Nghe lời hàng xóm uống thuốc nam 4 tháng, bệnh nhân nhiễm kim loại nặng, suy kiệt
Bị bệnh viêm cột sống, tuy nhiên chị N.T.H, 27 tuổi, ngụ tỉnh Đắk Lắk, không điều trị theo phác đồ bác sĩ mà uống thuốc nam suốt 4 tháng dẫn đến nhiễm kim loại nặng.
Ngày 25.4, thạc sĩ, bác sĩ Doãn Uyên Vy, Phụ trách Phòng khám Chống độc Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết Phòng khám Chống độc vừa điều trị, giải độc thành công cho một trường hợp bị nhiễm độc kim loại nặng từ thuốc nam.
Qua khai thác bệnh sử, từ năm 2019, nữ bệnh nhân phát hiện mình mắc bệnh viêm cột sống dính khớp. Bệnh nhân đã từng đến thăm khám tại khoa Nội cơ xương khớp Bệnh viện Chợ Rẫy và được các bác sĩ cho thuốc điều trị.
Tuy nhiên sau đó, vì nghe lời khuyên của hàng xóm rằng “bị bệnh viêm cột sống dính khớp nên uống thuốc nam sẽ tốt hơn thuốc tây”, chị H. đã chuyển sang uống thuốc nam.
Chị H. cho biết gia đình chị đã phải “cắn răng” truyền thuốc mất hơn 1 triệu đồng mỗi ngày cho chị trong suốt 2 năm qua. ẢNH. BVCC
Sau 4 tháng dùng thuốc nam, không những tình trạng bệnh viêm cột sống dính khớp không cải thiện, mà chị H. còn bị tiêu chảy kéo dài, cơ thể bị phù, suy kiệt… Diễn tiến bệnh càng lúc càng nặng và khi đến khám tầm soát tại Bệnh viện Chợ Rẫy, các bác sĩ phát hiện chị H. đã bị loét đường ruột rất nặng. Khoa Nội cơ xương khớp Bệnh viện Chợ Rẫy đã cùng chuyên gia chống độc – ThS.BS Doãn Uyên Vy đến hội chẩn, cùng thăm khám để tìm ra nguyên nhân.
“Sau khi cho bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm, chúng tôi chẩn đoán chị H. bị nhiễm độc kim loại nặng từ thuốc nam. Chúng tôi đã yêu cầu bệnh nhân ngưng uống thuốc nam để cắt đứt nguồn độc. Kế đến là một lộ trình điều trị kéo dài để giải quyết hậu quả của tình trạng viêm loét. Tuy nhiên, tình trạng nhiễm độc kim loại nặng này đã để lại một di chứng khá nặng, đó là tình trạng mất protein qua đường ruột. Vì vậy, bệnh nhân buộc phải truyền albumin, truyền đạm mỗi ngày trong suốt 2 năm, rất tốn kém”, ThS.BS Doãn Uyên Vy chia sẻ.
Bệnh nhân thăm khám tại Bệnh viện Chợ Rẫy. ẢNH BVCC
Chị H. cho biết gia đình chị đã phải “cắn răng” truyền thuốc mất hơn 1 triệu đồng mỗi ngày cho chị trong suốt 2 năm qua.
“Lúc đó, dù rất tốn kém nhưng thuốc truyền vào chỉ giúp tôi duy trì việc ăn uống, ngủ nghỉ. Tôi không thể làm các hoạt động khác vì mỗi khi vận động, tôi đều cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt. Vì vậy, trong 2 năm, tôi gần như chỉ ở nhà và đợi đến giờ truyền thuốc mà thôi”, chị H. nhớ lại.
Nhiễm độc từ thuốc diễn ra âm thầm
Theo ThS.BS Doãn Uyên Vy, hiện nay, Bệnh viện Chợ Rẫy đã có thuốc giải độc kim loại nặng và sau 3 ngày truyền thuốc giải độc, bệnh nhân H. đã hồi phục, khỏe mạnh trở lại, không còn tình trạng mất protein qua đường ruột, qua đó chấm dứt việc phải truyền albumin, truyền đạm mỗi ngày…
“Đây là một trong những trường hợp bệnh tiêu biểu bị ảnh hưởng nặng nề của việc sử dụng thuốc không đúng cách. Việc nhiễm độc từ thuốc diễn ra âm thầm và biểu hiện như một bệnh lý nội khoa mà không phải lúc nào cũng dễ dàng tìm được nguyên nhân”, ThS.BS Doãn Uyên Vy chia sẻ.
Sau khi tìm ra nguyên nhân, các bác sĩ của phòng khám Chống độc đã phối hợp cùng các bác sĩ nội khoa tìm ra nguyên nhân, giải quyết dứt điểm dược căn bệnh cho bệnh nhân.
Phát hiện ung thư hạ họng giai đoạn cuối sau 2 tháng ho, sút cân nhanh
Đến viện khám sau 2 tháng ho, sút cân, ông H. được chẩn đoán ung thư hạ họng giai đoạn cuối, di căn thực quản. Các bác sĩ đã thực hiện ca mổ "2 trong 1", lấy khối u và tái tạo đường ăn cho bệnh nhân.
Ngày 5/11, Bệnh viện K cho biết các bác sĩ vừa thực hiện ca phẫu thuật "2 trong 1", lấy triệt để khối u hạ họng di căn thực quản, và tái tạo đường ăn cho bệnh nhân, giúp bệnh nhân ăn uống được bình thường sau điều trị ung thư.
Bệnh nhân là ông N.C.H. (71 tuổi ở Bắc Ninh). Suốt 2 tháng qua ông bị sút cân nhanh, khản tiếng và ho, kèm đau nhiều nhưng ngại dịch Covid-19, ông không đi khám.
Nhưng khi thấy cân nặng tụt nhanh chóng, ông vội vàng đến Bệnh viện K khám, được chẩn đoán ung thư hạ họng giai đoạn cuối, di căn thực quản.
Người nhà bệnh nhân cho biết, chỉ trong 2 tháng, ông H. sút 5kg, ho nhiều và ngày càng mất tiếng, khó khăn trong giao tiếp, ăn uống. Khi lên BV tỉnh, bác sĩ giới thiệu đến Bệnh viện K khám.
Bác sĩ xác định cụ H. có u lớn vùng xoang lê phải, lan xuống vùng miệng thực quản, kết quả giải phẫu bệnh ung thư tế bào vẩy(SCC), giai đoạn 4 , T3N1M0. Vì khối u ngày càng phát triển, nếu không đưa ra quyết định sớm để điều trị thì sẽ khiến chất lượng sống của bệnh nhân bị ảnh hưởng nghiêm trọng và sức khỏe chắc chắn sẽ diễn biến xấu hơn.
Cuối tháng 10 vừa qua, sau nhiều buổi hội chẩn liên khoa, toàn bệnh viện về ca bệnh này các bác sĩ quyết định thực hiện cuộc mổ kép cho bệnh nhân.
Ca phẫu thuật cho bệnh nhân ngay từ đầu đã được xác định khó khăn, do bệnh nhân tuổi đã cao, ung thư miệng thực quản và 1/3 trên thực quản, đã tiến triển lan rộng.
Sau phẫu thuật ung thư hạ họng, di căn thực quản, bệnh nhân được tạo đường ăn mới.
"Không chỉ đặt mục tiêu điều trị lấy hoàn toàn khối u, chúng tôi mong muốn tái tạo đường ăn cho bệnh nhân", TS.BS Phạm Văn Bình, Phó Giám đốc chuyên môn Bệnh viện K, Trưởng khoa Ngoại bụng 1 chia sẻ.
Sau ca phẫu thuật kéo dài 10 giờ đồng hồ với sự tham gia của 2 ê-kíp gồm chuyên khoa tiêu hóa do TS.BS Phạm Văn Bình, Phó Giám đốc chuyên môn Bệnh viện K; chuyên khoa Tai mũi họng do ThS.BS CKII Nguyễn Tiến Hùng, Trưởng khoa Ngoại tai mũi họng làm trưởng ê-kíp, bệnh nhân đã được phẫu thuật thành công.
Bác sĩ đã tiến hành cắt thanh quản hạ họng toàn phần, 3cm trên của thực quản, nạo vét hạch. Tiếp đó các bác sĩ dùng đoạn hỗng tràng nối họng và thực quản để tái tạo đường ăn cho bệnh nhân.
Đây là kỹ thuật khó và tiên tiến trong phẫu thuật ung thư miệng thực quản và 1/3 trên thực quản. Trước đây các ca mổ ung thư 1/3 trên thực quản và miệng thực quản gặp khó khăn trong vấn đề nạo vét hạch cổ các nhóm IV, V và việc tái tạo vẫn được thực hiện bằng kỹ thuật ống dạ dày (Gastric Pull up).
Tuy nhiên, sự kết hợp với 2 chuyên khoa Tiêu hóa - Tai mũi họng đã đảm bảo thực hiện thành công, nạo vét hạch cổ và tái tạo bằng vạt hỗng tràng, phương pháp này có nhiều ưu điểm hơn như tỷ lệ liền của vạt cao, hậu phẫu nhẹ nhàng hơn, tốt hơn rất nhiều so với phẫu thuật ống dạ dày.
Hiện tại sau 10 ngày cụ H. hoàn toàn tỉnh táo, đi lại bình thường miệng nối liền tốt, ăn uống qua đường xông trở lại với sự hướng dẫn kỹ càng của bác sĩ chuyên khoa và Trung tâm dinh dưỡng lâm sàng Bệnh viện K.
Cuộc sống sau 11 năm trị đông máu với viện phí hơn 40 tỷ đồng Anh Phan Hữu Nghiêm, 37 tuổi, lần đầu tiên "tắm được đúng nghĩa như người bình thường" sau 11 năm điều trị nhiễm trùng do bệnh máu khó đông. Anh mừng rỡ, nhắn tin chia sẻ niềm vui với bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy - những người đã giúp anh trở lại với cuộc sống bình thường, hôm 1/11. Vết thương lên...