Nghề độc: “Phù phép” chai lọ phế liệu kiếm hàng chục triệu mỗi tháng
Từ những chiếc chai, lọ vứt bỏ, anh Tâm đi nhặt về và biến thành những tác phẩm nghệ thuật “hái ra tiền”.
Thời gian gần đây, nhiều người tìm tới gia đình anh Đinh Thiên Tâm (32 tuổi, ở Ba Đình, Hà Nội) để tìm mua mặt hàng “cực độc” là những chiếc chai lọ phế liệu đã được vẽ trang trí thành các tác phẩm nghệ thuật
Vốn hoạt động trong lĩnh vực thiết kế đồ họa và mỹ thuật, anh Đinh Thiên Tâm đã nghĩ ra ý tưởng đi thu gom các chai, lọ phế liệu về nhà để biến thành các đồ vật có giá trị kinh tế cao
Anh Tâm chia sẻ rằng, thời gian đầu làm nghề này anh đem hết chai, lọ trong nhà rồi đi xin ở nhà bạn bè về để “thí nghiệm”. Sau này, khi quyết định kinh doanh, anh Tâm đi nhặt và thu mua tại các nhà hàng, quán ăn. Các chai, lọ phế liệu sau khi mang về được anh Tâm làm sạch, sau đó “tạo dáng” để tiến hành cắt
Việc “tạo dáng” cho sản phẩm chai, lọ phế liệu rất quan trọng vì nó sẽ quyết định đến việc tô màu, vẽ họa tiết sau đó
Video đang HOT
Những chiếc chai, bình, lọ phế liệu sau khi cắt xong được vợ của anh Tâm là chị Nguyễn Diệu Thúy tiến hành vẽ trang trí bằng tay
Chị Thúy cho hay, trung bình mỗi ngày chị vẽ được khoảng 10 tác phẩm, tùy theo từng chiếc chai. lọ phế liệu sẽ có những ý tưởng hoạt tiết khác nhau cho phù hợp
Để cho màu sắc được tươi đẹp và lâu bay màu, vợ chồng anh Tâm sử dụng màu vẽ được mua từ Pháp về chuyên để vẽ tranh kính chất lượng cao
Những chiếc chai, bình, lọ vứt đi được “phù phép” thành các tác phẩm đẹp mắt dưới bàn tay tài hoa của hai vợ chồng anh Tâm, chị Thúy
Các khách hàng thường đặt làm bình hoa từ những chai, lọ phế liệu
Một tác phẩm đầy sáng tạo của hai vợ chồng
Một chiếc chai phế liệu sau khi đã được “phù phép”
Theo anh Tâm, giá bán của mỗi chiếc bình thành phẩm có giá rẻ nhất chỉ khoảng vài chục nghìn đồng cho đến đắt nhất là 500.000 đồng, tùy thuộc vào giá thành của chai, bình ban đầu và công sức chế tác cầu kỳ
Bằng thứ nghề kinh doanh kỳ lạ này, vợ chồng anh Tâm, chị Thúy thu về hàng chục triệu đồng mỗi tháng
Những chiếc vỏ chai phế liệu bỗng chốc trở thành nguyên liệu chế tác “hải ra tiền”
Lê Tú
Theo dantri
Rà phế liệu 'nhặt' được bom hơn 350 kg
Một người dân trong lúc rà tìm phế liệu phát hiện quả bom nặng hơn 352 kg, còn nguyên màu sơn.
Khoảng 12h ngày 30/10, tại thôn Sa Ly (xã Hướng Sơn), tổ chức Cây hòa bình Việt Nam đã xử lý, di dời thành công quả bom Mỹ nặng hơn 350 kg.
Trước đó, anh Hồ Văn Hải trú cùng thôn trong khi rà phế liệu chiến tranh đã phát hiện quả bom trên nằm sâu trong lòng đất. Cơ quan chức năng xác định đây là bom M117, có chiều dài 1,5 m, đường kính điểm lớn nhất gần 80 cm.
Bom nặng hơn 350 kg được một người rà tìm phế liệu chiến tranh phát hiện. Ảnh:Hoàng Táo.
Quả bom này còn nguyên màu sơn, chưa phát nổ, được xác định do Mỹ ném xuống đây trong thời gian chiến tranh.
Quả bom được vận chuyển về bãi nổ tập trung để xử lý.
Hoàng Táo
Theo VNE
Nghề chẳng ai muốn làm Sự sống treo trên ngòi nổ Ở Quảng Trị hiện còn hàng chục điểm thu mua phế liệu chiến tranh, mỗi ngày tiêu thụ hàng tấn mảnh bom, xác pháo. Nhiều điểm thu mua như một bảo tàng chiến tranh với đầy đủ loại bom đạn, phương tiện. Những quả bom đạn được vựa thu mua. Anh Quang làm nghề này từ năm 2001 đến nay. Có thời điểm...