Nghe lời mẹ dặn chơi phải giữ trật tự, hai chị em liền nghĩ ra trò “bá đạo”, đúng yêu cầu nhưng khiến mẹ một phen sững sờ
Sau khi nghe lời giải thích của con gái, chính người mẹ trong câu chuyện cũng phải phục độ sáng tạo của các con mình.
Trẻ con tuy hay chí choé nhưng lại rất thích chơi cùng nhau, để các con tự chơi với nhau cũng là một cách hay, vừa giúp các bé có thể cùng nhau khám phá ra nhiều điều thú vị, gắn kết tình cảm mà bố mẹ lại đỡ vất vả hơn đôi chút.
Thế nhưng trẻ con thì trong sáng, hồn nhiên nên có những khi chúng tiếp nhận thông tin và làm đúng yêu cầu của bố mẹ nhưng lại theo suy nghĩ ngây thơ của riêng mình. Cộng thêm một chút sáng tạo nữa thì đó chính là lý do khiến nhiều ông bố bà mẹ được phen sững sờ khi các con bày trò chơi cùng nhau.
Chị Nguyễn Trang (TP. Vinh, Nghệ An) là người từng trải qua cảm giác như thế. Chị Trang kể chị có hai con, bé lớn tên Trang Linh hiện 7 tuổi và cậu út tên Khôi Minh, 5 tuổi. Hôm đó là cuối tuần, hai con được nghỉ học ở nhà. Vì bận lau dọn nhà cửa nên chị Trang dặn hai con chơi với nhau vui vẻ, lịch sự và giữ yên lặng, yên lặng ở đây có nghĩa là đừng quậy phá, gây ồn ào. Trang Linh và Khôi Minh vâng lời mẹ.
Cậu út Khôi Minh đang vào vai một em bé bị bắt cóc, đợi chị gái đến giải cứu.
Đến lúc xong việc quay vào, chị Trang sững sờ khi thấy con trai đang bị cô chị trói tay, bịt miệng bằng giấy dán thủ công. Chị lập tức hỏi con gái: “ Con làm gì em đây?” thì cô bé thủng thẳng trả lời: “ Thì mẹ dặn tụi con chơi trong yên lặng còn gì“.
Nghe lời giải thích của con gái, chị Trang ngớ người nhưng cũng phải công nhận là cô bé nói rất thuyết phục. Hoá ra hai chị em chơi trò bắt cóc, rồi thay nhau đóng vai công an đến giải cứu, mọi chuyện đều diễn ra trong im lặng (theo đúng lời mẹ dặn). Và chị Trang cũng đã nhanh tay chụp lại được bức ảnh cậu út đang ở trong tình trạng bịt miệng, trói tay vì bị bắt cóc.
Câu chuyện này đã diễn ra cách đây khoảng gần 1 năm, mới đây vô tình xem lại bức ảnh thấy hài hước nên đăng tải lên mạng xã hội cho mọi người cùng biết. Bức ảnh cùng câu chuyện của chị Trang đã nhận được rất nhiều sự chú ý. Ai nấy đều phải bật cười và thực sự chịu thua độ sáng tạo của lũ trẻ nhà chị. Đồng thời, nhiều ông bố bà mẹ cũng bày tỏ sự cảm thông với chị Trang vì họ cũng từng được phen ngỡ ngàng khi chứng kiến các con tự chơi.
Video đang HOT
Hai chị em thường xuyên chơi cùng nhau và rất quý nhau dù không tránh khỏi những lúc “ẩu đả”.
Vợ chồng chị Trang cùng hai con.
Trò chuyện thêm với chị Trang, chị cho biết hai con của chị tính cách khá khác nhau, cô chị thì lanh lợi, thích phân tích, lý luận còn cậu em thì tình cảm, có cá tính trong cách ăn mặc. Hai chị em rất quý nhau và chịu chơi cùng nhau dù cũng không tránh khỏi những lúc “ẩu đả”.
Chị Trang cho biết, dù 2 con chơi ở phòng riêng nhưng trong nhà chị lúc nào cũng có người lớn ở nhà để quan sát các bé chứ không bao giờ để mình 2 đứa trẻ ở nhà.
Đúng vậy, dù để các bé đã lớn và có thể tự chơi cùng nhau nhưng vẫn cần có sự để mắt của người lớn. Vì lũ nhóc thường rất hiếu động và có suy nghĩ đơn giản nên đôi khi xảy ra những tình huống nguy hiểm không thể lường trước được.
Thấy hai con ngồi ngâm chân thư giãn, mẹ đang định khen ngoan bỗng giật thót tim khi nhìn hộp sữa bột vơi quá nửa để ngay bên cạnh
Nụ cười của người mẹ chỉ được vài giây đã "tắt lịm" khi biết được thứ hai chị em dùng để pha nước mát xa chân.
Trong quá trình lớn lên của mình, trẻ sẽ nhiều lần khiến bố mẹ bất ngờ, khi thì là những tưởng tượng rất phong phú, khi lại là những trò nghịch ngợm không giới hạn.
Trẻ con luôn tò mò về mọi thứ xung quanh, chúng muốn khám phá thế giới thực đằng sau mọi sự vật, hiện tượng chúng thấy, vì vậy có những điều người lớn cảm thấy khó hiểu nhưng trẻ lại có logic riêng mới hành động như vậy.
Hai chị em dùng nguyên 1 hộp sữa bột để pha nước mát xa chân.
Gần đây, trên mạng xã hội lan truyền 1 hình ảnh hai chị em 1 nhà đang cùng nhau ngồi ngâm chân mát xa rất tình cảm. Thoạt nhìn, người mẹ cảm thấy lâng lâng hạnh phúc vì hai chị em biết chơi đùa cùng nhau hòa thuận, lại còn biết bắt chước mẹ mát xa chân tốt cho sức khỏe nữa! Nhưng khi hướng mắt đến vật để bên cạnh, bà mẹ tá hỏa phải tiến lại gần xác minh xem con gái và con trai đang mát xa chân bằng gì. Và đúng như linh cảm của người mẹ, hộp sữa bột đã đi tong, đồng nghĩa với đó là chậu nước trắng 2 nhóc tỳ đang ngâm chân kia chính là sữa công thức pha với nước.
Trong bức ảnh, cô chị gái với đôi chân còn đặt trong chiếc chậu gỗ, bên cạnh là hộp sữa công thức mở nắp, vẻ mặt bối rối khi bị mẹ bắt quả tang. Cậu em thì đang say sưa nghịch thứ nước mát xa xa xỉ trong chậu.
Nhìn kĩ có thể thấy lượng sữa trong hộp gần như đã hết, cư dân mạng đoán rằng chắc hẳn bà mẹ đã phải "giận tím người", có người còn nói có khi bà mẹ đã cảm thấy "bùng cháy" mà không thể làm gì hơn.
Quả thực, một hộp sữa bột to như kia tính ra giá thành không hề rẻ, ấy vậy mà 2 cục cưng lại đem ra pha nước mát xa chân, chỉ nghĩ đến thôi đã thấy xót!
Hộp sữa bột được "trưng dụng" để pha nước mát xa chân.
Các chuyên gia tâm lý phân tích, giai đoạn trước 6 tuổi là giai đoạn trẻ rất nhạy cảm, nhạy cảm với ngôn ngữ, với trật tự, với mọi thứ xung quanh mình... Vì thế, trẻ sẽ có những hành động người lớn cho là lạ, khó hiểu.
Thời kỳ nhạy cảm của trẻ là gì?
Đó là thời kỳ mà những cảm giác bản năng của trẻ sẽ thể hiện ra ngoài trong quá trình tăng trưởng, phát triển của trẻ. Trẻ ở trong giai đoạn này sẽ nhạy cảm hơn với mọi thứ xung quanh. Bố mẹ nên nắm bắt được từng giai đoạn để thấu hiểu con hơn, điều quan trọng là tôn trọng những hành động của con thay vì chỉ trích, mắng mỏ.
Nhà giáo dục Maria Montessori cho biết: " Những đứa trẻ trải qua thời kỳ nhạy cảm đang nhận sự chỉ huy từ một mệnh lệnh thần kì trong vô thức, ngay cả tâm hồn bé nhỏ của chúng cũng nhận được sự khích lệ".
Dưới đây là 1 số thời kỳ nhạy cảm của trẻ:
Giai đoạn nhạy cảm với ngôn ngữ (0-6 tuổi)
Từ 3 tháng tuổi đến năm lên 6 tuổi là giai đoạn trẻ cực kỳ nhạy cảm với ngôn ngữ. Mới đầu, trẻ sẽ nhận ra sự khác nhau trong giọng nói của người lớn và chú ý chuyển động trên khuôn miệng của người nói để học theo. Chính vì thế, cha mẹ nên nói với con nhiều hơn, chú ý dùng ngôn từ chính xác bởi trẻ có thể bắt chước và dần hình thành các kĩ năng ngôn ngữ.
Giai đoạn nhạy cảm về trật tự (1-3 tuổi)
Trong thời gian này, trẻ sẽ tò mò về mọi thứ theo thứ tự, về sự sắp xếp chẳng hạn như vị trí của quần áo, giày dép. Vì vậy giai đoạn này, bố mẹ hãy để trẻ tự chơi với các trò chơi xếp hình, thả khối, tự đi giày dép...
Giai đoạn nhạy cảm với chuyển động (0-6 tuổi)
Ngay từ khi sinh ra, trẻ đã nhạy cảm và tò mò về các chuyển động trước mắt mình. Các chuyển động vật lý sẽ kết nối với sự phát triển trí não trẻ, vì vậy trẻ sẽ ngày càng thích di chuyển nhiều hơn. Đó là lý do vì sao trẻ luôn vận động không ngừng nghỉ, đôi khi làm đi làm lại một việc suốt cả ngày không biết chán.
Giai đoạn nhạy cảm chi tiết (2-4 tuổi)
Giai đoạn này, trẻ phát triển khả năng tập trung vào một sự việc, tình huống cụ thể. Đây là thời kỳ trẻ rèn khả năng tập trung - chú ý, phát triển trí tưởng tượng, óc sáng tạo... Cha mẹ nên cho trẻ chơi các trò trốn tìm, lắp ghép đồ chơi... để phát huy khả năng tư duy.
Con buồn tiểu tiện trên xe bus, mẹ thản nhiên làm một hành động và cái kết đáng buồn Đang trên xe bus đông người, bé gái 2 tuổi đòi đi vệ sinh, mẹ cô bé không cần nghĩ ngợi cho con tiểu tiện luôn trên xe. Một buổi chiều đầy nắng, chuyến xe bus chật kín người và nhiều người không có chỗ ngồi, phải đứng. Một bà mẹ trẻ ngồi ghế cùng một bé gái chừng 2 tuổi rất dễ...