Nghe lén điện thoại dễ như chơi!
Những phần mềm, thiết bị nghe lén điện thoại, xem tin nhắn, ghi âm trộm từ xa… để theo dõi người khác được mua bán tràn lan, công khai. Việc xâm phạm đời tư này có thể gây ra những hệ lụy nghiêm trọng, khó lường
Chỉ cần vào Google gõ từ khóa “nghe lén điện thoại”, hàng chục website mua bán các phần mềm này đã nhanh chóng hiện ra. Thử liên hệ website phanmem… chuyên cung cấp dịch vụ thám tử, chúng tôi được một người đàn ông giới thiệu hàng loạt phần mềm nghe lén điện thoại xịn nhất hiện nay như Spyphone, Copyphone, PokerSpyphone, Spy Mobile, Mobile Phone Spy…
Kỹ sư viễn thông cũng bó tay?
“Đây là những phần mềm dùng để cài đặt trên ĐTDĐ, thu thập được tất cả nội dung cuộc đàm thoại, tin nhắn, email… trên máy đã cài đặt để gửi về cho mình. Những phần mềm này dùng được với mọi loại ĐTDĐ hiện có trên thị trường”, người đàn ông khẳng định. Ông ta cho biết giá thành các phần mềm này chỉ 50-100 USD và có thể “sử dụng vĩnh viễn”.
Theo người đàn ông này, việc cài đặt các phần mềm nêu trên rất đơn giản. “Anh chỉ cần tiếp cận ĐTDĐ muốn nghe lén, sau đó truy cập trang web có chứa phần mềm này, nhập mã số. Phần mềm sẽ được tải về, cài đặt tự động trên ĐTDĐ mà không ai biết. Việc này mất chưa đến vài phút.
Phần mềm này sẽ ghi lại nội dung cuộc gọi, tin nhắn, email, nhật ký cuộc gọi, vị trí người sử dụng… và chuyển thông tin liên tục về điện thoại của anh qua đường truyền riêng của nhà sản xuất”, ông ta giải thích. Khi chúng tôi nghi ngờ khả năng sẽ bị phát hiện, ông ta quả quyết: “Phần mềm này có thể “ẩn mình” hoàn toàn, ngay cả kỹ sư viễn thông cũng bó tay”.
Theo ông Võ Đỗ Thắng, Giám đốc Trung tâm Đào tạo An ninh mạng Athena -TPHCM, các phần mềm nghe lén, theo dõi ĐTDĐ hoạt động như phần mềm gián điệp trên máy tính, rất khó phát hiện. Các phần mềm này sau khi được cài đặt vào điện thoại sẽ âm thầm ghi lại cuộc gọi, tin nhắn… và truyền về một địa chỉ nào đó mà kẻ xấu đã đặt sẵn một cách dễ dàng.
Trong khi đó, ông Hoàng Phú Nam, Giám đốc Công ty Di động HNammobile, cho biết các phần mềm định vị, theo dõi trên smartphone được sử dụng để tìm máy bị thất lạc, mất cắp. Tuy nhiên, tính năng này hoàn toàn có thể được dùng vào mục đích xấu như theo dõi nhau.
Dù được quảng cáo là dùng để giám sát con cái, người thân, nhân viên, chống gian lận… song các chuyên gia viễn thông cho rằng tại Việt Nam, các phần mềm nêu trên chủ yếu được sử dụng với mục đích xấu. Nhiều người dùng các phần mềm này theo dõi xem vợ hay chồng có ngoại tình không, nghe lén công việc của đối thủ làm ăn, đánh cắp thông tin để trục lợi…
Nghe “xuyên tường”, xa trên 15 m
Video đang HOT
Không chỉ phần mềm, gần đây, nhiều thiết bị viễn thông dùng để theo dõi, nghe lén người khác cũng được mua bán công khai, tràn lan. Một người bán thiết bị nghe lén điện thoại trên mạng khi chúng tôi hỏi mua đã cam đoan chúng hoạt động rất hiệu quả. “Cách sử dụng rất dễ dàng, chỉ cần mua một sim ĐTDĐ lắp vào thiết bị, sau đó đặt nó vào khu vực cần nghe lén. Khi có tín hiệu âm thanh, thiết bị này sẽ ghi lại và truyền về ĐTDĐ của mình”,người bán cho biết.
Theo người này, thời gian chờ của thiết bị lên đến 15-20 ngày một lần sạc pin, có thể ghi nhận liên tục một cuộc gọi gần 5 giờ với chất lượng âm thanh rõ ràng và khoảng cách xa trên 15 m. Thiết bị nghe lén nhỏ gọn chỉ bằng nửa hộp diêm, giá khoảng 1,5-6,5 triệu đồng tùy loại.
Trên nhiều trang mạng còn rao bán vô số thiết bị nghe lén điện thoại, ghi trộm âm thanh có khả năng ngụy trang rất tinh vi. Các thiết bị này có hình dạng như pin ĐTDĐ, USB hay như ổ cắm điện thông thường…
Nếu muốn nghe lén, chỉ cần đặt các thiết bị này vào nhà hay văn phòng mà nạn nhân rất khó phát hiện vì chúng giống hệt những vật dụng thông thường. Thậm chí, một số nơi còn rao bán thiết bị nghe lén xuyên tường, cho phép người dùng chỉ cần đặt nó áp vào tường là có thể nghe được âm thanh ở phòng bên cạnh dễ dàng.
Hết sức cảnh giác
Anh Vũ Hoàng, chủ một cửa hàng mua bán thiết bị viễn thông trên đường 3 Tháng 2 – TPHCM, cho biết hiện chưa có công cụ nào có thể dò ra được vị trí của các thiết bị nghe lén trực tiếp. Do đó, người dùng phải tự bảo vệ mình bằng cách kiểm tra kỹ các vật dụng trong nhà hay văn phòng, nhất là với các vật dụng lạ khi phát hiện có dấu hiệu mình bị theo dõi. Nếu công việc có tính chất cần bảo mật thì tốt nhất là không để người lạ vào nhà hay văn phòng.
Nhiều người bán hàng trên mạng hay các công ty dịch vụ thám tử đều cho biết chỉ cung cấp các phần mềm, thiết bị nghe lén vì mục đích “hợp pháp” để bảo vệ tài sản, công việc…, chứ không nhằm phá hoại, đánh cắp thông tin cá nhân. Thế nhưng, không ai dám chắc rằng các phần mềm, thiết bị này sẽ được sử dụng vào những mục đích minh bạch.
Ông Võ Đỗ Thắng khuyên khi phát hiện điện thoại có dấu hiệu bị nghe lén, theo dõi, người dùng nên đến các trung tâm kỹ thuật của hãng điện thoại hoặc nhờ chuyên gia dò tìm xem máy có bị cài phần mềm hay không để gỡ bỏ.
“Người dùng không nên tự ý cài đặt các phần mềm lạ trên mạng, không truy cập đường link trong tin nhắn do số máy lạ gửi đến. Người dùng cần cài mật khẩu ĐTDĐ, không nên cho người khác mượn máy, khi thấy nghi ngờ thì có thể format lại máy để xóa phần mềm nghe lén. Ngoài ra, chúng ta có thể cài thêm các phần mềm bảo mật, quét virus”, ông Thắng khuyến cáo.
Có thể phạt tù đến 2 năm
Theo điều 125 Bộ Luật Hình sự về tội “xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác”, người nào chiếm đoạt thư, điện báo, telex, fax hoặc các văn bản khác được truyền, đưa bằng phương tiện viễn thông và máy tính có hành vi trái pháp luật xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác đã bị xử lý kỷ luật hay xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 1 đến 5 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm.
Nếu phạm tội có tổ chức, nhiều lần, gây hậu quả nghiêm trọng… thì bị phạt cải tạo không giam giữ từ 1 đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 2 đến 20 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 1 đến 5 năm…
Theo Dantri
Đề xuất chỉ được nghe lén điện thoại khi VKS đồng ý
VKSND Tối cao đề xuất, các biện pháp trinh sát ảnh hưởng trực tiếp tới quyền cơ bản của cá nhân, tổ chức như nghe lén điện thoại, đột nhập nhà riêng, mở bưu phẩm... chỉ được tiến hành sau khi có phê chuẩn của VKS.
Ngày 6/12, VKSND Tối cao tổ chức hội nghị toàn quốc tổng kết thực tiễn thi hành Bộ luật tố tụng hình sự 2003 và các luật, pháp lệnh về tổ chức của ngành kiểm sát. Hội nghị được tổ chức với quy mô lớn nhất từ trước tới nay, với thành phần từ viện trưởng VKSND cấp huyện trở lên...
Trình bày dự thảo tổng kết, Phó Viện trưởng VKSND Tối cao Hoàng Nghĩa Mai đã chỉ ra không ít vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thi hành Bộ luật này. Cụ thể, các chức năng cơ bản của tố tụng gồm buộc tội, bào chữa, xét xử chưa được xử lý đúng đắn. Vì vậy, vai trò, chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của các chủ thể cũng như trình tự tiến hành các thủ tục tố tụng chưa được quy định hợp lý, rành mạch. Cơ quan điều tra chủ yếu trực thuộc hành pháp nên chưa đảm bảo tính độc lập trong hoạt động điều tra, xử lý tội phạm.
Bên cạnh đó, VKS được giao thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp nhưng lại thiếu cơ chế thực thi. Tòa án là cơ quan xét xử nhưng lại được giao thêm những thẩm quyền nằm ngoài chức năng chính như quyền khởi tố vụ án, quyền xét xử vượt quá giới hạn truy tố của VKS.
VKS được giao thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp nhưng lại thiếu cơ chế thực thi. Ảnh: PL TP HCM
Ngoài ra, quy định về căn cứ tạm giam chủ yếu dựa vào phân loại tội phạm trong Bộ luật hình sự dẫn tới tình trạng lạm dụng tạm giam. Các quy định về thời hạn tố tụng chưa phù hợp, vừa dẫn tới tùy tiện, vừa gây áp lực, khó khăn cho cơ quan tố tụng. Luật mới chỉ quy định về thủ tục tố tụng với người chưa thành niên phạm tội mà chưa có thủ tục với những người tham gia tố tụng khác cũng là người chưa thành niên...
Để khắc phục những hạn chế, bất cập trên, báo cáo của VKSND Tối cao kiến nghị việc sửa đổi Bộ luật tố tụng hình sự tới đây, một mặt tiếp tục duy trì mô hình tố tụng thẩm vấn hiện hành, đồng thời tiếp thu những hạt nhân hợp lý của mô hình tố tụng tranh tụng.
Chẳng hạn cơ quan điều tra, VKS có nhiệm vụ tìm kiếm cả chứng cứ buộc tội, gỡ tội một cách khách quan nhưng khẳng định chứng minh tội phạm là trách nhiệm của bên buộc tội (VKS, kiểm sát viên), còn chứng minh không phạm tội hoặc giảm tội, giảm hình phạt là quyền của bên bào chữa. Tòa án chỉ thực hiện chức năng xét xử, chủ yếu thông qua việc nghe các bên hỏi, tranh luận, đối đáp.
Để tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, thực hiện cơ chế công tố gắn với hoạt động điều tra như yêu cầu của Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp, VKSND Tối cao cho rằng cần sửa đổi các quy định để VKS nắm bắt kịp thời, đầy đủ tố giác, tin báo tội phạm trao cho VKS quyền trực tiếp xác minh tin báo khi xét thấy cần thiết như khi có khiếu nại về hoạt động của cơ quan điều tra, việc xác minh của cơ quan điều tra có vi phạm nghiêm trọng...
Trong mối quan hệ giữa VKS và cơ quan điều tra, hai phương án sửa đổi được đưa ra: Thứ nhất, VKS trực tiếp ra quyết định khởi tố, quyết định đình chỉ điều tra bị can, quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn thay vì chỉ phê chuẩn lệnh, quyết định của cơ quan điều tra như hiện hành. Thứ hai, cứ giữ như quy định hiện hành nhưng bổ sung cơ chế để VKS thực hiện tốt trách nhiệm phê chuẩn: Tăng thời hạn xem xét phê chuẩn, được quyền yêu cầu cơ quan điều tra bổ sung tài liệu hoặc giải trình, được tham gia hội đồng tuyển chọn điều tra viên các cấp...
Ngoài ra, VKSND Tối cao còn đề xuất mở rộng thẩm quyền điều tra của VKS như trong trường hợp phát hiện cơ quan điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc khi thấy cần thiết, thay vì chỉ điều tra tội phạm trong lĩnh vực tư pháp như hiện hành.
Để nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa, dự thảo báo cáo của VKSND Tối cao cho rằng cần có cơ chế đảm bảo thực thi nguyên tắc có buộc tội mới có xét xử. Chẳng hạn, tăng tính chủ động cho kiểm sát viên thực hành quyền công tố. Nếu tại phiên tòa, kiểm sát viên rút một phần quyết định truy tố, tòa chỉ xét xử phần quyết định truy tố còn lại còn rút toàn bộ quyết định truy tố vụ án phải được đình chỉ.
Về trình tự xét hỏi, cần sửa đổi theo hướng việc xét hỏi chủ yếu do bên buộc tội và bên bào chữa thực hiện. Kiểm sát viên hỏi trước, sau đó đến người bào chữa và người tham gia tố tụng khác. Hội đồng xét xử chỉ hỏi sau khi các bên đã hỏi xong mà thấy còn những vấn đề chưa rõ hoặc mâu thuẫn.
Để phân định rõ hơn thẩm quyền của thủ trưởng cơ quan tố tụng và người trực tiếp tiến hành tố tụng, Bộ luật cần sửa đổi theo hướng thủ trưởng cơ quan điều tra, viện trưởng VKS chủ yếu thực hiện thẩm quyền quản lý hành chính tư pháp. Đây là các quyền tổ chức, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra hoạt động tố tụng phân công cán bộ tiến hành tố tụng thay đổi, hủy bỏ các quyết định không có căn cứ hoặc trái luật của điều tra viên, kiểm sát viên.
Về thẩm quyền tố tụng tư pháp, cấp thủ trưởng chỉ ban hành các quyết định quan trọng như khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tạm đình chỉ, đình chỉ... hoặc quyết định hạn chế quyền tự do cơ bản của công dân như bắt, tạm giữ, tạm giam. Còn các quyết định tố tụng có tính chất phát hiện, làm sáng tỏ sự thật vụ án giao cho điều tra viên, kiểm sát viên thực hiện. Tương tự, với tòa án, chánh án chỉ thực hiện thẩm quyền quản lý hành chính tư pháp. Còn lại các thẩm quyền tố tụng trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, hiện thuộc chánh án hoặc phó chánh án thì chuyển cho thẩm phán được giao giải quyết án.
Ngoài ra, cũng cần điều chỉnh thẩm quyền của viện trưởng VKSND Tối cao, chánh án TAND Tối cao và viện trưởng VKS cấp tỉnh, chánh án TAND cấp tỉnh theo hướng chỉ tiến hành tố tụng trong những trường hợp đặc biệt nhằm giải quyết hợp lý mối quan hệ đồng cấp của lãnh đạo cơ quan điều tra, truy tố, xét xử. Như thế, các vụ ở VKSND Tối cao sẽ được chuyển thành các viện thực hành chức năng công tố và kiểm sát điều tra, có vị trí tố tụng tương ứng với các tòa chuyên trách của TAND Tối cao.
Nghe lén, đọc lén... phải được VKS phê chuẩn?
Một số vấn đề mới cũng được đưa ra trong lần tổng kết Bộ luật tố tụng hình sự lần này như xem xét sửa chế định chứng cứ theo hướng ngoài cơ quan tố tụng và người tiến hành tố tụng, các chủ thể khác cũng có quyền thu thập, sử dụng chứng cứ mở rộng, coi băng ghi âm, ghi hình, dữ liệu điện tử và các phương tiện khác ghi lại dấu vết tội phạm... là nguồn chứng cứ.
VKSND Tối cao đề xuất bảo vệ tốt hơn quyền con người trong tố tụng hình sự theo hướng các biện pháp trinh sát ảnh hưởng trực tiếp tới quyền cơ bản của cá nhân, tổ chức như nghe lén điện thoại, đột nhập nhà riêng, mở bưu phẩm... chỉ được tiến hành sau khi có phê chuẩn của VKS. Đồng thời, kết quả thu thập được từ hoạt động trinh sát mà có phê chuẩn của VKS thì được coi là chứng cứ. Ngoài ra, để đẩy mạnh tranh tụng, có thể bổ sung quy định trong trường hợp cần thiết, tòa có quyền triệu tập điều tra viên đến phiên xử để diễn giải quá trình thu thập chứng cứ của vụ án...
Theo VNE
Tifany (SNSD) bị nhầm phương hướng cực đáng yêu Cả tin mỹ nam "Nice Guy" Lee Sang Yeob lên TV phủ nhận chuyện dao kéo; Lee Hyori nóng mặt vì bị giới truyền thông xâm phạm đời tư. Tifany (SNSD) bị nhầm phương hướng cực đáng yêu Tiffany mới đây đã cùng các thành viên khác của SNSD đến dự một sự kiện với vai trò khách mời đặc biệt. "Mắt cười"...