Nghề lái taxi của người Việt ở Hawaii
Ông Trương Văn Ba bắt đầu một ngày làm việc của mình tại Hawaii, một vùng đất sống bằng nghề du lịch, ông Ba là một trong hàng trăm người Việt Nam hành nghề lái taxi. Sau năm 1975 nhiều người Việt đã chọn Hawaii làm nơi an cư lập nghiệp, những nghề liên quan đến du lịch như khách sạn, nhà hàng, buôn trái cây, bán quà lưu niệm hay lái taxi đã trở thành nguồn công ăn việc làm cho rất đông người Việt tại đây.
PV: Làm việc này chú có thể nuôi sống gia đình được hết ? Chú có bao nhiêu người con
Ông Diêm Mã ( 25 năm hành nghề): 3 người con.
Anh Trung Đặng (12 năm hành nghề): Ở Hawaii không có những hãng xưởng lớn, chỉ có những dịch vụ nhỏ, chẳng hạn như tiện, tùng, tạp hóa, tiệm nail, tiệm ăn và những người làm phục vụ như chúng tôi lái taxi thôi chứ không có hãng xưởng lớn như ở đất liền.
Ông Diêm Mã: Ở đây giờ nào cũng co khách nhưng mình có kê giờ của máy bay, có tháng chạy giờ đêm thì mau hơn còn ban ngày thì chậm hơn.
Ông Đức Trần: Có những anh em ở đây chạy trước rồi họ chỉ bảo cho mình rồi chỉ đường, chỉ lối. Họ rất là vui vẻ, rất tận tình giúp đỡ mình những bước đầu tiên.
Ông Diêm Mã: Lúc đầu mình còn không biết đường nhiều nhưng sau này ở đây chạy nghề đi nhiều rồi quen hết, từ đó đường đi trở nên quen thuộc rồi, nói đường nào cũng biết cả.
Rong ruổi trên các nẻo đường, dân lái taxi cho biết họ chọn nghề này trên hết là vì sự tự do thoải mái mà công việc đem lại, tự do về tiền bạc, tự do về giờ giấc mà chỉ cần giấy phép hành nghề chứ không cần phải học cao hơn hay nhiều trình độ anh ngữ. Còn việc lái taxi vì thế mà được nhiều người theo đuổi từ lúc mới sang.
Video đang HOT
Ông Trương Văn Ba: Niềm vui để chọn công việc này là vấn đề tự do, nếu có việc gì bất ngờ mình có thể chạy nhiều giờ hơn rồi ngày hôm sau có thể nghỉ để làm việc đó.
Anh Trung Đặng: Vì mình làm nhiều thì sẽ thu nhập được nhiều.
Cô Teresa Trần: Ngày xưa chị làm ngành ế thì người ta đuổi về có khi người ta đuổi về làm có khi chỉ 2 tiếng, khi nào có khách thì giữ lại còn không thì đuổi về nên nghề này cũng trung bình cho số tiền mình xoay sở được
Anh Trung Đặng: Nói thẳng ra thì Hawaii cái gì cũng mắc hơn ở đất liền nên nghề taxi chỉ đủ sống mà thôi.
Với người lái taxi, một ngày làm việc có thể kéo dài hơn 10 tiếng đồng hồ bất kể trời mưa nắng, sáng sớm hay hôm khuya. Bù lại họ tìm thấy những niềm vui riêng trong công việc của mình.
Nghề lái taxi của người Việt ở Hawaii
Ông Trương Văn Ba: Niềm vui trong công việc này đó là vấn đề tự do, thích thì làm còn nếu không thích thì mình muốn đi đâu thì đi, muốn nghỉ thì nghỉ, lúc đang làm nếu bạn bè đất liền qua gọi thì mình chạy chở đi chơi một vài ngày cũng không ai nói gì. Khách hàng mang lại niềm vui nhất là khi hỏi về vấn đề Việt Nam thì tôi rất thích người đó. Mình có thể nói về đất nước Việt Nam, về chính quyền VNCH xưa. Gặp những người đó tôi rất là vui vì mình hiểu được. Đằng sao vô lăng công việc kiếm cơm hằng ngày mang đến cho những người tài xế taxi gốc Việt những niềm vui rất riêng của nghề rong ruổi cùng du khách 4 phương.
Theo Nguoi-Viet
Lái xe - nghề 'hot' ở Triều Tiên
Những cơ chế, ràng buộc cộng với điều kiện kinh tế khó khăn khiến nghề lái xe trở thành một nghề "hot" ở đất nước Triều Tiên.
Ở Triều Tiên, cá nhân không được phép sở hữu ôtô riêng, chính phủ giao xe ôtô và lái xe riêng cho những cán bộ cấp cao. Điều thú vị là, một khi lái xe được giao ôtô, điều đó sẽ không thay đổi, ngay cả khi quan chức mà họ phục vụ bị thay đổi. Vì vậy, khi ai đó trở thành một tài xế, chiếc xe ôtô sẽ trở thành một phần quan trọng trong cuộc đời họ, ngay cả khi họ không được phép sử dụng xe cho mục đích cá nhân.
Trở thành lái xe cũng là cách đảm bảo có một cuộc sống tốt đẹp. Nhiều quan chức Triều Tiên dính líu đến hối lộ, do đó, rất tự nhiên, các lái xe chứng kiến tất cả. Nếu lái xe mở miệng, hành vi của ông chủ dễ bị phát giác.
Những cơ chế, giằng buộc cộng với điều kiện kinh tế khó khăn khiến nghề lái xe trở thành một nghề "hot" ở đất nước Triều Tiên.
Hơn nữa, do lái xe không được các quan chức thuê trực tiếp mà do chính phủ giao nhiệm vụ, nên quan chức không có quyền hành nhiều lắm với lái xe. Người Triều Tiên không sử dụng tài khoản ngân hàng hoặc thẻ tín dụng, nên cách duy nhất để đưa hối lộ là trao tiền trực tiếp, khó mà giấu giếm được. Bởi vậy, quan chức thường phải cố gắng giữ mối quan hệ tốt với lái xe. Nếu không, lái xe rất dễ biến thành "người giám sát" quan chức.
Chính vì tất cả những bổng lộc và sự đảm bảo về công việc lâu dài, nên trở thành lái xe là một cuộc ganh đua khá cạnh tranh. Công việc này phần lớn dành cho con cái những gia đình khá giả hoặc quan chức điều hành cấp cao.
Khi ai đó trở thành một tài xế, chiếc xe ôtô sẽ trở thành một phần quan trọng trong cuộc đời họ
Để có được một tấm bằng lái xe ở Triều Tiên mất rất nhiều thời gian, bởi chỉ có 2 học viện đào tạo lái xe trên toàn quốc. Mỗi khóa học kéo dài 2 năm.
Vào học đã là một quá trình gian nan, nhưng để được tốt nghiệp lại còn khó hơn gấp bội, bởi những nơi đào tạo này không có đủ xăng cho các bài thi lái xe trên đường - một điều kiện bắt buộc để có bằng lái. Hàng trăm người phải chờ đến lượt để thi và tốt nghiệp, có người phải chờ hơn 1 năm.
Chính vì vậy, việc hối lộ để có một tấm bằng lái bất hợp pháp đã trở thành chuyện thường ngày ở Triều Tiên. Với một tấm bằng bất hợp pháp đó, ít nhất bạn cũng có thể trở thành một tài xế xe tải.
Theo Thảo Anh/ Autodaily