‘Nghe lén’ câu chuyện về ‘cuộc đua 5 tầng’ của các chiến sĩ trẻ ở khu cách li Sơn Tây
Vài cuộc hội thoại ngắn của các chiến sĩ đang hỗ trợ ở khu cách li Sơn Tây khiến người nghe thấy vừa dễ thương, tự hào, xen lẫn cảm động.
Trong chiến dịch phòng, chống và điều trị dịch Covid-19 tại Việt Nam, trường Quân sự Sơn Tâylà một trong những cơ sở tiếp nhận người cách li của Bộ Tư lệnh Thủ đô. Tại đây, có khoảng 100 y bác sĩ, cán bộ, chiến sĩ nhà trường đang nỗ lực đảm bảo sức khỏe cho hơn 700 người đang cách li trong các hoạt động: chuẩn bị cơm, cung cấp nước uống, vận chuyển đồ dùng từ bên ngoài vào…
Trong số lực lượng hỗ trợ đó có nhiều chiến sĩ trẻ. Sức trẻ, sự nhiệt tình và tinh thần người lính của họ đã lan truyền sự lạc quan, tích cực cho người cách li. Chẳng phải những điều nghe ‘đao to búa lớn’ gì, nguồn cảm hứng mà họ truyền bắt đầu từ những việc giản đơn gắn liền với sinh hoạt thường ngày.
Công việc hằng ngày của những người lính tại đơn vị phục vụ công tác cách li.
Trong cái nắng Sơn Tây đầu hè, khi đi phát cơm trưa vào 11giờ 30 phút: ‘Nếu không phải mặc bộ đồ bảo hộ vướng víu như này thì cháu có thể đi một mạch lên tầng 5 mà không cần nghỉ chú ạ!, ‘Đôi ủng này cứng và nặng phết, phải đến nửa cân’.
Một bạn lính trẻ chạy từ cầu thang xuống nói với bạn đang xách cơm đi lên: ‘Đưa cơm tầng 4 hả, một cháu bé hôm nay báo không ăn cơm đâu, muốn đổi thành cháo đấy, thôi quay lại lấy luôn đi’.
Rồi hai bạn trẻ khác trên tầng 3, hua hua bình đã hết nước: ‘Anh bộ đội ơi, lát đi lên cho em xin bình nước nhé ạ!’. Bạn lính trẻ dưới mặt đất, tay vẫn trĩu nặng với gần hai chục hộp cơm ngẩng lên mà vẫn tươi cười nói vọng lên: ‘Ừ, lát anh mang lên cho!’.
Video đang HOT
Và những chàng lính ấy là những người luôn ăn trưa sau cùng: ‘Phát cơm hết nhà 5 tầng thì bọn em về thay đồ, tắm giặt rồi mới ăn ạ. Ngày ba bữa sáng – trưa – chiều đều như vậy ạ’.
Phục vụ người dân trước tiên.
Đây là khu vực ‘nội bất xuất, ngoại bất nhập’, toàn bộ những người được cách li và các y bác sỹ, cán bộ, chiến sĩ sẽ ăn ngủ và làm việc tại đây trong suốt thời gian cách li.
Những câu chuyện vụn vặt mà đáng yêu này sau khi được chia sẻ trên mạng xã hội đã thu hút sự chú ý của dân mạng.
Những lời động viên của dân mạng tới người lính.
Đọc lên khiến ai nấy vừa thấy tự hào về người lính cụ Hồ, vừa cảm động bởi trong hoàn cảnh có nhiều khó khăn, vất vả, song các y, bác sỹ, cán bộ, chiến sĩ Trường Quân sự Sơn Tây vẫn luôn nỗ lực hết sức mình. Họ đang cống hiến, thực hiên tốt nhất công việc được giao để mọi người yên tâm cách ly và tin tưởng rằng họ sẽ sớm được trở về nhà.
Kỳ Duyên
Theo baodatviet
COVID-19: Bác sĩ Việt từ Nhật trở về xin tự nguyện cách ly dù... vẫn khoẻ
Một bác sĩ trẻ đang học tập ở Nhật Bản đã tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế về việc cách ly bắt buộc khi trở về Việt Nam và quyết định sẽ xin tự nguyện cách ly ngay khi nhập cảnh dù sức khỏe hiện vẫn tốt.
Theo chia sẻ trên trang facebook cá nhân, ông Vũ Mạnh Cường, Phó Vụ trưởng Vụ Truyền thông và Thi đua khen thưởng, Bộ Y tế cho biết ông nhận được tin nhắn từ một bác sĩ trẻ đang dự khóa học nâng cao trình độ ở Nhật Bản, hỏi về việc "những người Việt Nam từ Nhật Bản trở về có bị cách ly bắt buộc không".
"Tôi bảo cách ly bắt buộc mới chỉ áp dụng cho người Việt từ Hàn Quốc trở về. Nhưng nếu dịch COVID-19 tiến triển theo chiều hướng xấu hơn tại Nhật thì rất có thể quy định này sẽ được áp dụng cả với những người đến từ Nhật Bản", ông Vũ Mạnh Cường thông tin.
Vị bác sĩ trẻ cho biết đã sang Nhật được gần 3 tuần, ngày nào cũng được đo thân nhiệt, được chụp X-quang ngực thẳng. Hiện tại không ai trong các học viên có dấu hiệu bị bệnh. Và anh sẽ trở lại Việt Nam sau một tuần nữa.
Theo tình hình hiện nay vị bác sĩ này chưa phải đối tượng cần cách ly bắt buộc, tuy nhiên anh vẫn muốn chủ động cách ly 14 ngày để đảm bảo an toàn cho gia đình và những người xung quanh. Anh muốn tìm hiểu trong trường hợp của anh thì nên cách ly theo hình thức nào là tốt nhất, "tham gia cách ly luôn sau khi nhập cảnh vào Nội Bài hay trở về tỉnh nhà để tự cách ly?"
Trước băn khoăn của vị bác sĩ trẻ, ông Vũ Mạnh Cường đã đưa ra lời khuyên: "nếu cậu muốn thì nên đề nghị được cách ly tập trung ngay sau khi nhập cảnh ở Nội Bài. Hà cớ gì đi xe về tỉnh để phải băn khoăn về những người đi cùng xe. Sau khi nhập cảnh, những người thuộc diện cách ly sẽ được Kiểm dịch Quốc tế sân bay Nội Bài và y tế Hà Nội hướng dẫn. Hà Nội đang có 2 địa chỉ cách ly tập trung là Bệnh viện Công an và Trường Quân sự ở Sơn Tây".
Cuối cùng vị bác sĩ trẻ quyết định khi anh từ Nhật Bản về vào đầu tháng tới, sẽ chủ động tham gia cách ly luôn.
Có thể nói quyết định của vị bác sĩ là một hành xử rất văn minh, hiểu rõ vấn đề, nguy cơ và có trách nhiệm đối với sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng.
Với tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus Corona (COVID - 19) gây ra với tốc độ lây lan nhanh chóng như hiện nay, việc cách ly nhằm ngăn ngừa phơi nhiễm hoặc nghi ngờ mắc bệnh là việc làm vô cùng cấp thiết.
Hiện tại những người nhập cảnh từ Hàn Quốc và các quốc gia, vùng lãnh thổ công bố có dịch, sẽ được áp dụng biện pháp như với Trung Quốc, hạn chế và khuyến cáo không vào Việt Nam; thực hiện khai báo y tế khi vào Việt Nam, và thực hiện cách ly tập trung theo qui định. Đồng thời, cũng khuyến cáo công dân Việt Nam không đến vùng có dịch và nếu vì lý do nhất thiết phải đi thì khi trở về, nhập cảnh vào Việt Nam phải thực hiện cách ly tập trung.
Theo số liệu của Sở Y tế Hà Nội, tính đến ngày 27/2, ngoài 119 người cách ly tập trung ở Bệnh viện Công an TP tại Hà Đông (29 người đã kết thúc cách ly, hiện còn 90 người đang thực hiện cách ly tập trung tại đây) thì có 429 người cũng được cách ly tập trung tại trường quân sự Sơn Tây. Như vậy, hiện nay Hà Nội đang cách ly 519 người.
An Lê
Theo Kiến thức
Việt Nam thêm 48 ca nghi nhiễm Cả nước hôm nay cách ly thêm 48 người nghi nhiễm nCoV, đưa con số lên 79, theo công bố của Bộ Y tế. Số liệu này được Trung tâm Đáp ứng Khẩn cấp Sự kiện Y tế Công cộng Việt Nam tổng hợp từ tất cả tỉnh thành. Những người nghi nhiễm này phải cách ly bắt buộc tại bệnh viện, bao...