Nghe dọa đã chuyển cả trăm triệu đồng cho kẻ lừa
Xuất hiện trở lại chiêu giả danh công an lừa đảo qua điện thoại và hàng chục người mắc bẫy.
Công an TP Vũng Tàu vừa phối hợp với ngân hàng ngăn chặn kịp thời hai vụ giả danh công an lừa đảo tiền của người dân qua điện thoại. Tuy nhiên, đây là hai trường hợp may mắn vì nạn nhân trình báo kịp thời, còn hàng chục vụ khác người dân chỉ biết ôm hận.
Theo chị TTNH (ngụ phường 11, TP Vũng Tàu), khoảng 8 giờ sáng gần 10 ngày trước, đang ở nhà, chị nhận một cuộc điện thoại từ người lạ. Chị nhấc máy thì nghe một giọng nữ, xưng là cán bộ điều tra Bộ Công an thông báo chị liên quan tới một đường dây tội phạm ma túy đang bị Bộ Công an điều tra. Người bị bắt trong đường dây ma túy khai là đã chuyển 3 tỉ đồng vào tài khoản của chị.
Người này yêu cầu chị phải chuyển toàn bộ số tiền đang gửi tiết kiệm trong ngân hàng vào tài khoản do “cơ quan điều tra Bộ Công an cung cấp” để công an xác minh. Sau đó chị được chuyển máy gặp thêm hai “cán bộ điều tra” nam. Qua điện thoại, giọng người đàn ông xưng là cán bộ điều tra nghiêm giọng đề nghị chuyển tiền, nếu không sẽ bị bắt ngay trong ngày.
Một người bị hại trình bày sự việc với cơ quan điều tra. Ảnh: A.BÌNH
Là một giáo viên mầm non chẳng dính dáng gì đến tội phạm nhưng khi nghe bị dọa bắt, chị đã ra ngân hàng chuyển hơn 100 triệu đồng vào tài khoản chỉ định. Những người ở “Bộ Công an” còn yêu cầu chị giữ bí mật việc chuyển tiền để “tránh liên lụy đến người thân”…
Video đang HOT
Ngay sau khi đã chuyển tiền, chị sinh nghi nên đã đến Công an TP Vũng Tàu trình báo. Xác định đây là đường dây giả danh công an để lừa đảo, công an phối hợp ngay với ngân hàng phong tỏa tài khoản không cho kẻ xấu rút tiền, thu hồi toàn bộ số tiền chị đã chuyển cho kẻ xấu.
Tương tự, bà NTL (ngụ phường 11, TP Vũng Tàu) cũng nhận điện thoại của các “cán bộ điều tra Bộ Công an” và bà đã giấu gia đình chuyển hơn 210 triệu đồng trong sổ tiết kiệm của mình vào tài khoản do bọn lừa đảo cung cấp. Gia đình thấy bà lo lắng, bất an đã gặng hỏi và khi biết sự thật đã trình báo cho công an. Tuy nhiên, kẻ lừa đảo đã kịp cuỗm của bà gần 100 triệu đồng.
Theo Công an TP Vũng Tàu, từ đầu năm đến nay cơ quan này tiếp nhận hàng chục đơn trình báo của người dân về việc bị kẻ xấu giả danh cán bộ điều tra Bộ Công an gọi điện thoại lừa đảo với số tiền bị chiếm đoạt hàng tỉ đồng. Những trường hợp này nạn nhân trình báo muộn nên mất trắng.
Đây là thủ đoạn không mới, xảy ra từ nhiều năm và các cơ quan chức năng đã cảnh báo trên các phương tiện truyền thông, trong các cuộc họp tổ dân phố, cảnh báo qua điện thoại nhưng nhiều người vẫn dính bẫy.
Tin nhắn của MobiFoneHCM cho người dân. Liên tục trong mấy tháng gần đây, qua hệ thống tổng đài MobiFoneHCM, Công an TP.HCM đã nhắn tin khuyến cáo người dân cảnh giác với bọn lừa đảo qua điện thoại. Công an khẳng định: Cơ quan công an, VKS khi điều tra vụ án không tùy tiện thu giữ tiền và làm việc với người dân qua điện thoại. Người dân tuyệt đối không chuyển tiền vào tài khoản của người lạ. Đường dây nóng báo tin tội phạm theo số 113.
AN BÌNH
Theo_PLO
Một người Trung Quốc giả danh công an để lừa đảo qua điện thoại
Với thủ đoạn giả danh công an "hù dọa" nợ cước điện thoại, yêu cầu nạn nhân chuyển tiền vào tài khoản, một người Trung Quốc lừa đảo hàng trăm triệu đồng.
Ngày 13/1, TAND TPHCM xét xử sơ thẩm và tuyên phạt các bị cáo Li Shi Min (SN 1984, quốc tịch Trung Quốc) và Huỳnh Thị Như Mai (SN 1984 tại An Giang), mỗi bị cáo 7 năm tù về tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Theo cáo trạng, trong thời gian sinh sống tại Trung Quốc, Li Shi Min tham gia vào đường dây giả danh các cơ quan pháp luật nhằm mục đích lừa tiền người Việt Nam.
Giả danh cảnh sát để lừa đảo, Li Shi Min (đứng) bị tòa án Việt Nam tuyên phạt 7 năm tù
Li Shi Min cùng một đối tượng tên Sán (người Trung Quốc, chưa xác định được lai lịch), sang Việt Nam gặp Huỳnh Thị Như Mai để thu mua thẻ ATM. Sau đó, Li Shi Min cung cấp những thẻ này cho đồng bọn để chuyển tiền lừa đảo.
Ngày 20/8/2014, đồng bọn của Li Shi Min gọi điện thoại cho bà T.C (47 tuổi, ngụ quận 12, TPHCM) thông báo bà đang nợ cước điện thoại 8,6 triệu đồng và cho biết bà liên quan đến đường dây tội phạm do Công an TP Hà Nội đang điều tra, yêu cầu bà chuyển tiền vào tài khoản cơ quan công an để xác minh làm rõ, sau khi xác minh sẽ trả lại.
Bà T.C. chuyển 300 triệu đồng vào tài khoản số 1902817483... mang tên Huỳnh Thanh Phong mở tại Techcombank. Đây là một trong những tài khoản Li Shi Min cung cấp cho đồng bọn. Ngay lập tức, các đối tượng lừa đảo rút hết số tiền này.
Quá trình điều tra cho thấy, số tiền những người bị hại khác đã chuyển vào tài khoản số 1902817483... do ông Huỳnh Thanh Phong đứng tên lên đến hơn 500 triệu đồng./.
Bắt khẩn cấp người Trung Quốc lừa đảo qua điện thoại
Xue Wen-đối tượng nằm trong đường dây lừa đảo bằng chiêu dọa nạt, dụ dỗ qua điện thoại để nạn nhân chuyển tiền do những người Trung Quốc cầm đầu.
Theo Xuân Duy
Theo_VOV
Không giảm án cho nhóm đối tượng giả danh công an đi lừa đảo Nhóm lừa đảo này đã giả danh công an, cán bộ Viện Kiểm sát đang điều tra vụ án rửa tiền, yêu cầu chuyển tiền vào tài khoản của &'ban chuyên án'. Theo nguồn tin trên báo Pháp luật, ngày 29/10, TAND cấp cao tại TP.HCM đã bác kháng cáo, y án các bị cáo trong đường dây chuyên giả mạo công an...