Nghe Đông Y gợi ý thực đơn giúp giữ ấm cơ thể, nhất là khi trời rét đậm, rét hại
Theo dự báo từ Trung tâm khí tượng thủy văn Trung ương, vào dịp Tết Dương Lịch miền Bắc sẽ đón thêm một đợt không khí lạnh tăng cường gây rét đậm, rét hại.
Để đảm bảo sức khỏe, ngoài việc giữ ấm thì bạn cũng nên có thực đơn giúp giữ ấm cơ thể đúng cách.
Khi nền nhiệt xuống mức rét đậm, rét hại, cơ thể sẽ cần cung cấp nhiệt lượng nhiều hơn để giữ ấm đảm bảo cho sức khỏe. Chân, tay, cổ, đầu và ngực là các bộ phận quan trọng cần bảo vệ để tránh mất nhiệt. Bên cạnh đó, ăn uống cũng góp phần giúp cơ thể bù nhiệt hiệu quả.
Dưới đây là thực đơn giúp giữ ấm cơ thể theo Đông y mà bạn có thể tham khảo:
1. Súp gà
Theo lương y Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội) cho biết, thịt gà là một món ăn dinh dưỡng, có tác dụng chính trong bồi bổ nâng cao sức khỏe, nhất là đối với người bị cảm cúm hay cảm lạnh cần phải nâng cao hệ miễn dịch.
“Tùy thuộc và loại gà và màu lông của gà lại có thể chữa được từng chứng bệnh cụ thể. Trong đó, thịt gà mái đem nấu cháo sẽ giúp phụ nữ có món ăn bổ dưỡng, tăng cường miễn dịch ngày lạnh cực tốt”
Công dụng: Chống/Giảm viêm đường hô hấp (họng, mũi)
Soup gà có tác dụng giữ ấm, chống viêm tốt cho người bị cảm cúm, cảm lạnh (Ảnh: Internet)
Bởi vậy mà súp gà là một trong gợi ý thực đơn giúp giữ ấm cơ thể khi trời lạnh, nhất là rét đậm, rét hại.
Lưu ý, những nhóm người sau không nên ăn thịt gà:
- Người bị bệnh tim mạch, huyết áp: Nên hạn chế ăn do trong thịt gà, nhất là phần da gà có chứa một lượng lớn cholesteron không tốt cho nhóm người này.
- Người bị bệnh xơ gan: Do thịt gà có tính nóng, có thể khiến cứng thấp nhiệt ở người bị bệnh xơ gan chuyển nặng hơn.
- Người đang có vấn đề về hệ tiêu hóa: Nên ăn hạn chế, vừa phải do thịt gà khá khó tiêu. Nhất là không nên ăn chung với kinh giới vì có thể gây ra đầy bụng.
- Người bị bệnh sỏi thận: Do thịt gà giàu protein có thể dẫn tới lượng oxalate ở trong nước tiểu bị tăng lên và gây hình thành thêm sỏi.
Theo lương y Vũ Quốc Trung (Phòng Chẩn trị Y học cổ truyền, Hội Đông y Việt Nam), khi món cháo được thêm gừng hay hành sẽ giúp cơ thể lấy lại nhiệt độ nhanh chóng nhờ tính ấm của các thành phần được thêm vào.
Video đang HOT
Món cháo được thêm gừng hay hành sẽ giúp cơ thể lấy lại nhiệt độ nhanh chóng (Ảnh: Internet)
Vì thế mà cháo gừng, cháo hành rất thích hợp để ăn vào những ngày thời tiết lạnh, có thể thêm vào thực đơn giúp giữ ấm cơ thể hiệu quả.
Tác dụng của gừng và hành trong đông y:
- Gừng và hành tốt cho người bị cảm cúm, cảm lạnh nhờ tính ôn hòa, giúp giải hàn, ôn thông dương khí và giải độc
- Phần hành trắng (gần củ hành) còn là một vị thuốc chính được dùng trong các bài thuốc Đông y chữa phong hàn cảm cúm.
Lưu ý khi ăn cháo gừng, cháo hành:
- Không cần gọt vỏ gừng, vỏ gừng có chứa rất nhiều dược tính quan trọng vì thế chỉ cần rửa sạch rồi cắt nhỏ, cho vào cháo là được.
- Không nên ăn quá nhiều gừng vì có thể gây ra hiện tượng khô miệng, bị khát nước hay bốc hỏa trong người.
- Người bị: sốt cao, đau dạ dày, đau đại tràng, bị mắc bệnh về gan, trĩ, sỏi mật, đang bị xuất huyết thì không nên ăn
- Không ăn chung gừng với thịt chó, thịt ngựa, thịt thỏ hay vang trắng vì có thể gây kị nhau.
3. Súp đậu đen
Súp đậu đen không chỉ là thực đơn giúp giữ ấm cơ thể hiệu quả mà còn có tác dụng làm đẹp da đối với phụ nữ.
Cháo đậu đen vừa là thực đơn giúp giữ ấm cơ thể lại vừa làm đẹp da (Ảnh: Internet)
Khi nấu, chỉ cần thêm một chút ớt để tạo vị cay nhẹ sẽ giúp lấy lại thân nhiệt nhanh chóng. Theo thống kê, trong đậu đen có chứa rất nhiều dắt, đồng, protein và một lượng chất xơ dồi dào. Khi ăn cháo, soup đậu đen sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả. Vào những ngày trời lạnh, việc tăng cường sức đề kháng là vô cùng cần thiết giúp bạn chống chọi lại với khí lạnh cũng như nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp, nhiễm khuẩn,…
Một nghiên cứu từ Hiệp Hội Hóa học Hoa kỳ đã chỉ ra rằng, trong đậu đen có một thành phần chống oxy hóa cực cao là flavonoids – hợp chất này được tìm thấy nhiều trong các cây họ cải, ớt hay cacao.
Ai không nên ăn đậu đen:
Do đậu đen có tính mát nên không thích hợp làm món ăn cho những người bị chứng hư hàn như loét hành tá tràng, người dễ bị tiêu chảy hay bị tiêu chảy mạn tính; người có chứng chân tay lạnh, sợ lạnh,…
4. Nước xương hầm thêm quế và hạt tiêu
Quế và hạt tiêu được xem như những gia vị quen thuộc trong bếp của các bà nội trợ Việt. Hai gia vị này có tính ấm nên rất thích hợp bổ sung vào thực đơn giúp giữ ấm cơ thể khi trời lạnh, nhất là rét đậm, rét hại.
Nước xương hầm thêm hạt tiêu giúp tăng tính ấm bù nhiệt cho cơ thể trong ngày lạnh (Ảnh: Internet)
Hạt tiêu có thể cho vào các món như cháo hay món nấu cần khử mùi tanh. Còn quế có thể thêm vào nước hầm, nước lẩu để dậy mùi mà lại làm ấm cơ thể hiệu quả.
Ai không nên ăn tiêu, quế?
Đông y khuyến cáo những người gặp vấn đề về dạ dày không nên lạm dụng tiêu mà chỉ nên dùng vừa phải để tránh gây hại và tăng áp lực cho dạ dày.
Loại thịt đồng quê này hóa ra còn giàu dinh dưỡng gấp 15 lần thịt gà: Tốt cho khí, máu và tim mạch nhưng khi ăn nên nhớ 5 điều kẻo "tiền mất tật mang"
Theo Đông y, loại thịt này tính bình, vị mặn, đi vào can thận, dinh dưỡng phong phú, thơm, vị ngọt, là loại thực phẩm tốt cho người già, trẻ em, người bệnh và sản phụ.
Trong nhiều năm gần đây, chất lượng cuộc sống của chúng ta ngày càng nâng cao, vì thế nhu cầu về ăn uống, vui chơi có nhiều quy chuẩn hơn. Đối với thực phẩm, nhu cầu ăn no không còn bị hạn chế nữa mà người ta nhiều hơn đến giá trị dinh dưỡng và tính an toàn của thực phẩm. Nhắc đến loại thịt tốt cho sức khỏe, hẳn bạn sẽ nghĩ ngay đến thịt gà, cá và lợn mà quên nhắc đến thịt chim bồ câu.
Thịt chim bồ câu không chỉ ngon hơn mà còn giàu dinh dưỡng.
Theo trang Aboluowang, thịt chim bồ câu không chỉ ngon hơn mà còn giàu dinh dưỡng, chứa nhiều protein, axit amin, chondroitin, vitamin A và nhiều loại khoáng chất cần thiết. Đáng nói, hàm lượng khoáng chất và vitamin của chim bồ câu cao hơn nhiều so với thịt gà, thịt bò và thịt cừu, trong đó hàm lượng canxi gấp 15 lần thịt gà, hàm lượng sắt gấp 3 lần thịt gà.
Theo Đông y, thịt bồ câu tính bình, vị mặn, đi vào can thận, dinh dưỡng phong phú, thơm, vị ngọt, là loại thực phẩm tốt cho người già, trẻ em, người bệnh và sản phụ. Đều đặn thưởng thức thịt chim bồ câu sẽ giúp bảo vệ cơ thể như sau:
- Bảo vệ hệ tim mạch
Hàm lượng lớn protein chất lượng cao chứa trong thịt chim bồ câu có thể làm giảm lượng cholesterol trong cơ thể sau khi con người tiêu thụ, rất thích hợp cho những bệnh nhân mắc các bệnh tim mạch.
- Để bổ sung khí và máu
Chim bồ câu là thực phẩm được mọi người lựa chọn hàng đầu để bồi bổ cơ thể, có tác dụng bổ khí, dưỡng huyết, phòng cảm lạnh và làm ấm tử cung. Loại thịt này có chứa hàm lượng pigeon cao, trong đó chất sắt vô cùng dồi dào, có thể cải thiện các triệu chứng thiếu máu.
- Tăng cường trí nhớ
Thịt chim bồ câu rất giàu chất dinh dưỡng như vitamin A, B, E, canxi, sắt... Đem lại tác dụng bồi bổ trí não, cải thiện trí nhớ. Ngoài ra, hàm lượng chất béo của loại thịt này tương đối thấp, rất thích hợp cho các chị em yêu làm đẹp, dưỡng da, làm chậm lão hóa.
- Tăng cường thể lực
Cả trẻ em, người già và người lớn đều cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho cơ thể mỗi ngày. Và thịt chim bồ câu có thể đáp ứng được nhu cầu của cơ thể. Ăn thường xuyên có thể tăng cường thể chất, cải thiện khả năng miễn dịch và làm cho con người khỏe mạnh hơn.
- Giảm đau bụng kinh
Đối với phụ nữ, thịt chim bồ câu mang lại vô vàn lợi ích. Nó không chỉ có thể bồi bổ cơ thể, mà còn làm giảm một số khó chịu trong kỳ kinh nguyệt. Ăn một ít thịt chim bồ câu trong thời kỳ này có thể giảm đau đầu và mất ngủ do kinh nguyệt không đều. Thậm chí có thể cải thiện tình trạng đau bụng kinh theo thời gian.
Thịt bồ câu rất bổ nhưng cần ghi nhớ 5 điều quan trọng kẻo "tiền mất tật mang"
1. Đối tượng nên hạn chế ăn nhiều
Vì thịt chim bồ câu là thực phẩm bổ dưỡng, giàu đạm, nhiều chất béo, gây nóng trong nên không phải ai cũng ăn được. Nó thích hợp với những người có thể chất lạnh.
Ngược lại, nếu người có thể trạng nóng, đang bị sốt... nếu ăn nhiều chim bồ câu sẽ làm tăng sự khó chịu trong cơ thể. Ngoài ra, bệnh nhân cao huyết áp, bị trĩ cũng nên ăn thịt chim bồ câu ở lượng vừa phải kẻo làm phản tác dụng, có hại cho sức khỏe..
2. Nên lưu ý về liều lượng ăn
Kể cả những người khỏe mạnh cũng không nên ăn quá nhiều thịt chim bồ câu. Hàm lượng chất béo trong thịt chim bồ câu, đặc biệt là phần da rất cao vì vậy để tránh thừa chất bạn nên ăn cùng các loại thực phẩm khác. Tốt nhất mỗi tuần chỉ nên ăn 1-2 con.
3. Lưu ý về quá trình chế biến
Theo Đông y, cách chế biến thịt chim bồ câu tốt nhất là hầm thành cháo hoặc canh, nấu chín nhừ dạng nước rồi ăn cả nước lẫn cái.
Trong quá trình sơ chế, chim bồ câu vốn chứa nhiều lông tơ nên sau khi làm sạch lông thì cần đem thui qua lửa nhỏ để vừa sạch lông tơ lại khiến phần thịt thơm ngon hơn. Nếu không muốn bị mùi hôi, bạn có thể bóc bỏ gan trước khi nấu.
4. Bồ câu nên tránh kết hợp với những loại thực phẩm dưới đây
Thịt lợn không nên ăn chung với thịt chim bồ câu vì dễ gây ra tình trạng khí huyết khó lưu thông, có hại cho sức khỏe. Đồng thời, khi ăn thịt bồ câu bạn cần tránh ăn cùng với nấm đầu khỉ, gan lợn, thịt lợn vì dễ gây đầy, chướng bụng. Cũng không nên ăn cùng cá diếc, tôm vì có thể bị nổi mề đay.
5. Nên cẩn thận khi cho trẻ ăn thịt chim bồ câu
Thịt chim bồ câu được coi là "thượng phẩm" trong việc bồi bổ sức khoẻ cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, loại thịt này dành cho bé ăn dặm từ 8 tháng tuổi trở lên. Hơn nữa, thịt chim bồ câu khá nhỏ có thể gây hóc xương cho trẻ, phụ huynh nên chú ý loại bỏ trước khi cho trẻ ăn.
Ăn một tép tỏi sau khi đi ngoài trời lạnh về, bạn sẽ ngạc nhiên với những gì mình nhận được Trong thời tiết lạnh giá kéo dài, chỉ cần làm một hành động nhỏ như ăn một tép tỏi sau khi đi bên ngoài về nhà, bạn sẽ nhận được tác dụng không tưởng. Ăn một tép tỏi sau khi đi ngoài trời lạnh - Phương pháp đơn giản đánh bay cảm lạnh, phòng ngừa cảm cúm Cảm lạnh và cảm cúm là...