Nghề giúp việc chăm người ốm: Những TAI NẠN NGHỀ NGHIỆP không mấy ai thấu hiểu
Bị bệnh nhân đánh trong lúc thay bỉm, tắm rửa, thậm chí có nguy cơ lây nhiễm bệnh tật… Đó là những tai nạn nghề nghiệp mà người giúp việc chăm người ốm có thể gặp phải trong quá trình làm nghề.
“Xin phép” người bệnh cho…thay bỉm, tắm rửa
Chia sẻ với PV Em Đẹp, chị Khúc Phương khẳng định ai chưa vào nghề cũng nghĩ giúp việc chăm sóc người ốm chỉ đơn giản là đưa họ đi vệ sinh, giúp người bệnh ăn uống, đi dạo… Nhưng khi bắt tay vào làm mới thấy đây là công việc phức tạp, vất vả vượt sức tưởng tượng.
Hồi mới làm, chưa có kinh nghiệm nên chị Phương từng bị bệnh nhân “tẩn” trong lúc làm việc. Hôm ấy, chị hút đờm cho một người bệnh nam giới.
Mỗi bệnh nhân là một câu chuyện, cách ứng xử khác nhau cộng với sự bức bối bệnh tật nên người giúp việc chăm người ốm cần có kỹ năng giao tiếp để tránh các “tai nạn” không mong muốn. Ảnh minh họa.
“Bệnh nhân túm tóc giật mạnh từ đằng sau, mình hoảng hốt tưởng họ lên cơn động kinh. Hóa ra do người bệnh phải cắm ống xông ở mũi, mở khí quản nên khi thấy người khác vào người, họ hoảng lên tưởng bị làm gì nên đánh lại. Họ sợ đau nên đánh chính người chăm sóc mình để tự vệ”, chị Phương nhớ lại. Có lần đang tắm, thay bỉm cho người bệnh, chị cũng bị người ta đánh.
Sau lần đó, chị rút kinh nghiệm. Chị nghĩ: “Bệnh nhân ốm đau như vậy, nằm lì đó rất tội. Rồi sẽ có lúc mình ốm, nằm như thế mà bị người chăm sóc mà cấu, véo, dằn vặt thì mình rất khổ”.
Vì thế, trước khi tắm, thay bỉm, vỗ rung đờm hay làm bất cứ điều gì cho người bệnh, chị đều nhẹ nhàng “xin phép” “ Bây giờ tôi hút đờm, thay bỉm cho anh nhé”. Những ngày tháng chăm bệnh nhân đã dạy cho chị biết cách vỗ rung, hút đờm, chăm sóc vết thương, rồi xử lý tắc khi người bệnh ăn cháo theo đường xông. Theo đó, kinh nghiệm dày lên và “tai nạn nghề nghiệp” trở thành hãn hữu. Qua ánh mắt, chị biết người bệnh nằm liệt đó muốn nói lời cảm kích mình, chỉ có điều họ không thể nói.
Bi hài chăm người già bị lẫn
Video đang HOT
Sau 7 năm làm giúp việc chăm người ốm ở Đài Loan, chị Phương trở về Việt Nam. Nhận thấy nhu cầu thuê người chăm sóc người ốm ở Việt Nam đang “ nóng”, chị tiếp tục khăn gói lên Hà Nội làm công việc này.
So với xứ người, mức thu nhập nghề chăm sóc người ốm ở Việt Nam thấp hơn nhiều, dao động từ 6 – 8 triệu đồng/ tháng, chủ nhà bao ăn ở. Tuy nhiên, khi trở về nước, chị Phương có thể sắp xếp công việc để về quê khi có việc đột xuất, còn ở xứ Đài thì không.
Không phải gia đình nào cũng thông cảm, hỗ trợ giúp việc chăm sóc người ốm. Ảnh minh họa.
Chăm sóc bệnh nhân ở bệnh viện, tại gia đình, chị nhận làm đủ cả, không nề hà điều gì. “ Chăm sóc người bệnh ở bệnh viện sẽ phải đối mặt với môi trường bệnh tật, các loại vi rút, vi khuẩn, mùi bệnh viện 24/24. Gia đình nào hiểu biết sẽ sắm cho người giúp việc đầy đủ găng tay, khẩu trang, chỉ dùng một lần rồi vứt đi, không tái sử dụng. Nhưng nếu gặp phải gia đình nào keo kiệt thì giúp việc phải tự trang bị cho mình để tránh lây nhiễm bệnh tật”, chị Phương nói.
Tâm lý thông thường ai cũng sợ ăn cơm bệnh viện vì “ghê” đủ thứ mùi. Thế nhưng với người giúp việc, họ không có quyền lựa chọn. Họ chỉ có thể chọn chỗ ăn…đỡ ghê mà thôi. Đó có thể là ghế đá, khuôn viên bệnh viện và “ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương” trong lúc người bệnh ngủ trưa.
Tuy nhiên, không phải lúc nào người bệnh cũng thức ngủ theo thời gian biểu đó. Có người ngủ ngày “cày” ban đêm. Khi đó giúp việc cũng phải thức cùng họ, dù ban ngày không ngủ nổi do môi trường xung quanh luôn ồn ã.
Theo cảm nhận của chị Phương, ngoài bệnh nhân ốm nặng thì chăm bệnh nhân bị lẫn cũng khá “đau đầu”. Chị cho ăn rồi, người bệnh bảo chưa được ăn. Người nhà hiểu tính cách người bệnh thì không sao, nhưng có nhà trách chị sao không cho họ ăn?
Nếu ngày bệnh nhân ngủ nhiều thì đêm họ thức, chị phải thức cùng. Gia đình nào có tâm thì ngày cho chị ngủ bù, để đêm có sức trông người bệnh. Nhưng thực tế cũng có gia đình tranh thủ sai vặt, vẽ việc cho giúp việc làm thêm vì tâm lý “mất tiền mua mâm về đâm cho thủng”.
“Phải có tâm, có đức, kiên nhẫn thì mới làm được nghề vất vả và không có danh phận này“, chị Phương đúc kết.
Thu Hà
Theo emdep.vn
Gái mại dâm nhí Bangladesh bị ép uống thuốc tăng trưởng cho bò
Rupa bị lừa vào nhà thổ năm 13 tuổi, phải uống thuốc 'vỗ béo' của bò để cơ thể phát triển và tiếp hàng chục khách một ngày.
Một lao động tình dục tuổi vị thành niên tự trang điểm để trông già dặn hơn, phục vụ các khách hàng ở nhà thổ Daulatdia lớn nhất Bangladesh. Ảnh: Corbis.
Rupa, hiện 19 tuổi, làm việc được 5 năm tại nhà thổ thuộc ngôi làng Kandipara, Bangladesh, nơi lao động tình dục vẫn là một nghề được coi hợp pháp. Tại đây, cô sống cùng nhà với khoảng gần 400 gái mại dâm khác.
Luật pháp Bangladesh cấm phụ nữ được hành nghề mại dâm ở các nhà thổ nếu chưa 18 tuổi. Ngoài ra, những phụ nữ này phải có giấy phép của chính quyền, trong đó ghi rõ họ hoàn toàn thoải mái và hài lòng với công việc. Tuy nhiên, ước tính khoảng 47% nữ lao động tình dục Bangladesh từng bị gả cưới từ khi còn nhỏ hoặc bị lừa bán vào nhà thổ.
Bản thân Rupa cũng bị gả cưới năm 11 tuổi cho một người đàn ông lớn gấp ba tuổi cô. Rupa mang thai với người chồng của mình nhưng không lâu sau, anh ta qua đời do tai nạn nghề nghiệp, còn cha mẹ đẻ từ chối đón cô về sống cùng.
'Họ nói không có khả năng chăm sóc cho tôi hay con trai tôi. Khi đó tôi không còn trinh trắng nữa, vì thế sẽ chẳng có ai chịu cưới tôi cả', Rupa nói với Telegraph.
Để tồn tại, cô bé 13 tuổi Rupa buộc phải đến Dhaka để tìm việc làm. Nhưng tại đây, cô bị những kẻ buôn người lừa bán vào nhà thổ. Ba ngày sau khi tới Kandipara, Rupa bị nhốt vào phòng và bị đánh đập bất cứ lúc nào cô có ý định bỏ trốn.
Thậm chí, Rupa còn bị bắt uống Oradexon, một loại chất steroid tăng trưởng của bò, để khiến cho cơ thể phát triển và tăng cân nhanh, trông già dặn hơn tuổi.
Các lao động tình dục nhí phải uống thuốc Oradexon để có cơ thể phát triển. Ảnh: Reuters.
'Khi tôi bị đưa tới đồn cảnh sát để xin giấy phép, tôi sợ bị đánh lần nữa đến mức đã liên tục nhắc lại những lời tú bà dặn, rằng tôi 18 tuổi và tôi vui khi được làm việc trong nhà thổ vì không còn sự lựa chọn nào khác', Rupa kể lại.
Hiện tại, mỗi ngày Rupa phải phục vụ khoảng 10 đến 12 khách, mỗi lần như thế cô chỉ được trả số tiền bèo bọt khoảng 2,3 USD. Cô thừa nhận thường xuyên bị khách đánh đập và buộc phải che giấu các vết thương để có thể tiếp tục làm việc.
Tại Bangladesh, gái mại dâm thường bị bắt làm việc cho tới khi có đủ tiền để mua lấy tự do của riêng mình, nhưng điều này không phải chuyện dễ dàng.
'Tôi thích mơ về một tương lai tốt đẹp hơn. Nhưng tôi biết điều đó sẽ không bao giờ xảy đến với mình', Rupa nói.
Theo số liệu của tổ chức UNICEF, 22% bé gái tuổi từ 15 đến 19 ở Bangladesh bị gả cưới vào năm 2017, trong khi số phụ nữ kết hôn khi đủ 18 tuổi là 59%.
Tổ chức từ thiện Girls Not Brides cho biết Bangladesh hiện là nước có tỷ lệ hôn nhân trẻ em cao thứ tư trên thế giới, chỉ sau Cộng hòa Niger, Trung Phi và Chad.
Theo tiin.vn
Mặc cơ thể bốc mùi, nữ bác sĩ quyết không tắm một tháng Suốt 30 ngày ở cữ sau sinh, Terry Loong (Anh) không tắm rửa hay gội đầu, chỉ vệ sinh vùng kín để đảm bảo sức khỏe hai mẹ con. Tháng 4/2016, nữ bác sĩ Terry Loong (Anh) đón chào con trai đầu lòng Matthew. Để đảm bảo sức khỏe cho cả hai mẹ con, Loong quyết định ở cữ theo cách của phụ...