‘Nghề’ lặt lá mai cận tết thu hút nhiều sinh viên
Đứng dưới cái nắng chói chang cả ngày, các bạn trẻ miệt mài lặt lá mai. Công việc thời vụ này thu hút nhiều sinh viên trong những năm qua.
Lặt lá mai tuy mệt nhưng vui
Hằng năm, cứ vào rằm tháng Chạp, làng mai Thủ Đức trở nên nhộn nhịp, thu hút lực lượng lớn lao động thời vụ tham gia lặt lá mai, đa số là sinh viên sống quanh làng đại học.
Từng có nhiều năm trong “nghề” lặt lá mai, Ngô Như Quỳnh, sinh viên Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, cho biết cô muốn làm thêm để kiếm tiền trang trải cho dịp tết sắp đến. Nữ sinh viên cảm thấy công việc này phù hợp với sức vóc con gái, không khó, cũng không cần nhiều kinh nghiệm và chỉ cần nhanh nhẹn.
Nghề lặt lá mai thu hút giới sinh viên. Ảnh DẠ THẢO
Kể từ 16.1, hàng trăm bạn trẻ, trong đó có nhiều sinh viên đến vườn mai Tư Hồng (P.Linh Đông, TP.Thủ Đức) làm “nghề” lặt lá mai. Các bạn trẻ hăng say làm việc từ sáng sớm đến tận cuối giờ chiều.
Video đang HOT
Khoảng 3 – 4 bạn trẻ cùng nhau lặt lá một cây mai và hoàn thành theo đúng yêu cầu của chủ vườn trong khoảng 20 phút. Chỉ trong một buổi chiều, họ có thể xử lý vài chục gốc mai.
Nguyễn Tuấn Trường, sinh viên Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, chia sẻ đây là lần đầu tiên anh đi lặt lá mai. “Tôi cảm thấy công việc tuy cực nhưng vui vì tết sắp đến”, Trường nói.
Lặt lá mai là công việc thời vụ được nhiều bạn trẻ lựa chọn kiếm tiền cho tết. Ảnh DẠ THẢO
Còn Nguyễn Trần Thanh Tình, sinh viên Trường ĐH Công Nghệ TP.HCM, cho biết khi lặt lá mai, anh cảm thấy giống như sống trong không khí gia đình mình vào những ngày trước tết.
“Năm nào tôi cũng về quê sớm, đúng vào thời điểm lặt lá mai. Năm nay do tình hình dịch bệnh nên tôi về quê trễ hơn, nhưng cũng nhờ công việc này mà tôi có cơ hội kiếm thêm chút tiền”, Tình tâm sự.
Thu hút hàng trăm sinh viên làm việc
Nguyễn Văn Linh, sinh viên Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM (quản lý nhóm làm việc thời vụ), cho biết cứ đến thời điểm này, anh đăng tải thông tin lên các hội nhóm sinh viên, ai đăng ký thì cứ đến điểm danh rồi bắt tay vào làm ngay.
“Công việc này không cần tay nghề hay kinh nghiệm, mà chỉ cần sự chịu khó. Ngoài ra, chủ vườn không bắt buộc phải làm đủ thời gian một ngày nên sinh viên có thể sắp xếp thời gian để làm việc sau giờ học. Nhờ đó, mỗi năm các nhà vườn có thể thu hút được một số lượng lớn sinh viên đến làm việc”, Linh chia sẻ.
Một sinh viên cho rằng việc lặt lá mai tuy cực nhưng mà vui. Ảnh DẠ THẢO
Linh nói thêm, tiền công một ngày của mỗi sinh viên là 240.000 đồng, làm cả 2 ca: buổi sáng từ 8 – 12 giờ, buổi chiều từ 13 – 17 giờ. “Những năm trước có đến hàng trăm bạn tìm đến. Còn năm nay, do dịch bệnh nên nhóm của tôi chỉ có khoảng 100 bạn đến làm vào buổi sáng, buổi chiều thì còn khoảng 60 người”, Linh thông tin.
Bạn trẻ phải đội nắng cả ngày để lặt lá mai
Chủ vườn mai Tư Hồng, ông Mai Hữu Đức, chia sẻ: “Tôi có hơn 700 cây mai ở vườn. Trước đây nhiều người dân địa phương tham gia lặt lá mai nhưng sau này thì lực lượng sinh viên chiếm đa số. Ban đầu những bạn trẻ này vẫn chưa nhuần nhuyễn nhưng được chỉ dẫn thì làm việc rất hiệu quả”.
Ông Đức cảm thấy vui khi có thể tạo điều kiện cho các bạn sinh viên lặt lá mai để có tiền về quê ăn tết.
MỚI: Hà Nội xem xét cho học sinh trở lại trường vào đầu tháng 11 khi thành phố tiêm phủ mũi 2 vắc xin
Sau khi tiêm phủ mũi 2 vắc xin phòng Covid-19, thành phố sẽ xem xét tính toán cho học sinh, sinh viên trên địa bàn quay trở lại trường học tập.
Chiều nay 20/9, tại buổi họp báo thông tin về thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch Covid-19 của TP. Hà Nội, Phó bí thư Thành uỷ Hà Nội Nguyễn Văn Phong cho biết, việc nới lỏng một số hoạt động sau 21/9 vẫn phải đảm bảo công tác phòng chống dịch, tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh , đời sống người dân.
Phó bí thư Thành uỷ Hà Nội Nguyễn Văn Phong cho biết, khi thành phố tiêm phủ mũi 2 vắc xin phòng Covid-19 cho người dân vào đầu tháng 11. Trên cơ sở đó, thành phố sẽ xem xét tính toán cho học sinh, sinh viên trên địa bàn quay trở lại trường học tập.
Ảnh minh hoạ
Ông Phong cho hay: "Với dịch bệnh Hà Nội xác định không thể nói trước được điều gì, vì thành phố vẫn đang ở giai đoạn còn nguy cơ. Hiện thành phố vẫn còn F0 ngoài cộng đồng, mặc dù đã xét nghiệm tầm soát diện rộng như vậy nhưng 2 hôm nay vẫn còn F0 cộng đồng, xét nghiệm 2 - 3 ngày/lần phát hiện ra. Chúng ta phải chung sống một cách chủ động, an toàn với Covid-19".
Nguồn: Tổng hợp
Sẽ xử lý trách nhiệm giảng viên đuổi sinh viên khỏi lớp học trực tuyến Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM đã chính thức thông tin về clip lan truyền trên mạng xã hội vụ sinh viên bị đuổi ra khỏi lớp học trực tuyến do nhờ thầy giảng lại bài. Clip lớp học trực tuyến được lan truyền trên mạng. Ảnh CHỤP MÀN HÌNH Hôm nay (20.9), Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM đã tổ...