Nghe đâu trong gió, có cô gái hẹn hò cùng anh…
Trong cuộc đời mỗi người, sẽ có những lúc mà cuộc sống để chúng ta va chạm với những gì xung quanh. Và sự tình cờ gặp được một ai đó cũng nằm trong cái chủ ý của “định mệnh”, để thấy mọi thứ gần gũi, giản dị và ôn hòa hơn bao giờ hết.
Tôi không tình cờ gặp anh trong một quán cà phê mơ màng màu thu sớm ủ rũ hươ hươ nắng, cũng không gặp anh kiểu vô tình đụng phải nhau làm rơi mấy cuốn sách tình cờ chạm lấy tay nhau, rồi yêu sét đánh 5 giây như trong mô tuýp mấy bộ phim Hàn đã xem qua. Tôi gặp anh trong một buổi tối mưa đầu mùa hờn dỗi rơi tí tách suốt những con đường dài trong giấc mơ của anh đêm kia. Xa quê chưa lâu, nhưng những thói quen sống của một vùng đất mới cũng đủ bị ảnh hưởng ít nhiều. Gặp anh, giống hệt gặp lại cái “quê hương” trongnét bình dị của một cậu trai hai mấy tuổi đầu từ cách đi đứng đến cười nói.
Cái giọng lơ lớ, rặc ròi xứ “Nẫu”, có phần ngân nga hơn từ anh khiến người khác không khỏi cái cảm giác thú vị và ấn tượng. Anh không cao như Kim Tan, cũng chẳng đẹp như Jung Suk mà tôi thần tượng, anh bình thường và có phần chững chạc hơn những người cùng lứa mà ngày thường tôi hay để ý.Mọi thứ sẽ thật bình thường nếu như tôi chẳng thèm quan tâm anh là con nhà ai, làm nghề gì, sống ở đâu cho đến khi tôi biết anh làm công an.
Với một số người hai tiếng công an nghe thực xa xỉ, còn trong kí ức của đứa trẻ khi ấy chẳng hiểu sao mà một chút thiện cảm thôi, tôi cũng thực sự không có nhã ý. Và khi lớn hơn thì thứ “nhã ý” đó lại chuyển sáng một dạng khác.Tình cờ đi ngang qua câu chuyện của anh, tôi có dừng lại cho đến khi nghe mớ cảm xúc lặng lẽ gọi tên mối quan hệ của mình. Chỉ là khihiểu thêm một thứ gì đó bạn mới thực sự có thể cảm thông, hoặc ít nhất là cũng không còn nhìn nó bằng cặp mắt ác cảm nữa.
Là câu chuyện của một anh lính gọi cho tôi mỗi ngày, sáng tờ mờ đã thấy điện thoại rung e e… vì tin nhắn, tối sập sờ lại thấy điện thoại ngân lên khúc nhạc Bring quen thuộc. Điện thoại tôi rung sau bữa cơm anh ăn vội, nhân lúc tiện nghỉ trưa, những khi anh rảnh, và sau mớ báo cáo anh tranh thủ.
Là câu chuyện đang vui vẻ bỗng cắt ngang khi tới giờ anh đi “đứng chốt”. Anh kêu thế, và tôi nghe thế chứ không biết người trong ngành gọi nó bằng mỹ từ nào long trọng hơn. Thưở bé, không phải bé lắm đâu, tôi cũng thấy có mấy chú công an tương tự trong màu xanh quân phục đứng ong ong dưới trời nắng như thế, cũng chẳng biết để làm gì, thắc mắc thì mẹ bảo ” người ta làm nhiệm vụ đó con”, tới bây giờ nghĩ lại nghe như có thứ gì đó đổ ngược vào tim.
Là những năm tháng vất vả mà vui vẻ toi luyện mình trong trường cùng bạn bè trang lứa dưới sự hỗ trợ của thầy cô, cùng nỗi niềm của cậu con trai mới lớn xa nhà trước sự ham thích thế giới muôn màu ngoài kia, mà chẳng bao giờ được trọn vẹn sau cánh cổng trường khe khắt. Khi đó, anh bảo ” Chán gì đâu, ở riết, rồi anh cũng bị tự kỉ”.
Là những ngày lễ, tôi bon bon đi chơi với lũ bạn thân hết nơi này tới nơi khác chẳng nghĩ ngợi gì thì anh vẫn cứ thế, chẳng lạ lẫm gì khi thấy các anh dọc khắp các con đường cũng chỉ để làm xong nhiệm vụ.
Là những hôm anh thiếu ngủ, giọng nói qua điện thoại mà trong cảm nhận cứ thờ thẫn mà tưởng tượng như đang gặp thật, sau khi chờ giải quyết xong công việc, cái mà anh hay gọi là “vụ”. Tôi cũng chẳng đủ thông minh để hiểu hết những thứ giấy tờ rắc rối và những việc làm để hộ tống cái “vụ” đó là gì, chỉ biết là anh đã rất mệt!
Là câu chuyện xa hàng trăm cây số, rẽ ngang qua những nỗi cô đơn, bắt cầu cho những nỗi nhớ chưa gọi đúng tên mỗi khi nghe đầu dây bên kia vang lên một nụ cười thân thuộc. Câu chuyện của anh chỉ có thế, nhưng câu chuyện của người lính có lẽ còn dài hơn. Người ta bảo “Dân công an chảnh lắm!”, vốn dĩ là nó chưa bao giờ nằm trong chủ đề “bán buôn dưa lê” của tôi, biết thế vẫn cười trừ “Ừ, cũng phải thôi”.
Họ tự hào vì sau bao năm “mòn quần” trên ghế nhà trường, những cuộc thi tuyển chọn gắt gao luôn trả cho họ những con điểm đáng ngưỡng mộ sau tháng ngày nỗ lực với bao hi vọng tốt đẹp được cống hiến cho nhân dân, Tổ Quốc.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Tôi thấy họ học nhiều đấy chứ, họ học cách rèn luyện sức khỏe, học cách tự bảo vệ bản thân, họ học cách nằm trong tâm lí của người khác và họ còn học rất nhiều liên quan đến chuyên ngành của mình. So với những anh hùng bàn phím ngoài kia thì với tôi họ là những người dũng cảm, lương tuy cao và ổn định thật, nhưng lính thời xưa khi ra chiến trường mạng sống cũng chỉ trời mới biết, huống hồ chi xã hội ngày nay lại càng phức tạp, thủ đoạn của tội phạm lại càng tinh vi, muốn phá án phải lao vào sào huyệt, mặc nguy hiểm, mạng sống cứ thể treo ngược cành cây, liệu mấy người được như thế, vậy nên họ “chảnh” xíu cũng chẳng làm “điêu”.
Hồi tôi còn ở nhà ngoại, cái năm mà lũ lụt tràn vào mảnh đất nghèo soi bờ đê cá ngáp ruộng này, lúc nước lên nhanh chới với, chú bộ đội năm đó khuân hộ bà ngoại cái phản gỗ mục tuy đã nhòe mờ sau năm tháng nhưng vẫn luôn để lại trong tôi cái cảm giác biết ơn vô ngần. Nếu tình cờ qua một con phố, những dãy nhà lặng lờ heo hắt dưới đèn đường hiền lành ôm ấp nhau trong khung cảnh khuya vắng, gặp được ai đó đi tuần tôi nghĩ cũng chỉ là mấy anh. Sâu thẳm trong những giấc ngủ bình yên là hình ảnh các anh lặng thầm trên từng góc phố, đẹp chân thực mà hiền lành biết bao.
Tôi thích nhìn mấy chị công an xinh xinh cưỡi xe chạy ngang ngang qua nhà dì Liên mỗi khi tan tầm làm việc, mấy hồi ra biển lượm ốc trên đường thấy mấy chị đi ngang tôi với cái Muội, cái Nấm cứ la lên rồi cười ha hả, nghĩ lại cứ thấy tuổi thơ mình mới trôi đi hôm qua. Những điều này tôi viết cách đây hai năm trong giờ làm văn tham luận với đề tài về người chiến sĩ công an, để viết ra được một bài viết ca tụng với tôi khi ấy thực không quá khó. Cho đến khi gặp anh, nghe anh tâm sự và kể ra công việc mỗi ngày, thói quen là tôi luôn ghi lại những thứ hay ho cho mình, tôi mới bất giác phát hiện ra những thứ mình ghi đã chẳng còn nằm trên giấy, mà đã chạm vào sâu tâm hồn, nơi những điệu nhạc trong tôi nhảy tứ tung cứ thế cuộn tròn rồi lăn tăn vỡ, tôi quyết định giữ nguyên từng câu chữ năm xưa tôi viết.
Thực ra, những thứ tôi biết lúc này nhiều hơn khi đó, cũng sớm nhận ra những mặt trái khác nhau của nhiều thứ trên đời, nhưng thứ đẹp đẽ và trong trẻo tôi vẫn luôn muốn nó vẹn nguyên trong mình. Anh cũng thế, một tâm hồn trẻ trung với những nét dịu buồn như cơn mưa rào hôm đó rồi hí hứng tươi như mặt trời ngay lúc ẩn sau cá tính mạnh mẽ ngụy trang của một chàng công an. Tôi sẽ không kể cho bạn nghe câu chuyện phía sau,bởi với một số người điều đó sẽ chẳng bao giờ đúng khi lôi những thứ chủ quan để bạo biện cho một vấn đề, nhất là về những anh chàng công an vốn đã bị gieo tiếng chẳng ra gì ngay từ trong trứng nước. Tôi chỉ biết kể cho tôi một câu chuyện về bài tập làm
văn cũ thô sơ chẳng hảo toàn, kể về một số người trong cuộc đời như đang ru chính tâm hồn đang còm cõi xác xơ vì thiếu nước của khoan dung và hiện tại để cảm nhận một người. Bầu trời lại xanh văng, nơi mấy tia nắng lại lau mình tỉnh dậy sau màn đêm hiu quạnh, khóm hoa hồng rung rung khoe sắc,
“Nghề anh là thế
Cơm chưa tới miệng
Điện là phải đi
Không nghỉ ngơi gì
Đi làm nhiệm vụ”
Nghe đâu trong gió có cô gái hẹn hò cùng anh!
Theo blogtruyenngan
Căn hộ view nghĩa trang: Kinh nghiệm đau thương khi chọn nhà
Chọn được căn đẹp, hướng ưng ý nhưng anh Khải đã bỏ qua một vấn đề rất quan trọng là quy hoạch trước tòa nhà. Tới khi, một chung cư bên cạnh xây lên, nhà anh bỗng dưng phải hàng ngày ngắm view hàng xóm.
View "mông" hàng xóm
Có một thực tế, người mua căn hộ có tâm lý chọn tầng, chọn hướng ban công phù hợp với phong thủy của gia chủ nhưng không ít trường hợp quên yếu tố quan trọng là quy hoạch tổng thể của cả khu.
Như trường hợp anh Nguyễn Tuấn Khải (Hoàng Mai, Hà Nội). Năm 2014, vợ chồng anh Khải mua một căn hộ ở tầng 16, có hướng ban công nhìn ra mặt đường Linh Đường, phía bên kia là hồ Linh Đàm. Thời điểm đó, những căn hộ có hướng ban công mặt này đều có giá cao hơn hẳn so với các căn còn lại.
Điều anh Khải không ngờ tới là đối diện tòa chung cư của anh, một dự án khác mọc lên với quy mô 40 tầng. Hướng nhìn ban công đẹp "lung linh" như anh Khải từng nghĩ nay lại là một tòa nhà cao vút, chi chít căn hộ.
"Đúng là lúc mua nhà, nhiều người như mình không để ý, vì chỉ mải nghĩ tới tòa chung cư của mình. Chung cư nhà mình có 20 tầng mà đối diện họ tận 40 tầng. Ở chung cư ăn nhau cái tầm nhìn, giờ bị che chắn, hàng ngày nhìn sang là nhà hàng xóm, mất cả tự nhiên, lúc nào cũng thấy như bị soi", anh Khải tiếc nối.
Nhiều chung cư mọc lên sát nhau khiến view bị che chắn. (Ảnh mang tính minh họa)
Anh Tuấn, sống tại khu chung cư trên đường Nguyễn Trãi cũng đang lo lắng. Khoảng sân trống trước nhà anh sắp tới sẽ là một tòa chung cư cao 35 tầng. Điều này đồng nghĩa với việc, tầm nhìn ban công nhà anh ở tầng 20 sẽ bị hạn chế. Anh Tuấn cho hay: "Hồi mua nhà, khoảng trống phía trước là một sân rộng, mình cứ nghĩ chủ đầu tư làm sân chơi, khu sinh hoạt cộng đồng. Ai ngờ trên quy hoạch nó là tòa chung cư".
Chồng làm xây dựng, xem xét quy hoạch rất kỹ nhưng chồng chị Trần Thị Thu (Hà Đông, Hà Nội) đang đau đớn vì view nghĩa trang. Khi kể lại câu chuyện mua nhà của mình, ai cũng trách vì vợ chồng chị quá dễ dãi. Tòa chung cư của vợ chồng chị sinh sống cạnh ngay nghĩa trang lớn của phường. Trên bản đồ quy hoạch, nghĩa trang này sẽ được di dời và địa điểm lô đất đó là khu vực công cộng.
"Đúng là mình mua nhà cũng vô tư thật, chẳng nghĩ tới cái nghĩa trang to tướng bên cạnh. Giờ ở rồi mới thấy là hối hận, muốn bán đi cũng khó", chị chia sẻ.
Tại một dự án ở đại lộ Thăng Long từng xảy ra tranh chấp cũng liên quan tới vấn đề này. Giai đoạn 2 của dự án là 2 khối nhà chung cư 40 tầng, và cùng với đó là khu tiểu cảnh, vườn cây cùng khu sân chơi trẻ em. Khi triển khai giai đoạn 3 thì khu sân vườn này được Chủ đầu tư thông báo sẽ phá dỡ để xây nhà theo quy hoạch ban đầu.
Theo phản ánh của cư dân, đã có sự thông tin chưa thông suốt khiến nhiều hộ cư dân cho rằng khu vườn này là thuộc khu vực sử dụng chung của cư dân. Về quy hoạch giai đoạn 3, khi mua nhà có lẽ nhiều khách hàng đều biết có giai đoạn 3, tuy nhiên, với việc xây dựng khu vườn, khu vui chơi này, các khách hàng khi mua nhà đều coi đó là khu vực đã hoàn thành của dự án, không biết đó là phần diện tích của giai đoạn 3.
Người mua có bị lừa?
Nguyên nhân của những trường hợp trên, phần lớn do người mua chủ quan hay quá tin lời giới thiệu của nhân viên môi giới. Chị Thu chia sẻ: "Mấy thông tin nhạy cảm như nghĩa trang chẳng nhân viên môi giới nào giới thiệu cho khách hàng cả. Còn trên bản vẽ của dự án, xung quanh của tòa nhà là cây cối, vườn hoa, mọi thứ đều lung linh".
Thực tế, khảo sát quảng cáo giới thiệu dự án, chủ đầu tư chỉ có thiết kế tòa nhà còn các khu vực xung quanh đều bị lược bỏ hoặc làm mờ. "Các chủ đầu tư chỉ nêu các tiện ích xung quanh như vườn hoa, trường học, bệnh viện,... còn trước mặt dự án bị chung cư khác che chắn hay nghĩa trang, họ chắn chắn không bao giờ nhắc tới", anh Tuấn cho hay.
Nhiều thông tin dự án bị ép khiến người mua cảm giác bị lừa. (Ảnh mang tính minh họa)
Đại diện chủ đầu tư dự án ở Nam Từ Liêm cho rằng, trong khi chưa triển khai giai đoạn 3, chủ đầu tư xây tạm một số công trình như sân tennis, sân bóng mini, vườn ươm cây xanh, thảm cỏ...tại vị trí các khối nhà giai đoạn 3. Việc bố trí tạm vừa để giải quyết như cầu vui chơi giải trí trước mắt của cư dân, vừa đảm bảo mỹ quan môi trường.
Chủ đầu tư dự án ở Đại Kim cho hay, họ không hề lừa khách hàng bởi doanh nghiệp chỉ vẽ thiết kế dự án của mình. Còn các phần bên cạnh là thuộc về dự án khác. "Một ngày nào đó có thêm tòa chung cư ngay bên cạnh là chuyện của cơ quan quy cấp phép, chúng tôi không thể nào biết được quy hoạch của dự án bên cạnh", ông cho hay.
Lô đất đang làm vườn hoa của dự án, chủ đầu tư liên tục thông báo nhắc khách hàng để tránh kiện cáo sau này.
D.Anh
Theo_VietNamNet
LHQ cảnh báo về tội phạm xuyên biên giới ở Đông Nam Á Theo báo cáo công bố ngày 25/2 của Văn phòng châu Á-Thái Bình Dương thuộc Cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC), tội phạm xuyên biên giới đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng ở khu vực Đông Nam Á trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và sự kiểm soát lỏng lẻo...