, được cạo sạch lớp lụa bên ngoài, rồi cắt thành từng đoạn nhỏ dài 6 cm, ngâm trong nước bồ hòn để chống mối mọt. Sau đó, trúc được phơi khô chừng hai nắng hoặc sấy.
Ông Nguyễn Vũ Tạo tỉ mẩn sơn vẽ họa tiết con hổ trên tấm mành trúc. Theo ông Tạo, để làm ra một sản phẩm hoàn chỉnh phải trải qua nhiều công đoạn như lựa chọn trúc, xỏ dây, lên khung, sơn cảnh, phơi sấy sản phẩm.
Video đang HOT
Sơn vẽ trên mành trúc là công đoạn quan trọng nhất, quyết định giá trị sản phẩm. Điều đặc biệt là người thợ sẽ không dùng cọ mà dùng một miếng xốp để vẽ các họa tiết trang trí lên mành trúc.
Tùy theo yêu cầu khách hàng, mỗi mành trúc sẽ có số lượng dây và mẫu mã khác nhau, thông thường là 100 dây với chiều dài 2 m mỗi dây. “Trước đây, mẫu mã chủ yếu tranh phong cảnh đồng quê, ngày nay có mạng Internet nên khách hàng có nhiều lựa chọn hơn. Chúng tôi không am hiểu nhiều về hội họa, chủ yếu sơn vẽ dựa trên kinh nghiệm”, ông Diệp Ân Văn, thợ làm lành trúc 42 năm, chia sẻ.
Việc pha chế màu sơn được các họa sĩ tính toán và thử nghiệm bằng cách quệt lên tường hoặc miếng bọt biển trước khi sơn.
“Sản phẩm mành trúc dù có đầu ra nhưng hiện nay, trong xã hầu như không có người trẻ theo nghề vì thu nhập bấp bênh, việc học nghề tốn nhiều thời gian lẫn công sức”, anh Nguyễn Văn Sen, thợ làm mành trúc hơn 10 năm, nói.
Nghề mành trúc yêu cầu người thợ vừa phải khéo tay, vừa phải chấp nhận làm việc trong môi trường có mùi sơn độc hại.
Mành trúc sau khi phơi sấy khô sẽ đóng gói để xuất khẩu đi các nước. Giá mỗi tấm mành trúc dao động từ 140.000 đến 200.000 đồng tùy theo số lượng dây và họa tiết khách hàng yêu cầu.
Theo thống kê, xã Tân Thông Hội và Phước Vĩnh An, huyện Củ Chi hiện có khoảng 7 cơ sở lớn chuyên gia công mành mộc cho các công ty sản xuất, kinh doanh xuất khẩu mành trúc. Hoạt động của những nơi này đã tạo công ăn việc làm hàng trăm lao động và hơn 500 hộ gia công ở các xã lân cận thuộc huyện Củ Chi, Hóc Môn. Bình quân lao động thu nhập khoảng 6 triệu đồng mỗi tháng.
Thành Nguyễn
Theo VNE
Dự án công viên 500 triệu USD tại TP HCM thành khu giải trí
Công viên Sài Gòn Safari tại huyện Củ Chi sẽ là khu du lịch sinh thái - nơi vui chơi giải trí kết hợp biệt thự nghỉ dưỡng (bungalow),
Trong quyết định điều chỉnh quy hoạch UBND TP HCM vừa ban hành, Công viên Sài Gòn Safari sẽ là một trong những điểm du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái, thúc đẩy phát triển du lịch Việt Nam.
Các khu chức năng tại đây sẽ có tính mở, cơ cấu tổ chức phân khu hợp lý, đảm bảo vệ sinh tại các khu nuôi thả động vật, an toàn cho du khách tham quan và người dân xung quanh công viên. Đây cũng là điểm đến của du khách trong nước cũng như quốc tế.
Dự án công viên Sài Gòn Safari sau 13 năm vẫn là cánh đồng hoang. Ảnh: Trung Sơn.
Hướng tổ chức không gian kiến trúc của công viên sẽ gồm hai khu vực. Phía Tây là khu safari bao gồm: vườn thú mở, khu kỹ thuật, nhân giống và bệnh viện, chuồng trại tạm, điều hành, quảng trường, bãi đỗ xe.
Đây cũng là nơi vui chơi giải trí, gồm các khu chức năng: khu đón tiếp, mua sắm, ẩm thực và dịch vụ công cộng.
Phía Bắc là khu biệt thự (bungalow) và khách sạn gồm các nhà hàng, khu vui chơi trẻ em, cây xanh, mặt nước, thể dục thể thao... Khu biệt thự - khách sạn bungalow được xây dựng thấp tầng, phù hợp với cảnh quan thiên nhiên.
Chính quyền TP HCM yêu cầu nhà đầu tư đánh giá hiện trạng môi trường về điều kiện địa hình, điều kiện tự nhiên, chất thải rắn, nước thải, tiếng ồn (nếu có), các vấn đề xã hội, văn hóa, cảnh quan thiên nhiên.
Chủ đầu tư phải phân tích, dự báo những tác động tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường, đề ra các giải pháp khắc phục cho dân cư, cảnh quan thiên nhiên.
Dự án Công viên Sài Gòn Safari tại xã An Nhơn Tây và xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi, có tổng diện tích khoảng 457 ha. Khi hoàn thành, công viên du lịch sinh thái này có thể đón 1.800 khách lưu trú, 3.000 khách tham quan mỗi ngày cùng khoảng 500 nhân viên phục vụ.
Dự án được khởi động từ năm 2004 năm trước. Tuy nhiên, theo UBND thành phố do năng lực chủ đầu tư (Thảo cầm viên Sài Gòn) yếu, tiến độ giải phóng mặt bằng chậm, dự án lớn nhưng khả năng sinh lợi thấp... khiến công viên Sài Gòn Safari sau hơn chục năm vẫn chưa thể triển khai. Thành phố đã cho thu hồi để giao đơn vị khác đầu tư.
Đến năm 2015, Công ty cô phân Vinpearl đề xuất được đâu tư dư an công viên Sai Gon Safari với vôn đâu tư khoang 500 triêu USD và đã được UBND TP HCM chấp thuận cho phép thuê đơn vị tư vấn nước ngoài nghiên cứu lập điều chỉnh nhiệm vụ quy hoạch và lập quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Công viên Sài Gòn Safari.
Trung Sơn
Theo VNE
Người đàn ông gần 20 năm săn rắn, bắt chuột ở Sài Gòn Với chiếc cuốc, lọp sắt và xe máy cà tàng, ông Võ Văn Dũng (54 tuổi) rong ruổi khắp các cánh đồng ở Sài Gòn và các tỉnh lân cận để săn rắn, bắt chuột. 5h sáng hàng ngày, sau khi uống cà phê để tỉnh táo, ông Võ Văn Dũng (ở xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, TP HCM) bắt đầu...