Nghề kiếm cơm ‘không đụng hàng’ của những ông vua sân cỏ Việt
Trọng tài Nguyễn Ngọc Châu (Bình Dương) ngoài cầm còi ở các trận bóng đá, còn kiêm luôn trọng tài võ thuật. Ông còn thầu luôn việc giặt đồ cho 2 đội bóng là B-Bình Dương và TDC-Bình Dương.
Trọng tài cũng có nghề độc
Giống đại đa số các trọng tài quốc tế, nghề trọng tài ở Việt Nam chỉ được mọi người xem là nghề “ tay trái”, đến với nghề bằng đam mê, chứ thu nhập không thật cao. Còn nghề chính của họ mới có nhiều điều đáng nói.
Có những trọng tài có nghề tay phải rất độc. Như trọng tài Nguyễn Ngọc Châu của Bình Dương ngoài cầm còi ở các trận bóng đá, còn kiêm luôn trọng tài võ thuật. Lạ hơn, ông còn thầu luôn việc giặt đồ cho 2 đội bóng là B-Bình Dương và TDC-Bình Dương. Cũng vì công việc này mà không ít lần ông Châu bị khán giả quá khích trêu chọc.
Trọng tài Nguyễn Ngọc Châu có nghề chính rất lạ
Cựu trọng tài Bùi Như Đức hiện tại có một cửa hàng ăn uống mang tên thỏ Bernie có tiếng ở đường Đào Duy Từ, TP.HCM ngay bên cạnh sân Thống Nhất. Nhà hàng của ông lúc nào cũng nườm nượp khách. Nhiều đội bóng hay trọng tài dễ cần kiếm chỗ để lai rai là đến ngay nhà hàng này.
Trọng tài Trương Trần Quang Tuấn thì đặc biệt hơn. Ông xuất thân là một thợ làm giày có tiếng ở Đà Lạt. Cửa hàng của ông khá đông khách. Nhưng sau đó vì đam mê với việc cầm còi nên quyết định bỏ ngang.
Cựu còi vàng 2006 Dương Mạnh Hùng đi lên từ con đường của một cựu cầu thủ Quân khu Thủ đô. Ngoài ra ông là võ sư có hạng của môn phái Nhất Nam và là đệ tử chân truyền của võ sư Ngô Xuân Bính. Nhờ có võ nghệ, ông Hùng đã nhiều lần thoát nạn khi các đối tượng quá khích chặn đánh vì bắt không có lợi cho đội bóng của họ. Cũng nhờ võ thuật Hùng “hâm” luôn giữ bản tính cương trực, bắt chính xác, không thiên vị, đồng thời dám bật lại cấp trên nếu có ý nhân nhượng. Chính vì thế mà dù đến năm 2010 mới đến tuổi hưu, nhưng từ năm 2007 ông đã vắng bóng trên các sân cỏ Việt Nam, nguyên nhân gì thì ai cũng rõ.
Nếu theo nghiệp võ ông Dương Mạnh Hùng sẽ là võ sư có tiếng
Cũng như ông Hùng, trọng tài Võ Quang Vinh xuất thân từ cầu thủ. Tuy nhiên, thời còn trẻ đá hậu vệ Võ Quang Vinh chỉ là cầu thủ làng nhàng của đất Khánh Hòa, không nổi danh bằng Hoàng Anh Tuấn (HLV K-Khánh Hòa bây giờ) hay Đặng Đạo (vua phá lưới V-League 2001). Tuy nhiên, nhờ gia đình buôn bán có tiếng ở đất Nha Trang nên Võ Quang Vinh không lo nghĩ về chuyện kinh tế. Có giai thoại kể rằng, có năm Vinh được Khánh Hòa cho Lâm Đồng mượn 1 năm, dù chỉ toàn đá dự bị nhưng lại được cả đội nể vì độ chịu chơi. Đó là khoảng cuối thập kỷ 90 của thế kỷ trước, khi Vinh đã sở hữu một chiếc xe máy hạng sang của Nhật mà đến cả thanh niên TP.HCM còn không dám mơ đến. Dù sao, hiện tại Võ Quang Vinh cũng là trọng tài trẻ có năng lực của V-League.
Vinh “phò mã” đá bóng dở nhưng lại thành công với việc điều khiển các trận đấu
Video đang HOT
Khi cán bộ, giảng viên đi cầm còi
Một bộ phận lớn những trọng tài ở V-League hiện nay xuất phát là các cán bộ thể thao, trực thuộc các Sở TDTT ở địa phương, số còn lại đều là giảng viên của các trường trung học, đại học. Họ thường tham gia các khóa đào tạo trọng tài do Liên đoàn bóng đá Việt Nam mở để làm trọng tài. Sau khi đủ tuổi thì chuyển qua làm giám sát.
Cựu còi vàng Dương Văn Hiền hiện tại vẫn đang là giảng viên thể chất của trường ĐH KHXH&NV TP.HCM. Bản thân ông đã có bằng thạc sỹ. Nghề chính là giảng viên nhưng ông Hiền còn có máu kinh doanh. Ông có một mảnh đất rất rộng ở Củ Chi, TP.HCM vốn trồng cây ăn trái không hiệu quả. Thế là ông chặt phăng đi, đầu tư làm sân bóng đá cho thanh niên địa phương. Bên cạnh đó, ông cùng vợ mở ra hàng chục phòng karaoke ở xã Phước Vĩnh An, Củ Chi. Đây là nguồn thu nhập đáng kể của gia đình.
Ông Dương Văn Hiền ngoài làm giảng viên, trọng tài thi thoảng ông còn là HLV trưởng dẫn dắt đội bóng của ĐHQG TP.HCM đi đá các giải sinh viên
Ngoài ông Hiền còn có thể kể đến trọng tài Võ Minh Trí, hiện là giáo viên thể chất của trường PTTH Thanh Đa, TP.HCM. Ông Phùng Đình Dũng là giảng viên của trường ĐH KHXH&NV Hà Nội. Ông Ngô Quốc Hưng là giảnh viên trường ĐH Dân lập Hải Phòng… Hay như cựu trọng tài hiện là giám sát Nguyễn Trọng Lợi đang đảm nhiệm chức vụ giảng viên của ĐHSP TDTT, đồng thời ông cũng mở thêm 6 sân cỏ nhân tạo tại trung tâm TDTT Công an, gần công viên Đầm Sen.
Trọng tài Võ Minh Trí
Bên cạnh đó là những trọng tài vốn xuất thân là những cán bộ sở. Như trọng tài Hoàng Anh Tuấn, hiện tại là cán bộ văn hóa của Phòng văn hóa thông tin huyện Thanh Trì – Hà Nội. Trên sân uy nghiêm, rút thẻ như mưa nhưng ngoài đời ông Tuấn là người rất vui tính và rất thích “hát hò” bởi máu văn nghệ có sẵn trong người. Hay như trọng tài Hoàng Ngọc Tuấn là cán bộ của Trung tâm TDTT Thống Nhất. Ông Nguyễn Văn Tuyển là Phó GĐ Trung tâm TDTT Lâm Đồng. Cựu trọng tài Đặng Thanh Hạ là cán bộ của ngành thể thao Gia Lai.
Không bàn đến chuyện chuyên môn của các trọng tài, chỉ riêng việc họ chịu dấn thân để theo cái nghề “nguy hiểm” bậc nhất này đã là một điều đáng khâm phục.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Tự "chế" dép tông độc đáo
Muốn có một đôi dép tông "không đụng hàng", chúng ta hãy "bắt tay" nào...
Chuẩn bị:
- 1 đôi dép tông nhựa.
- Miếng lót dày 2mm, vải lót màu sắc.
- Bút đánh dấu.
- Vải thừa.
- Kéo, dao, dùi đục, máy may, chỉ...
Cách thực hiện:
Bước 1
Gỡ bỏ quai chiếc tông nhựa bằng cách cắt các điểm nút. Hãy thực hiện cẩn thật để không làm hỏng lỗ tông.
Bước 2
Đặt chiếc dép tông lên miếng lót rồi cắt theo khuôn
Bước 3
Đo tiếp chiếc dép tông trên miếng vải lót và đo thêm ngoài khoảng 3/4 inch.
Bước 4
Dùng máy khâu đường viền ngoài khoảng 1/8 inch từ đường kẻ viền trong. Và khâu tiếp ở đường viền phía trong. Ở phía ngón chân và gót, khâu nhăn lại: Khâu lược khoảng 1/4 inch từ đường kẻ viền và khâu 1 đường nữa từ 1/8 inch từ đường viền đầu tiên. Kéo các mũi khâu cho nhăn lại.
Bước 5
Quấn và phết keo lên vải. Đặt ngược mặt miếng lót vào vải, quấn các đường viền cạnh che phủ và dùng kẹp ghim để giữ tạm.
Bước 6
May ống vải lại bằng cách gập đôi miếng vải.
Bước 7
Sử dụng một chiếc dùi để kéo ống vài thành chiếc quai dép.
Bước 8
Nhỏ keo vào các chỗ mối quai. Nhớ thử để điều chỉnh độ rộng chật cho quai trước khi nhỏ keo vào. Cắt những phần thừa và để khô.
Theo PLXH
iPhone "nồi đồng cối đá" hơn với AQUA TEK S Hang Kickstarter vưa giơi thiêu môt chiêc vo bao vê "không đung hang" danh cho iPhone 4/4S mang tên AQUA TEK S vơi kha năng không thâm nươc, chiu va đâp cao va đăc biêt la kha năng sac pin tư năng lương măt trơi. Theo Slashgear, chiêc vo bao vê cho iPhone nay co gia ban vao khoang 130 USD va nhin...