Nghe lợn cắp nách từ lâu nhưng mấy ai lý giải được cái tên thú vị đằng sau món ăn này
Giống lợn gì mà có thể cắp nách rồi nướng lên thành một món ăn độc đáo của vùng cao Tây Bắc được nhỉ?
Ẩm thực vùng cao Tây Bắc từ lâu đã nổi tiếng với những món độc đáo như pa pỉnh tộp, rêu nướng, thắng cố… và trong số đó thì có một cái tên sẽ khiến nhiều người phải giật mình thích thú, đó chính là lợn cắp nách.
Nguồn ảnh: Internet.
Lợn cắp nách thực chất là giống lợn truyền thống được lai giữa lợn rừng và lợn Mường. Một số nơi còn gọi là lợn lửng, lợn còi hay lợn ri. Người dân vùng cao thường nuôi theo kiểu thả rông trong rừng, và vì lợn có ngoại hình nhỏ, chỉ nặng chừng 10 – 15kg nên hay được cắp vào nách cho tiện mang đi bán.
Nguồn ảnh: Internet.
Giống lợn cắp nách được thả rông ở núi rừng thoải mái, không có sự chăm sóc nào nên thường tự tìm kiếm thức ăn như ngô, khoai, sắn, rau rừng… Do đó, thịt của chúng rất chắc và thơm ngon.
Khách vào bản mua lợn, người bán cứ ra ven rừng đuổi bắt được con nào thì lấy con đấy. Con to hay con bé giá cũng đều như nhau, khoảng 100k – 120k/kg. Vì giá không quá cao nên nhiều người tranh thủ lên đây ăn rồi mua cả lợn cắp nách về làm quà cho người thân.
Video đang HOT
Nguồn ảnh: Internet.
Hấp dẫn nhất là lúc chế biến, lợn cắp nách sau khi mua về sẽ được cạo lông sạch sẽ và mổ theo kiểu mổ moi. Để làm sạch được da lợn thì phải dùng chanh để tẩy hết lớp đất bụi bám ở lông, rồi mới rửa lại, để khô, xoa nước hàng và thui bằng rơm hoặc bã mía. Khi thui cũng phải thui đều lửa đến khi lợn ngả màu vàng ruộm thì chà sạch thêm một lần nữa bằng chanh. Cuối cùng mới lọc thịt ra để chế biến thành nhiều món ăn.
Nguồn ảnh: Internet.
Lợn cắp nách có thể xẻ thịt làm nhiều món khác nhau như thịt ba chỉ, thịt mông dùng để hấp, thịt từ vai trở lên dùng làm món nướng, thịt thủ, nầm bụng để nấu giả cầy, xương lọc rồi thì ninh làm nồi canh, lòng dồi, thịt bụng còn lẫn cả xương sườn sẽ được hấp cách thủy và chấm với lá nhội giã nhỏ trộn hạt mắc khén hoặc hạt dổi, ớt xanh. Ngon nhất phải kể đến món lợn cắp nách quay, xé miếng thịt lợn nóng hổi nghi ngút khói, lớp bì giòn tan quyện cùng phần thịt nạc mềm ngọt ăn vô cùng “đã”.
Tuy nhiên, mua lợn cắp nách cũng phải chú ý vì nếu không cẩn thận có thể mua nhầm phải lợn Mường cắp nách giả, nuôi bằng cám bã, ngô gạo chứ không phải thả rông. Khi ăn sẽ mất hết vị ngon và giá cũng cao hơn so với những loại lợn cắp nách chính gốc.
Theo Trí Thức Trẻ
Đặc sản Sa Pa không nên bỏ lỡ khi đi chơi Tết Dương lịch
Nếu nhóm bạn đã lên kế hoạch đi Sa Pa dịp Tết Dương lịch này, đừng quên ghé thưởng thức những món đặc sản ngon nổi tiếng kẻo về lại thương nhớ cuộc vui tại thành phố trong sương.
Đồ nướng Sa Pa: Nếu bạn biết chọn quán ăn và chọn món, giá sẽ luôn hợp lý và hương vị tuyệt ngon. Gần khu vực nhà thờ và quảng trường, bạn sẽ dễ dàng nhận ra khu ẩm thực nhờ mùi thơm nức mũi của những quầy hàng nướng quanh đây. Ảnh: Hanghihi1410.
Những món ngon đặc sản bạn nên thử qua khi đến Sa Pa (Lào Cai) là thịt cuốn cải mèo, ba chỉ sụn nguyên tảng, lạp xưởng mặn, chân gà, cơm lam, khoai lang mật... Một số địa chỉ quán nướng ngon cho bạn tham khảo như Mây nướng, dọc phố Cầu Mây, chợ mới Sa Pa. Ảnh: Nga_mum, seu_xinh_xan.
Lẩu cá hồi, cá tầm: Những nồi lẩu không thể không nếm thử cùng nhóm bạn thân, gia đình khi đến Sa Pa. Nơi đây có nhiều trang trại nuôi cá hồi nên nguyên liệu luôn tươi mới, thịt cá chắc. Nước lẩu cá hồi/cá tầm ở Sa Pa được nấu từ nhiều loại rau củ, thảo mộc ở vùng cao tạo độ thanh, ngọt và thơm không nơi đâu có được. Ảnh: Linnhhh.
Mỗi nồi lẩu cá sẽ ăn kèm nấm kim châm, rau cải mèo đặc sản, cải cúc, khoai, sườn sụn, thịt bò... Mức giá cho mỗi nồi lẩu cá dùng cho 4 người ăn đảm bảo no dao động khoảng 600.000 đồng. Những nhà hàng ngon du khách đến Sapa thường ghé ăn là nhà hàng Hồng Long, nhà hàng Lotus Sa Pa, nhà hàng Quỳnh Anh, nhà hàng Hoa Đào... Ảnh: Meodien.instafood.
Lợn cắp nách: Một trong những món ăn đặc sản tại xứ lạnh vùng cao Sa Pa. Sở dĩ, món ăn này có tên gọi như vậy do từ xưa, người dân nơi đây thường kiếm tiền bươn chải bằng việc bán lợn trong nhà và mỗi khi đem ra chợ, họ thường kẹp lợn vào... nách. Món thịt lợn có ăn kèm nước sốt tuyệt ngon. Ảnh: AirTravelling.
Thịt lợn trước khi đem nướng/quay nguyên con sẽ được làm sạch, tẩm ướp vừa miệng. Do đó, mỗi miếng thịt ngọt mềm sẽ kèm theo miếng bì giòn tan. Người dân Sa Pa thường nhâm nhi thịt nướng cùng rượu táo mèo để giữ ấm. Địa chỉ cho bạn tham khảo ăn lợn mẹt 7 món là quán lợn mẹt Sa Pa 419 Điện Biên Phủ, lợn mẹt Dũng Long, lợn mẹt bản Phong quán... Ảnh: Loholofo.
Xúc xích, lạp xưởng hun khói: Nguồn nguyên liệu từ thịt lợn tươi ngon khiến mỗi gia đình người dân ở Sa Pa sáng tạo thêm các món lai rai hợp nhắm rượu. Xúc xích thịt lợn các gia đình sẽ tự làm và hong khói trong bếp, tương tự với lạp xưởng. Ảnh: Mynh.
Mỗi dịp xuân về, hai đặc sản này tại vùng cao là thức quà biếu phổ biến mỗi gia đình vẫn dành tặng nhau ăn ngày Tết. Thịt lợn nửa nạc nửa mỡ sau khi thái miếng nhỏ sẽ được ướp rượu, nước gừng và một số gia vị đặc trưng. Bạn có thể tìm thấy hai món ăn trên tại những quán xiên nướng ven đường hoặc ngoài chợ, nhiều nhà hàng ngay trung tâm thị trấn. Ảnh: Lapsuon.
Thắng cố: Đặc sản vùng núi Tây Bắc không phải thực khách nào cũng dám thử qua là thắng cố. Thắng cố được nấu từ mọi thành phần của ngựa cùng 12 gia vị truyền thống khác của dân tộc vùng cao. Người dân vùng núi luôn tự hào về món ăn đậm chất riêng của họ. Ảnh: Duyhung252.
Hiện, người dân Sa Pa đã có nhiều cải tiến trong việc nấu thắng cố để ra những phiên bản mới ăn kèm thịt trâu, thịt bò cùng những công thức khác nhau cho hợp vị du khách. Bạn có thể dùng thử đặc sản nổi tiếng này tại nhà hàng A Phủ - 12 Fansipan, thắng cố A Quỳnh - 15 Thạch Sơn. Ảnh: 2309.va.
Phương Hà
Theo Zing
Tháng 10, du lịch Sapa thưởng thức ẩm thực Tây Bắc Sa Pa cuối Thu trở nên xinh đẹp lạ thường với nhiều biến đổi về cảnh sắc thiên nhiên. Đến Sa Pa mùa này, du khách không chỉ có cơ hội ngắm nhìn những thửa ruộng bậc thang chín vàng mà còn được thưởng thức nhiều món ngon vùng Tây Bắc. Cơm lam Cuối tháng 10, Sa Pa vào mùa gặt, khí hậu...