Nghề điêu khắc than đá ở Quảng Ninh
Tiếng đục, đẽo, cưa… nhộn nhịp giữa đông lạnh giá. Những người thợ điêu khắc than đá đất mỏ (Quảng Ninh), vẫn cần mẫn tạo ra những tác phẩm nghệ thuật tinh xảo.
Nằm sâu trong ngõ nhỏ cách quốc lộ 18A khoảng 100 m, thuộc khu 8, phường Hồng Hải ( TP Hạ Long, Quảng Ninh), xưởng điêu khắc than đá mỹ nghệ của gia đình anh Nguyễn Tiến Quyết (42 tuổi) và chị Nguyễn Thị Thanh Bình (39 tuổi) hàng ngày vang lên tiếng cưa, tiếng mài đục, xen lẫn tiếng cười nói của thợ.
Trên địa bàn Quảng Ninh chỉ còn gần chục gia đình theo nghề này. Ảnh: Minh Cương
Xưởng nhà anh Quyết rộng chừng 30 m2 với 6 thợ điêu khắc (3 nam, 3 nữ). Xung quanh nhiều hòn than kíp-lê (altraxit) to nhỏ màu đen xám và màu ánh kim nằm thành đống ngổn ngang, cùng với đó là những dụng cụ đơn giản như: chiếc cưa tay, vài cái đục, dao gọt, máy hỗ trợ đánh ráp.
Làm quen với điêu khắc than đá từ bé, biết rằng sẽ bụi bẩn, độc hại, thu nhập không cao, nhưng duyên nợ gắn anh với nghề. “Làm ra một tác phẩm điêu khắc rất đơn giản, người có chút tay nghề có thể làm. Nhưng để sản phẩm mang cái hồn thì không chỉ ngày một ngày hai là làm được. Nó đòi hỏi người thợ phải kiên trì, tỉ mỉ, biến những hòn than vô tri vô giác thành sản phẩm đầy tính nghệ thuật, có hồn như: sư tử, ngựa, cá chép, hòn Trống Mái…”, anh Quyết chia sẻ.
Người thợ 30 gắn bó với nghề cho biết, than dùng để chế tác phải là loại khối lớn có chất lượng tốt, độ đen đặc, bề mặt không có đường vân, mạch đứt gãy xuyên ngang dọc, được mua trực tiếp tại khai trường hoặc thương lái. Sau đó, thợ sẽ xẻ than thành từng khối theo yêu cầu, hình dạng và kích cỡ chế tác.
Đôi bàn tay bám đầy than là hình ảnh thường thấy của những thợ thủ công mỹ nghệ than đá ở đất mỏ. Ảnh: Minh Cương
Công đoạn tiếp theo là dựa vào hình dạng khối than mà căn hình, tạo hình trên bề mặt, rồi đục đẽo, gọt tỉa thành các hình thù. Cuối cùng là công đoạn đánh giấy ráp và mài bóng sản phẩm. Khâu khó nhất là căn chỉnh tạo hình trên bề mặt than bởi nếu không khéo thì sẽ bị sứt, vỡ hoặc lệch hình.
Video đang HOT
Lấy chồng gần 20 năm là từng đó năm chị Nguyễn Thị Thanh Bình theo nghề của nhà chồng. Nghề điêu khắc than đá lúc nào cũng nhem nhuốc bởi bụi than, thu nhập chỉ khoảng 4-6 triệu/tháng. Năm 2007, thành phố Hạ Long có dự án và đã thành lập Hội hàng thủ công mỹ nghệ TP Hạ Long, thu hút được hàng chục hộ làm nghề tham gia, nhưng 3 năm sau thì giải thể, bởi không có sự đầu tư, thị trường đầu ra không ổn định.
“Một số hộ đã bỏ nghề kiếm việc khác nhưng gia đình tôi vẫn hy vọng và tiếp tục theo nghề tới bây giờ”, chị Bình nói và cho rằng nghề điêu khắc than đá trở thành nét đặc trưng của vùng mỏ. Sản phẩm làm ra dùng để trang trí, làm quà tặng, bán cho khách du lịch trong và ngoài nước. Nếu chẳng may nghề mất đi thì “thật đáng tiếc”.
Rời quê nghèo ra đất mỏ, Nguyễn Thị Nhung nuôi ước mơ trở thành nghệ nhân điêu khắc than đá. Ảnh: Minh Cương
Ngồi lỏm thỏm ở góc xưởng, với bộ quần áo phủ kín một màu đen, Trần Thị Nhung (24 tuổi, quê Bắc Giang) theo nghề điêu khắc than đá được một tháng nay. “Quê em nghèo, không có việc làm nên em ra đây học nghề theo giới thiệu của người thân. Em thấy nghề này cũng dễ học, chỉ cần kiên trì, chịu khó học hỏi sẽ sớm thạo nghề. Khi đó tự tay mình có thể làm ra những sản phẩm độc đáo theo ý tưởng riêng, em cảm thấy rất vui”, Nhung tươi cười nói.
Nghề chế tác mỹ nghệ than đá xuất hiện tại vùng mỏ Quảng Ninh từ cuối thế kỷ 19 do người Pháp du nhập vào. Trước năm 1986, những người thợ tham gia vào Hợp tác xã Hồng Gai chuyên chế tác tranh, mỹ nghệ than đá. Sau khi hoạt động không hiệu quả, sản phẩm làm ra không tiêu thụ được nên Hợp tác xã bị giải thể năm 1986 và những người làm nghề tách riêng ra để kiếm kế sinh nhai. Đên nay ca tinh Quang Ninh con gần 10 hô gia đinh con lam nghê này.
Minh Cương
Theo VNE
Ngụ ngôn từ đất cho mùa Giáng sinh
Điêu khắc gia Đoàn Xuân Hùng vừa phát hành cuốn sách Đất và ngụ ngôn Kinh thánh (NXB Đồng Nai, quý 4/2015), giới thiệu những tác phẩm điêu khắc gốm lý thú, sinh động, có thể nói là món quà dịp Giáng sinh ý nghĩa.
Lấy cảm hứng trực tiếp, hoặc bén rễ sâu từ các dụ ngôn trong Tân ước, nhưng điêu khắc gia Đoàn Xuân Hùng không theo hướng minh họa, mà tìm cách lột tả theo hướng thế tục để gần gũi với người xem.
Đoàn Xuân Hùng và tác phẩm "Hối nhân"
"Thật ra, những ngụ ngôn Kinh thánh bằng đất nung của Đoàn Xuân Hùng không phải là những pho tượng được sáng tác nhằm mục đích thờ phượng, và không nên nhầm lẫn giữa ý nghĩa sứ điệp của Đức Kitô được ghi chép trong Kinh thánh với thông điệp thẩm mỹ của người nghệ sĩ thể hiện qua các tác phẩm nghệ thuật tạo hình" - cây viết phê bình mỹ thuật Nguyễn Thanh Bình nhận định rất đích xác.
Cuốn sách "Đất và ngụ ngôn Kinh thánh"
Nhìn chung 40 tác phẩm trong sách này đều đạt đến mức độ mỹ cảm nhất định, nó tài tình đi giữa đời và đạo, giữa mỹ thuật và mỹ nghệ, nên sáng tạo mà gần gũi. Sách có những tác phẩm tiêu biểu như Người kể ngụ ngôn từ đất, Hối nhân, Bếp lửa yêu thương, Vác chõng mà về, Tẩy uế đền thờ, Vào thành vinh quang, Lòng tin của Toma, Chối thầy, Phép rửa, Pieta, Đồng tiền bà góa, Mẹ với trẻ em... Nhưng chung quy lại, có thể nói Đoàn Xuân Hùng là người kể ngụ ngôn từ đất. Đất cho anh mọi khả thể sáng tạo.
Tác phẩm "Đồng tiền bà góa"
Đoàn Xuân Hùng tâm sự anh thích vọc đất, nặn tượng từ nhỏ. Anh sinh năm 1960 tại Nha Trang, tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật TP.HCM vào năm 1993, kinh qua nhiều chất liệu trước khi trở lại với đất nung.
Năm 2009 và 2011, anh từng làm hai triển lãm cá nhân tại Nha Trang về đất nung, lấy cảm hứng chính từ gốm Chăm, đến tháng 1/2015 anh có triển lãm cá nhân Đất và ngụ ngôn Kinh thánh tại TP.HCM, cuối năm anh ra sách cùng tên.
Tác phẩm "Pieta"
"Bạn bè ở nhiều nơi đang ủng hộ tôi, những câu chuyện dân gian được diễn đạt lại bằng nghệ thuật tạo hình nhằm khơi dậy bản sắc văn hóa của dân tộc" - anh tâm sự với một tờ báo.
Tác phẩm "Phép rửa"
Anh tự đặt cho mình chỉ tiêu 20 phác thảo gốm mỗi tháng, còn làm được đến đâu hay đến đó, vì ý tưởng và phác thảo rất dồi dào. Anh thường làm các tác phẩm của mình bên dòng sông Cái ở Nha Trang.
Trong năm 2016, Đoàn Xuân Hùng sẽ đến Hội An để thực hiện bộ tác phẩm điêu khắc gốm về 12 con giáp. Anh muốn làm một tác phẩm cao khoảng 6m, sẽ là tượng gốm lớn nhất Việt Nam.
Như Hà
Theo_Thể thao văn hóa
Tượng Phật bằng bạch ngọc cầu con cái trong cung vua Nguyễn Pho tượng độc đáo không chỉ ở chất liệu, nguồn gốc mà còn là tác phẩm nghệ thuật điêu khắc đỉnh cao, được xem là cổ vật quý nhất trong bộ sưu tập hiện tại của chùa Quán Thế Âm (Đà Nẵng). Đặt chung cùng 200 cổ vật tại Bảo tàng văn hóa Phật giáo đầu tiên ở Việt Nam (nằm trong chùa...