‘Nghề’ hướng dẫn bệnh nhân ngoại
Do lượng người bệnh từ Campuchia qua Việt Nam khám chữa bệnh ngày càng nhiều nên ‘nghề’ hướng dẫn, phiên dịch cho những người bệnh nhân ngoại này ăn nên làm ra.
Ngày càng nhiều bệnh nhân Campuchia sang TP.HCM khám, chữa bệnh
ẢNH: DUY TÍNH
Đa số người dẫn bệnh nhân (BN) Campuchia cũng là người Campuchia nhưng nói tiếng Việt rất sõi. Các bác sĩ (BS) nói rằng đội ngũ dẫn bệnh không chỉ giúp BN đường đi, ăn ở mà còn giúp BS khám, chữa bệnh được thuận lợi hơn.
“Quay” liên tục
Hẹn mấy hôm mới gặp được anh L. là người Campuchia hay dẫn BN đến Bệnh viện(BV) T.K ở Q.Tân Phú (TP.HCM). Anh L. cho biết vừa phải dẫn bệnh, hướng dẫn đi lại, ăn uống và kiêm thông dịch tiếng Campuchia cho BS. Anh xoay với BN ở phòng khám này rồi chạy qua phòng khác, “toát mồ hôi” với 12 người bệnh từ Campuchia trong buổi sáng tại đây.
Thế nhưng, L. nói mình chỉ là nhân vật số 2, 3; còn nhân vật số 1 trong nghề dẫn bệnh Campuchia, kiêm phiên dịch hiện là anh U. dẫn bệnh tại BV N.G ở Q.7 (TP.HCM). Anh U. cho biết đang hướng dẫn 10 BN Campuchia. Vì nhiều BN quá nên anh U. phải nhờ 2 “phụ tá” giúp việc. Một “phụ tá” của anh U. tiết lộ: “Công việc của tôi là đến BV lấy thuốc cho BN khi BS gọi, đi mua cơm cho BN, khi họ cần gì thì mình làm”.
Video đang HOT
Chị K., một người làm nghề này lâu năm tại TP.HCM, cho biết trước đây BN Campuchia chủ yếu đến BV Chợ Rẫy, BV Đại học Y Dược… Mỗi ngày, BN trả 10 – 15 USD cho người hướng dẫn, thông dịch. Khi các BV công ở TP.HCM quá tải, BN Campuchia thì muốn khám chữa nhanh, nên họ được BS giới thiệu ra các BV tư. Chị kể nhờ biết tiếng Việt và hay đi lại giữa VN – Campuchia nên ban đầu những người bạn nhờ dẫn đường, thông dịch khi qua TP.HCM khám, chữa bệnh; sau đó làm quen dần và mở rộng.
Theo chị K., cái khó của nghề là làm sao nói bệnh trạng của BN Campuchia cho BS VN hiểu, ngược lại truyền đạt tư vấn, kết quả khám của BS Việt cho BN Campuchia hiểu. Nếu không nắm ít “vốn liếng” về chuyên môn y khoa cũng khó thông dịch. “Làm riết rồi quen thuật ngữ y khoa và truyền đạt cho BN Campuchia chứ có học hành gì về y khoa đâu”, chị K. nói.
Còn anh L. dẫn chứng một số tình huống cụ thể mà anh thông dịch: BS VN nói BN bị “xuất huyết não” thì phải thông dịch cho BN Campuchia là “chảy máu trong não”; BS nói “nhồi máu” thì dịch là “tắc nghẽn mạch máu não”; BS nói “trầm cảm” thì dịch “suy nghĩ nhiều, bị rối loạn thần kinh”…
Theo L., với BN người trí thức thì hỏi rất nhiều, còn người ở miền quê thì nói gì họ… cũng nghe, họ chỉ yêu cầu BS điều trị tốt cho mình. “Cũng có trường hợp thông dịch hù BN, hù người nhà BN, nói bệnh nặng để ở lâu nhằm… ăn tiền”, anh L. chia sẻ thêm.
Được BV chi… hoa hồng
BV tư hiện rất nhiều nên cũng cạnh tranh thu hút BN Campuchia bằng việc chi trả hoa hồng cho người dẫn BN Campuchia đến BV. Theo tiết lộ của những người dẫn bệnh, một BV tư ở TP.HCM chi tiền “hoa hồng” cho người dẫn bệnh là 15% trên tổng số tiền khám chữa bệnh của mỗi BN ( không tính chi phí tiền thuốc vào).
Ở BV T.K (Q.Tân Phú), đưa một BN Campuchiađến đây khám chữa bệnh thì người hướng dẫn được hưởng 1 triệu đồng; nếu BN phẫu thuật thì được hưởng 1,5 triệu đồng. Theo một số thông tin, do cạnh tranh, BV N.G (Q.7) gần đây chi hoa hồng 20% trên tổng chi phí khám chữa bệnh, kể cả tiền thuốc của BN. Vì thế, có người dẫn bệnh đã bỏ BV quen thuộc của mình hàng chục năm qua và đưa BN Campuchia sang BV N.G.
“Mỗi tháng tôi thu nhập khoảng 60 – 70 triệu đồng từ tiền phiên dịch và dẫn bệnh Campuchia cho BV T.K. Dù BV này chi “hoa hồng” ít nhưng nơi đây trị hết bệnh cho BN tôi dẫn đến, nên tôi có nhiều BN Campuchia tin tưởng, giới thiệu cho BN khác. Mấy ngày trước có cô gái cứ gọi hẹn tôi ra gặp bàn chuyện dẫn BN tới chỗ họ sẽ được 20%. Sau khi suy nghĩ 3 đêm thì tôi không nhận lời, vì không biết họ điều trị ra sao, có gì thì bản thân mình bị mất uy tín”, anh L. cho biết.
“Cạnh tranh” bằng dịch vụ
Còn ông C. đang dẫn bệnh tại một BV tư ở Q.Bình Tân (TP.HCM) thì cho biết hai vợ chồng ông làm nghề này kiếm được trên 50 triệu đồng/tháng. Ông C. cho biết hay nói với BN Campuchia: “Tôi dẫn anh/chị đến BV này nếu chữa hết bệnh, về Campuchia nhớ giới thiệu tôi cho người khác”. Nhờ đó, ông có thêm nhiều “mối” hơn. Ông C. phụ trách dẫn bệnh và phiên dịch, còn vợ ông chăm sóc, hướng dẫn BN khi ở BV cần làm các dịch vụ. “Phải chăm sóc BN chu đáo để họ còn tìm đến mình”, ông C. nói.
Theo lời chị K., nhiều khi chị không nhận tiền thông dịch của BN Campuchia vì viện phí họ còn không đủ trả. Rất nhiều người, sau khi thuê chị thông dịch, chị phải về nhà nấu cơm mang đến cho họ ăn vì họ không có tiền trả. Hễ BN Campuchia có nhu cầu gọi đến thì chị sẽ tìm BV thật phù hợp chứ không phải đưa qua nơi có hoa hồng cao.
Còn anh L. thì tâm sự: Mình nhận phiên dịch 8 giờ mỗi ngày là 15 USD, nhưng nhiều khi BN cần mình ở BV đến giữa đêm để phiên dịch cho BS, mình đâu có được về mà cũng không nhận thêm tiền được. Mình không được lợi dụng BN. Có người đi qua đây chữa bệnh hết 200 – 300 triệu đồng, họ hết tiền nên mình cũng chẳng lấy tiền phiên dịch làm gì.
Theo Thanhnien
Tổng lực kiểm tra thực phẩm bẩn tết
Trong những ngày cận Tết Nguyên đán Kỷ Hợi, các cơ quan chức năng của TPHCM phát hiện nhiều vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm kém chất lượng với quy mô lớn khiến cho người tiêu dùng lo ngại.
Đơn cử, ngày 9/1, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 28 Cục QLTT TPHCM cùng với Cục Cảnh sát môi trường Bộ Công an kiểm tra 2 cơ sở sản xuất bún tươi kém chất lượng là cơ sở Minh Hoàng (số 352A, QL 1A, P.Bình Hưng Hòa B, Q.Bình Tân) và cơ sở số 221/1/1 đường Bình Thành (P.Bình Hưng Hòa B, Q.Bình Tân).
Kết quả kiểm tra, tại cơ sở Minh Hoàng do ông Đỗ Thanh Minh làm chủ, lực lượng chức năng phát hiện rất nhiều bịch bún ôi thiu được cơ sở này gom về; đồng thời phát hiện hàng loạt bao hóa chất như chất bảo quản, hóa chất tẩy trắng bún, hóa chất tạo độ dai... Chủ cơ sở thừa nhận có sử dụng bún cũ đã hết hạn sử dụng do khách hàng trả lại để làm nguyên liệu sản xuất bún tươi bán cho người tiêu dùng. Cơ sở này không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.
Còn cơ sở bún đường Bình Thành do bà Trần Thị Mỹ Loan làm chủ không thực hiện việc đăng ký kinh doanh theo quy định, không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Mỗi ngày cơ sở này sản xuất từ 1,5 - 2 tấn bún thành phẩm ra thị trường. Đoàn kiểm tra đã yêu cầu 2 cơ sở này tạm ngừng sản xuất bún cho đến khi có đầy đủ các giấy tờ pháp lý theo quy định. Trước đó, ngày 5/1, Đội QLTT số 26 kiểm tra đột xuất điểm kinh doanh hàng hóa số 1610 Võ Văn Kiệt, Q.6, phát hiện và lập biên bản tạm giữ 18.830 đơn vị sản phẩm bánh, kẹo không có hóa đơn chứng từ .
Theo Cục QLTT TPHCM, từ đầu tháng 1/2019 đến nay, Cục phát hiện 9 vụ vi phạm về an toàn thực phẩm; đã xử lý 10 con gà và 90 con heo bị bệnh. Cục phối hợp với lực lượng liên ngành an toàn thực phẩm (ATTP) phát hiện 6 vụ vi phạm, do không lưu mẫu thức ăn, chưa xuất trình được các giấy tờ theo yêu cầu, không có ủng hoặc giày, dép sử dụng trong khu vực sản xuất. Về thực phẩm tết, đơn vị này tạm giữ 1.146 kg nhãn khô, vải khô, hạt đười ươi khô, la hán quả khô, cẩu kỷ tử khô, bông cúc khô, táo tàu khô, dầu ăn... không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Ngoài ra, lực lượng quản lý thị trường còn thu giữ 54.731 đơn vị sản phẩm bánh xốp, kẹo dẻo, kẹo hình kèn, kẹo hình son, kẹo hình nến, kẹo socola...
Vào cuối năm 2018, Đội Quản lý ATTP số 9 Ban Quản lý ATTP TPHCM phát hiện xe tải 51D-24858 vận chuyển thịt heo đã được giết mổ, phân mảnh (khoảng 40 con) có những dấu hiệu bất thường. Tất cả viền móng chân của heo đều có mụn nước đã vỡ gây viêm loét, móng chân bị bong tróc, không còn bám chặt vào bàn chân. Ngoài ra, trên thịt còn xuất hiện các hạch sưng to, sung huyết, xuất huyết. Khai thác bước đầu, người vận chuyển hàng khai nhận số thịt heo trên có nguồn gốc từ tỉnh Long An.
Ông Lê Minh Hải, Phó Ban Quản lý ATTP TPHCM cho biết thực phẩm bẩn, kém chất lượng trên địa bàn thành phố hiện nay còn diễn ra phổ biến và diễn biến phức tạp vào dịp cuối năm. "Khó khăn hiện nay là TPHCM vẫn tồn tại một số cơ sở sản xuất chế biến, kinh doanh thực phẩm trong điều kiện khu sản xuất, chế biến xuống cấp; vi phạm về khám sức khỏe cho người trực tiếp tham gia sản xuất, còn nhiều cơ sở kinh doanh thực phẩm nhận thức chưa tốt về vấn đề an toàn vệ sinh trong sản xuất, bảo quản, lưu thông, bày bán thực phẩm cho NTD" - ông Hải nêu.
Gần 1 tấn phụ phẩm bò hôi thối lẫn tạp chất dơ, được chủ cơ sở ngâm hóa chất tẩy trắng. Sau đó bán ra thị trường để chế biến món khiến nhiều người phải kinh hãi.
Theo đại diện lãnh đạo Phòng Cảnh sát Giao thông đường bộ đường sắt (PC08 - Công an TPHCM), thời gian gần đây, lượng thực phẩm (gà vịt sống, nội tạng heo bò...) không rõ nguồn gốc được vận chuyển từ các tỉnh miền Bắc, miền Trung vào TPHCM có chiều hướng gia tăng. Chiêu thức của các đối tượng vi phạm là sử dụng xe khách; thậm chí sử dụng cả xe cứu thương mang biển số giả để vận chuyển hòng qua mắt lực lượng chức năng.
Theo TP
Ngang nhiên thu tiền "lụi": Tràn lan nhiều tỉnh, thành Sau khi Thanh Niên ngày 22.12 đăng bài Ngang nhiên thu tiền "lụi" ở TP.HCM, nhiều bạn đọc đã cung cấp địa chỉ bến bãi, chành xe thu phí lụi ở các tỉnh, thành khắp cả nước. Thu tiền tại bãi xe 391 Thu 5.000 - 50.000 đồng/lượt Từ phản ánh của bạn đọc, sáng 23.12, PV Thanh Niên có mặt ở 2...