Nghe ‘lơ lớ’ vẫn thân thương lạ thường
Có một thực tế là thế hệ người Việt thứ 2 sinh ra, lớn lên, sinh sống và học tập ở nước sở tại phần lớn đều không thông thạo tiếng Việt và nhất là văn hóa Việt.
Doanh nghiệp Việt cần vươn xa hơn
Chủ đề “Xây dựng và hoàn thiện hệ thống nhà hàng, bán lẻ và dịch vụ…” tại DĐDN Việt Nam tại châu Âu lần thứ 7 ở Kharkov được các đại biểu bàn luận khá kỹ, kể cả việc rất “kỹ thuật” như thông tin cho nhau cách thức để tiến hành xuất nhập hàng hóa vào các nước một cách nhanh gọn nhất.
Tuy vậy, đoàn chủ tịch điều hành Diễn đàn vẫn kết luận “đó chỉ là những câu hỏi mở, những kinh nghiệm ban đầu” trong một bức tranh chung, mỗi doanh nghiệp ở mỗi nước sẽ phải tìm hướng đi, cách làm phù hợp và hiệu quả nhất trong điều kiện và năng lực cho phép.
Các đại biểu còn đề nghị Diễn đàn nên mở rộng quan tâm những nội dung thiết thực nhưng nằm ngoài chủ đề nêu trên.
Trong buổi gala dinner được tổ chức sau khi diễn đàn thành công. Ảnh: Quehuongonline
Ông Nguyễn Văn Hoài, đến từ Bungary, thẳng thắn nói doanh nghiệp Việt cần vươn xa hơn, nhìn xa trông rộng hơn, không chỉ mỗi việc bán lẻ, nhà hàng, chợ búa…Ông cho biết, doanh nghiệp của ông đã và đang đầu tư lớn vào lĩnh vực viễn thông và sẵn sàng mở rộng sang các nước khác, đề nghị các doanh nghiệp bạn hỗ trợ.
“Đề nghị Diễn đàn quan tâm câu chuyện ứng dụng và phát huy thành tựu y học cổ truyền của Việt Nam ở châu Âu và trên thế giới”đại biểu Lê Thúy Oanh đến từ Hungary phát biểu. Được biết, những kết quả đạt được ở Hungary của bà Oanh về phương pháp châm cứu cấy chỉ rất đáng nể, tạo được thương hiệu nổi tiếng “Cấy chỉ Lê Thúy Oanh” và hiện bà đã mở chi nhánh hoạt động tại Hà Nội.
“Lơ lớ” vẫn thân thương lạ thường
Có vài ý kiến đến từ Italy hay Slovakia, tưởng như vụn vặt nhưng thực ra rất hệ trọng. Đó là làm sao chăm lo thật tốt việc dạy tiếng Việt cho con em trong các cộng đồng người Việt ở châu Âu. Có một thực tế là thế hệ người Việt thứ 2 sinh ra, lớn lên, sinh sống và học tập ở nước sở tại phần lớn đều không thông thạo tiếng Việt và nhất là văn hóa Việt.
Trường hợp các cháu Sơn (con anh Lam, chị Lan), cháu Linh (con gái thứ hai anh Quyền) sử dụng thành thạo tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga và nhất là tiếng Việt, chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Video đang HOT
Tôi đã được nghe kể về phương pháp giáo dục con cái rất bài bản, công phu và nghiêm khắc của những ông bố, bà mẹ thành đạt này.
Nhiều người biết khi nhà hàng nổi tiếng La Maison 1888 trong khu resort InterContinental ở Sơn Trà – Đà Nẵng đi vào hoạt động, có một thanh niên khỏe mạnh, chăm chỉ đến làm việc suốt 3 tháng hè như những người lao động khác. Hết kỳ học ở Anh, anh này được bố mẹ chu cấp cho một khoản tiêu vặt trong 3 tháng để về Việt Nam, được yêu cầu “thực tập” đủ mọi công việc trong nhà hàng, nơi từng được chỉ dẫn bởi “Vua đầu bếp” từ Pháp tới.
Chúng tôi cũng được cháu Linh dẫn đi mua hàng ở siêu thị lớn nhất thành phố Kharkov. Cứ mỗi lần cháu gọi “Chị ơi?”, “Bố ơi?”, hay cháu giải thích “Loại này dùng cho phụ nữ trên 45 tuổi” dù giọng điệu có một phần hơi cứng, lơ lớ thì vẫn nghe thân thương, gần gũi đến lạ thường.
Mừng cho gia đình anh Quyền, sau khi cháu tốt nghiệp đại học đã tìm được việc làm ở một cơ quan hành chính của thành phố. Tôi hỏi “Lương cháu được bao nhiêu, nếu tính ra tiền Việt?”. Linh trả lời: “Khoảng 5 triệu ạ”. Ừ, vậy cũng là tốt rồi, thời khủng hoảng mà…
Ảnh minh họa: Quehuongonline
Bữa cơm tối đầm ấm ở “ốp” Búa Liềm cũ (nay được bán lại cho người lao động cả bạn và ta sử dụng), tôi cứ nhớ mãi câu chuyện của anh Thừa. Rằng, con anh không đến nỗi không biết tiếng Việt nhưng nói thật là biết không đến nơi đến chốn.
Ví dụ, cô giáo dạy tiếng Việt ở lớp do Hội người Việt tổ chức dạo nọ, đọc cho cháu chép thơ Tố Hữu “Mạ non bầm cấy mấy non..” về nhà cháu không hiểu gì hết! “Mạ non” không biết là cái gì, “mấy non” lại càng mù tịt. Vậy là anh phải giảng giải, bày vẽ, nói đi nói lại mà trong lòng thì vẫn tin là cháu không hiểu, không thể hiểu được.
Tôi thầm quan sát là các cháu ở Làng Thời Đại rất vui vẻ, gặp ai cũng chào hỏi tíu tít, bằng tiếng Việt rõ rành. Có một cháu trai khoảng 9, 10 tuổi bụ bẫm vào nhà ăn là khoanh tay chào các bác, các chú khắp lượt. Thỉnh thoảng cháu lại ngoảnh sang bạn cùng lứa nói chuyện bằng tiếng Ucraina (hình như khác tiếng Nga chút ít).
Anh Thái, Phó chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sungroup vẫy tay gọi và kéo cháu vào lòng, vỗ vỗ “Này cu, còn yêu Marina tóc vàng không?” Đáp gọn lỏn “Cháu bỏ Marina rồi, không thích Marina đang yêu cháu lại đi yêu cả người khác…”. Mọi người cười ồ lên, tán thưởng.
Tôi hiểu, chữ “yêu” mà cu cậu vừa nói và khiến mọi người cười cũng chính là câu chuyện anh Thừa nói với mọi người hôm trước, là một vấn đề không nhỏ được đặt ra tại Diễn đàn…
Giở lại cuốn kỷ yếu của Hội doanh nghiệp Việt Nam tại Ucraina, tôi nhìn thấy bức ảnh đề “Lớp học dạy tiếng Việt” trong phần nói về công tác tuyên truyền giáo dục, nhưng không thấy đề cập chi tiết. Tôi cũng nghe phong thanh về lớp học ấy, về người thầy giáo và công việc dở dang.
Rõ ràng là những người có trách nhiệm ở đây đã biết, đã làm, đã trăn trở như anh Thừa. Nhưng, bao nhiêu cái khó nơi đất khách, quê người, việc làm được đã nhiều, việc chưa làm được đang thôi thúc cũng không hề ít, không hề dễ …
Buổi sáng trước lúc khai mạc Diễn đàn, đại biểu doanh nghiệp Việt từ 12 nước châu Âu và Hoa Kỳ đã tụ về dưới chân Tượng đài Thánh Gióng trong khuôn viên Làng Thời Đại để tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm, để mong muốn được hun đúc, xây đắp tinh thần Phù Đổng vươn vai, lớn dậy.
Không biết ai là người có ý tưởng xây dựng nơi này biểu tượng vĩ đại của dân tộc Việt?
Chỉ biết, buổi sáng ấy, gần 200 đại biểu các doanh nghiệp Việt Nam ở châu Âu và Hoa Kỳ đã vai kề vai đứng trước tượng đài, vững niềm tin và sức mạnh “nhổ bụi tre làng” quyết đuổi giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm ra khỏi quê hương, bờ cõi mình bằng vô vàn phương cách khác nhau, từ bất cứ nơi nào…
Bùi Nam Sơn
Theo_VietNamNet
Doanh nghiệp niêm yết thận trọng với kế hoạch 2013
Dự kiến tình hình kinh doanh vẫn còn nhiều khó khăn nên có công ty tính tới phương án hòa vốn hoặc lợi nhuận chỉ bằng một phần nhỏ năm ngoái, điều ít xảy ra ở các năm trước.
Công ty Viglacera Từ Sơn (mã chứng khoán VTS) là một trong số ít doanh nghiệp niêm yết đặt mục tiêu hòa vốn năm nay, khi kế hoạch lợi nhuận trước thuế là 0 đồng. Chỉ tiêu này đã được cổ đông thông qua. Năm ngoái công ty lãi 591 triệu đồng.
Năm 2013, các khoản mục như: trị giá thành phẩm tồn kho, khấu hao cơ bản tài sản cố định, các khoản phải thu, lao động bình quân của VTS đều giảm so với 2012. Trong đó, chỉ tiêu trị giá thành phẩm tồn kho điều chỉnh mạnh nhất, tới 75%. Ngược lại, doanh thu dự kiến tăng lên 22% nhưng vẫn không giúp công ty duy trì mức lãi như 2013.
Để thúc đẩy khả năng sinh lãi, đại hội cổ đông đã thống nhất Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban quản lý vận hành năm 2013 có lợi nhuận sẽ được thưởng 10% lợi nhuận trước thuế và thưởng thêm 30% giá trị phần vượt nếu đạt lãi vượt 1 tỷ đồng.
Với Công ty cổ phần xây lắp đường ống bể chứa dầu khí (mã chứng khoán PXT), một kế hoạch dè dặt được đặt ra cho năm nay. PXT dự kiến lãi trước thuế chỉ 7 tỷ đồng, chưa bằng một phần ba lợi nhuận đạt trong năm 2012 là gần 25 tỷ đồng. Kế hoạch doanh thu cũng lùi một chút so với năm ngoái, kỳ vọng có 620 tỷ đồng.
Tại đại hội cổ đông 2013, công ty sẽ trình đại hội duyệt chỉ tiêu giá trị sản lượng (660 tỷ đồng), khoản mục đầu tư (41,42 tỷ đồng) và lương nhân viên (6,64 triệu đồng một người một tháng), theo như con số đã được Hội đồng quản trị Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam thông qua trước đó.
Nhiều doanh nghiệp thủy sản gặp khó khăn trong năm qua. Ảnh: Hồng Châu
Vẫn tự tin vào khả năng tăng trưởng, Công ty cổ phần Thế Giới Số Trần Anh (mã chứng khoán TAG) dự kiến khoản lãi trong năm nay sẽ cao hơn 2012. Không tiết lộ mức tăng trưởng bao nhiêu nhưng lãnh đạo công ty cho biết nó chỉ ở mức khiêm tốn. Công ty tăng thị phần bằng cách mở siêu thị mới. Thay vì có 4 siêu thị như hiện nay, Trần Anh sẽ nâng lên 10.
Theo ông Trần Xuân Kiên, Chủ tịch Hội đồng quản kiêm Tổng giám đốc TAG, khó khăn lớn nhất của Trần Anh trong năm qua là sức mua toàn thị trường giảm mạnh, chi phí tăng cao khiến lợi nhuận giảm. Doanh thu năm 2012 tăng 3-5% so với năm 2011, nhưng lợi nhuận chỉ bằng 50%.
Năm 2012 cũng không dễ thở chút nào đối với doanh nghiệp thủy sản. Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), Nhật Bản đã nâng tần suất kiểm tra chất Ethoxyquin đối với các lô tôm nhập khẩu từ Việt Nam từ mức 30% lên 100% khiến cho nhiều lô hàng xuất khẩu bị trả về.
Công ty cổ phần thực phẩm Sao Ta (mã chứng khoán FMC) cũng nằm trong tình trạng này. Bà Dương Ngọc Kim, Phó tổng giám đốc FMC cho biết, lượng hàng xuất khẩu của công ty sang thị trường Nhật là 40%. Năm qua Nhật kiểm soát quá gắt nên lượng hàng bị trả về nhiều. Chính vì thế, lợi nhuận sau thuế của FMC trong năm 2012 chỉ ở mức 5 tỷ đồng, trong khi đó 2011 lên tới 27 tỷ đồng, tức giảm 80%.
Bà Kim cho hay, 2013 FMC không dám chắc mức lợi nhuận sẽ tăng mạnh do các hợp đồng với Nhật sẽ bị kiểm tra gắt gao hơn. Trước đây, nước nhập khẩu chỉ kiểm 4 chất, nay tăng lên 5-6 chất, khiến cho chi phí kiểm tra tăng. Để giảm được chi phí đồng thời đảm bảo chất lượng tôm, 2013 công ty sẽ đầu tư xây dựng thêm nhà máy, khu vực nuôi tôm riêng để phục vụ sản xuất, giữ thị trường xuất khẩu.
Lý giải nguyên nhân các công ty thận trọng đặt kết quả 2013, ông Phạm Kinh Luân, chuyên gia phân tích tài chính độc lập cho biết, có lẽ sức đề kháng của doanh nghiệp đã bị kinh tế 2012 lấy đi một phần. Bên cạnh đó, họ thấy 2013 kinh tế vẫn còn khó khăn nên chọn hướng đi cầm cự để an toàn.
"Hiện nay tình trạng chung của doanh nghiệp Việt là không hấp thụ được vốn. Thế nên Việt Nam cứ bơm tiền ra là lụt, hút tiền vào là khô", ông Luân chia sẻ. Ngoài ra, môi trường kinh doanh của Việt Nam thiếu cạnh tranh, nguồn vốn đang chạy vào những nơi kinh doanh không hiệu quả.
Ông Luân khuyên, những doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, nên tìm rõ nguyên nhân để xử lý tận gốc, đồng thời tái cấu trúc lại bộ máy hoạt động cho phù hợp với xu thế của nền kinh tế. Một khi, bộ máy hoạt động vững chắc, doanh nghiệp sẽ lên như diều gặp gió.
Riêng những doanh nghiệp muốn chuyển hướng kinh doanh nên cân nhắc xem liệu đó có phải là lợi thế của mình, tránh trường hợp một anh chuyên làm thực phẩm mà đòi mở trường đại học, anh làm khoáng sản lại đi mở khách sạn là không tưởng, ông Luân nói.
Theo VNE
Khối ngoại săn lùng doanh nghiệp Việt Chi cao hơn 30-50% so với giá giao dịch trên sàn chứng khoán, các nhà đầu tư nước ngoài đang tỏ rõ quyết tâm mua bằng được cổ phần doanh nghiệp Việt khi thị trường đang ở mức không thể thấp hơn. Hoạt đông mua bán, chuyên nhượng cô phân manh nha từ giữa năm 2012 và đang ngày càng sôi động, với...