Nghề lạ ở miền Tây: Ai mướn gì làm nấy, chạy show từ Nam ra Bắc
Họ tự nhận mình là lao động tự do “ai mướn gì mần nấy”, không bị bó buộc bởi những quy định giờ giấc làm việc, tác phong công nghiệp.
Nghề lạ rất đa dạng, từ công việc chân tay, đơn lẻ đến công việc trí óc, nghệ thuật, công nghệ và có hẳn đội, nhóm riêng.
Ở thị trấn Cái Nhum ( huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long) hễ ai cần dọn vườn, vô đất hoa kiểng, đốn cây… thường gọi anh Uôi- nhà ở Chánh Hội tới giúp. Anh có “tay làm vườn” chăm sóc cây cảnh tươi tốt, hiểu đặc tính từng loại cây, nên chủ nhà chỉ cần “nói sơ sơ là tui biết liền”.
Cắm hoa, trang trí tiệc cưới, sự kiện cũng là một nghề rất thú vị.
Anh sắp xếp từng việc bài bản: sáng sớm chở vợ ra chợ bán cá, anh tới lò bánh mì chất cần xé lên xe đạp chở đi bán dạo, chừng 8 giờ “ai mướn gì mần nấy”- đã nhận lời ai là phải làm đâu ra đó! Nhờ siêng năng, chịu thương chịu khó, vợ chồng anh có khoản nhu nhập ổn định cất nhà, lo con cái ăn học.
Hơn 10 năm từ TP Hồ Chí Minh về TP Vĩnh Long mở tiệm sửa điện xe máy, ô tô, có địa chỉ cố định nhưng anh Phạm Văn Phẩm cũng cho mình “ai kêu đâu đi đó”.
Trước kia đã quen với việc “khách gọi xe hư ở đâu cũng chạy tới”, về quê anh cũng giữ cách phục vụ khách hàng khác biệt như thế nên có lượng khách hàng “di động” đáng kể.
Video đang HOT
Nhà anh ở Tân Long Hội (Mang Thít) có 4 công ruộng, trừ những ngày cày xới, gieo sạ, thu hoạch… mới ra đồng, còn lại cửa tiệm ở thành phố luôn mở cửa và đây là công việc đem lại thu nhập chính cho gia đình anh.
Phụ trách công việc IT cho một công ty may chiếm hết 6 ngày trong tuần, nhưng còn lại thời gian rảnh rỗi anh Hữu Hội ở Phường 5 (TP Vĩnh Long) lại tranh thủ lên mạng bán laptop, nhận sửa chữa máy vi tính, điện thoại di động cho khách tại nhà.
Tuy thu nhập ở công ty ổn định, nhưng anh Hội cho biết với chi tiêu đời sống ngày càng cao, cộng với nhu cầu của khách hàng khá lớn nên phải nắm bắt cơ hội việc kiếm thêm tiền chợ. Hơn nữa, việc tiếp cận máy tính cũng giúp anh rèn luyện thêm, làm quen với thiết bị để không bị lạc hậu công nghệ.
Anh Vọng Trần quê xã Long An (Long Hồ) lên TP Hồ Chí Minh làm đủ nghề, nhưng từ khi “bén duyên” với nghề cắm hoa mới thấy đó là sở trường của mình.
Nghề cắm hoa đem đến cho anh thu nhập khá và nhiều trải nghiệm đi đó đây theo “show hoa” tiệc cưới, sinh nhật, chào mừng ở hầu hết các resort, trung tâm hội nghị, nhà hàng khách sạn… từ Nam ra Bắc. Nhiều lần mở shop hoa rồi lại dẹp tiệm vì “miết lo chạy show”, thú vị ở chỗ nghề này đòi hỏi tính sáng tạo, liên kết của “team” để đáp ứng tốt nhất không phải nhu cầu, mà là đòi hỏi của khách hàng.
Có khách nêu “đề tài” chuyện tình của họ trải qua rất nhiều sóng gió, hơn mười năm yêu nhau cũng chục lần… đòi chia ly, họ muốn quan khách tham dự tiệc cưới đọc được điều đó qua cách trang trí.
Khi ấy, team của anh Vọng Trần phải ngồi lại, lên ý tưởng, thiết kế không gian tiệc, cùng các loại hoa họ chọn cây nha đam, thanh long (có gai góc nhưng vươn lên mạnh mẽ) làm nền chủ đạo cho tiệc cưới. Khách hàng “ok”, cả nhóm phải điện thoại nhờ người thân dưới quê tìm gấp vài chục cây nha đam, thanh long (đảm bảo giá cao), rồi nhanh đóng gói, gửi xe đò ra Vũng Tàu.
Rồi có khách thành đạt ở Sài Gòn ban đầu đồng ý chọn “style” tiệc cưới sang trọng với toàn hoa ngoại nhập, nhưng đến sát nút mới bày tỏ “tui nhớ quê”, bèn xoay 360 độ muốn trang trí tiệc cưới bằng cổng lá dừa, long- phụng từ trái cây… khiến cả team chạy hụt hơi tìm lá dừa giữa đô thị phồn hoa.
Phía sau những cổng cưới rực rỡ, bàn tiệc hoa sang trọng, là nỗi nhọc nhằn của những người “chạy show” như anh Vọng Trần. Khi sự kiện, tiệc cưới kết thúc thường vào nửa đêm hoặc tờ mờ sáng, cả nhóm phải dọn dẹp sạch sẽ những gì đã bày ra huy hoàng trước đó vài giờ!
Tâm sự nghề nghiệp của họ là dù làm công việc gắn bó lâu dài hay chỉ “dừng chân ngắn hạn”, thì cũng phải làm với hết cái tâm trách nhiệm của mình và phải đúng pháp luật.
Xã hội hiện đại phát triển đã và đang tạo thêm rất nhiều cơ hội việc làm cho những ai nhanh nhạy nắm bắt.
Bên ngoài những chuẩn mực quy định tác phong làm việc nơi cơ quan nhà nước, công ty… còn có cả “ thế giới” lao động tự do với đủ ngành nghề, lĩnh vực, trình độ. Họ là những người lao động như trên đây, những lao động thời thượng nghe rất Tây như shipper, sale, youtuber, content writer… và còn rất nhiều người làm việc trong những ngành nghề rất đáng trân trọng khác.
Tất cả tạo nên một thị trường việc làm rất đa dạng, luôn luôn chuyển động với muôn màu muôn vẻ sắc màu của cuộc sống.
Vĩnh Long: Khánh thành cầu Út Ốm để trẻ em đến lớp thuận tiện
Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) và Công ty TNHH Grab (Grab) vừa chính thức khanh thanh đưa vào sử dụng công trình cầu Út Ốm tại ấp Phước Thới B, xã Bình Phước, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.
Đây là cây cầu thứ hai thuộc dự án "Xây cầu đến lớp" do Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam và Grab hợp tác triển khai với mục tiêu tạo điều kiện cho trẻ em vùng khó khăn có cơ hội đến lớp thuận tiện, an toàn hơn cũng như cải thiện môi trường sống, phát triển xã hội và kinh tế của địa phương. Dự án là một trong nRhững hoạt động thiết thực nhằm thực hiện sứ mệnh Grab vì cộng đồng của Grab tại Việt Nam.
Cầu Út Ốm đã được khánh thành sau 4 tháng thi công với kinh phí 800 triệu đồng. Cùng với cầu Phú Thạnh A (xã Phú Quới, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long) đã được khánh thành vào tháng 01/2020, tính đến nay đã có hai cây cầu trong dự án "Xây cầu đến lớp" được hoàn thành. Tổng kinh phí xây dựng hai cây cầu đã hoàn thành tại tỉnh Vĩnh Long là 1,7 tỷ đồng và được Grab cùng cộng đồng chung tay đóng góp thông qua Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam.
Cầu Út Ốm tại ấp Phước Thới B, xã Bình Phước, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.
Bà Nguyễn Thái Hải Vân, Giám đốc Điều hành Grab Việt Nam cho biết: " Cây cầu thứ 2 trong dự án Xây cầu đến lớp đã được đưa vào hoạt động, góp phần giúp các em học sinh và bà con ấp Phước Thới B đi lại thuận tiện và an toàn mỗi ngày. Trong bối cảnh dịch COVID-19 đã gây ra một số khó khăn và bất cập nhất định trong quá trình thi công, việc hoàn thiện cây cầu thực sự là một nỗ lực và là niềm tự hào to lớn của chúng tôi trên hành trình xây dựng những cây cầu dân sinh hỗ trợ cho việc đi lại của người dân ở những vùng có điều kiện khó khăn".
Cũng trong khuôn khổ dự án "Xây cầu đến lớp", ba cây cầu kiên cố khác ở tỉnh Tiền Giang và Hà Giang cũng đang trong quá trình xây dựng. Với mục tiêu xây dựng 5 cây cầu ở các vùng khó khăn, dự án "Xây cầu đến lớp" sẽ giúp cải thiện điều kiện đến lớp của hơn 1.000 trẻ em, cũng như giúp người dân địa phương dễ dàng hơn trong việc tham gia giao thông, nhất là trong mùa mưa, lũ.
Tính đến thời điểm hiện tại, dự án "Xây cầu đến lớp" do Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam và Grab Việt Nam phối hợp thực hiện đã nhận được sự ủng hộ hơn 4,2 tỷ đồng từ người dùng Grab. Ngoài hình thức ủng hộ bằng điểm thưởng GrabRewards, từ hôm nay, người dùng Grab có thểđóng góp trực tiếp cho Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam qua ví Moca trên ứng dụng Grab.
Cụ thể, người dùng vào widget "Cùng Grab Chung Tay" ngay trên màn hình chính của ứng dụng Grab, chọn hình thức "Đóng góp ngay" qua ví điện tử Moca trên ứng dụng Grab, sau đó nhập số tiền đóng góp tối thiểu là 500 đồng/giao dịch.
Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam là quỹ của Nhà nước được thành lập từ ngày 4/5/1992 theo Luật BVCS&GDTE (Nay sửa đổi là Luật Trẻ em), Theo Điều 95, "Quỹ BTTEVN có chức năng vận động sự đóng góp tự nguyện của cơ quan, tổ chức, cá nhân ở trong nước và nước ngoài, viện trợ quốc tế và hỗ trợ của NSNN trong trường hợp cần thiết để thực hiện các mục tiêu về trẻ em được nhà nước ưu tiên".
Quỹ BTTEVN có Hội đồng Bảo trợ, hiện nay do bà Đặng Thị Ngọc Thịnh - Phó Chủ tịch nước CHXHCNVN là Chủ tịch Hội đồng Bảo trợ và 20 thành viên là những chính khách, người có uy tín, vị thế cao trong xã hội, là đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành, lãnh đạo các tập đoàn, Doanh nghiệp lớn...
Trải qua gần 28 năm hoạt động, Quỹ Bảo trợ trẻ em các cấp đã huy động được hơn 6.800 tỷ đồng, hỗ trợ cho gần 32 triệu lượt trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn trên toàn quốc, trong đó riêng Quỹ BTTEVN với phương châm hoạt động "Tận tâm - Minh bạch - Kịp thời - Cùng tham gia", đã vận động được hơn 1.250 tỷ đồng cùng hàng trăm ngàn tấn hàng hóa hiện vật để hỗ trợ cho trên 7,1 triệu lượt trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn trên toàn quốc.
Một hiệu trưởng ở huyện Mang Thít xuống làm giáo viên Ông Nguyễn Văn Hòa, Hiệu trưởng trường trung học cơ sở Mỹ An, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long không được tái bổ nhiệm, do không đạt chuẩn về trình độ. Ngày 15/5/2020, ông Đỗ Phi Sơn - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long cho phóng viên Giáo dục Việt Nam biết thông tin nói trên....