Nghề đặc biệt, ngày đặc biệt!
Năm nay với nhiều bác sỹ, ngày 27/2 ít hoa hơn nhưng trên mạng xã hội, các bài viết, chia sẻ về nghề thầy thuốc được “thả tim” rất nhiều.
BS. Lưu Thị Xuân (bên trái) chuẩn bị trang phục chống dịch cho đồng nghiệp vào khu cách ly tại Phòng khám Đa khoa Quang Hà – nơi từng điều trị cho 5 bệnh nhân nhiễm Covid-19, nay đang còn giám sát y tế cho 35 người nghi nhiễm
Hôm qua là 27/2, như mọi ngày, bác sĩ Dương Đức Hùng, Phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai vẫn đến bệnh viện từ rất sớm.
Ngày thường mỗi ngày bệnh viện đón khoảng 5.500-6.000 người đến khám, chừng 4.000 bệnh nhân nội trú nhưng dạo này “có dịch”, số bệnh nhân đến khám giảm khoảng 30%.
Riêng khu nội trú thì phải rất nặng người bệnh mới nhập viện, nên số lượng bệnh nhân vẫn như ngày thường.
Các bác sĩ vẫn trực đêm, vẫn đi buồng, vẫn khám bệnh miệt mài từ sáng.
Hôm qua, ngành Y tế đã dừng các lễ kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2 như vẫn thường tổ chức các năm trước. Cả ngành đang bận chống dịch Covid-19.
Nhiều người trong số họ đã dừng nghỉ phép, tổ công tác hơn 10 người đã đi Sơn Lôi ( Vĩnh Phúc) từ 13/2 và sẽ ở đó đến 3/3 mới được về nhà.
Ở xã bị cách ly, các bác sỹ tự nấu cho nhau ăn trong những ngày “trực chiến”. Không có hoa, có quà, sự an toàn lúc này quý hơn tất cả.
“Chống dịch như chống giặc”, không đi Sơn Lôi, những người hôm nay ở nhà thì thực ra cũng đã ở viện liên tục từ Tết đến hết tháng Giêng không về nhà như bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhiệt đới T.Ư. Cũng giống như người lính, chỗ nào nguy hiểm thì họ có mặt, chẳng kể lễ, Tết, ngày nghỉ hay đúng ngày vui của chính mình.
* * *
Video đang HOT
Giữa trưa 27/2, mặc dù đang giờ cơm, ngoài cửa phòng ông Đào Xuân Cơ, Trưởng Khoa Điều trị tích cực, Bệnh viện Bạch Mai có tiếng gọi đi hội chẩn. (Khoa này chuyên điều trị bệnh nhân nặng, có những sản phụ ban đầu chỉ bị cúm, rồi bệnh biến chứng đến mức để duy trì sự sống cho bệnh nhân cần đến 9 cái máy xung quanh. Chi phí điều trị cho bệnh đã lên tới trên 400 triệu đồng mà bệnh nhân lại nghèo). Bác sĩ Cơ lập tức đi ngay, có vẻ như đã quá quen với chuyện làm việc ngay cả trong giờ nghỉ. Mà không chỉ chữa bệnh, nhiều bác sĩ như ông Cơ còn vất vả đi tìm nhà hảo tâm để cứu cho được bệnh nhân.
Người ta vẫn bảo ngành Y là ngành đào tạo đặc biệt, thu nhập cao, được xã hội trọng vọng nhưng mọi chuyện đâu chỉ có màu hồng.
Ít có nghề nghiệp nào không có nghỉ Tết, không có nghỉ lễ, phải trực đêm, ăn vội, xung quanh thường trực mùi thuốc sát trùng và máu như nghề Y.
Ông Đoàn Quốc Hưng, Trưởng bộ môn Ngoại, Phó hiệu trưởng Đại học Y Hà Nội kể từng có sinh viên y mới vào học, thấy máu đã ngất.
“Nhưng số đó ít lắm, không có sinh viên y khoa nào không có một đàn anh, một người thầy đứng bên cạnh giám sát cho đến khi thành thạo. Nghề ngoại khoa của chúng tôi phải học 13 năm để làm việc độc lập, muốn có những quyết định 5 giây để cứu một sinh mạng, phải học 13 năm”, ông Hưng nói.
Nội khoa thì cũng phải học 12 năm, những dịp dịch bệnh nguy hiểm chưa có thuốc chữa như Sars, Covid-19 họ cũng luôn ở tuyến đầu. Bệnh nhân ở đâu họ ở đó, không được phép thoái lui.
Phải cách ly, bị kỳ thị, đối diện nguy cơ lây nhiễm… đã làm nghề là chấp nhận.
* * *
Chắc chắn, năm nay với nhiều bác sỹ, ngày 27/2 ít hoa hơn nhưng trên mạng xã hội, các bài viết, chia sẻ về nghề thầy thuốc được “thả tim” rất nhiều.
Người ta “thả tim” cho những người làm nghề đặc biệt là cứu sinh mạng con người và đi vá lành tất cả những vết thương.
Theo baogiaothong
Đại học Y Hà Nội đổi mới toàn diện, tập trung đào tạo đội ngũ tinh hoa
Trường Đại học Y Hà Nội, cơ sở đào tạo y học chất lượng cao, chủ lực của đất nước với lịch sử 118 năm gắn liền với lịch sử phát triển của nền y học nước nhà.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến dự Lễ kỷ niệm 65 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam tại Trường Đại học Y Hà Nội và viết vào sổ lưu niệm. (Ảnh: PV/Vietnamplus)
Trường Đại học Y Hà Nội đang bước sang một giai đoạn mới, đó là việc đổi mới toàn diện giáo dục đại học, chuyển đổi từ cơ chế quản lý bao cấp sang tự chủ đại học, tự chịu trách nhiệm xã hội.
Chiến lược đào tạo là giữ nguyên và dần giảm chỉ tiêu đào tạo bậc đại học, tập trung đào tạo đội ngũ tinh hoa cho nền y học nước nhà.
Giáo sư Tạ Thành Văn - Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội đã chia sẻ như vậy khi phát biểu tại Lễ kỷ niệm 65 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam và tôn vinh trí thức tiêu biểu có nhiều đóng góp tại trường Đại học Y Hà Nội, diễn ra sáng 27/2 tại Hà Nội.
Trường Đại học Y Hà Nội, cơ sở đào tạo y học chất lượng cao, chủ lực của đất nước với lịch sử 118 năm gắn liền với lịch sử phát triển của nền y học, luôn mang trong mình trách nhiệm cao quý của 2 người thầy, thầy giáo và thầy thuốc.
Đây cũng là nơi đã đạo tạo hàng chục nghìn y bác sỹ - lực lượng nòng cốt của nền y học nước nhà; trong đó có nhiều giáo sư ,bác sỹ, chuyên gia đầu ngành, lãnh đạo Bộ Y tế, lãnh đạo các bệnh viện trên toàn quốc.
Giáo sư Tạ Thành Văn nhấn mạnh Trường Đại học Y Hà Nội là ngôi trường vinh dự có các giáo sư, nhà khoa học tên tuổi: Đặng Văn Ngữ, Tôn Thất Tùng... Trong số 15 giáo sư đầu tiên của đất nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, có 12 giáo sư là của ngành Y và của Trường Đại học Y Hà Nội.
Nhiều thầy cô của trường đã trở thành những nhà khoa học tầm cỡ thế giới, được Đảng và Nhà nước trao tặng các danh hiệu cao quý: Anh hùng Lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Nhà giáo nhân dân, Thầy thuốc nhân dân, Giáo sư và nhiều danh hiệu cao quý khác.
Đặc biệt, nhiều thầy cô giáo, giáo sư nhà khoa học của nhà trường được các Trường đại học nổi tiếng thế giới phong tặng danh hiệu Viện sỹ Viện hàn lâm, Giáo sư danh dự.. là niềm tự hào không chỉ cho Trường Đại học Y Hà Nội, mà cho cả ngành y tế và nền khoa học Việt Nam.
Giáo sư Tạ Thành Văn - Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội. (Ảnh: PV/Vietnamplus)
Để Trường phát triển phù hợp với tình hình mới, Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội đề nghị Chính phủ cho phép Trường xây dựng Đề án phát triển Trường Đại học Y Hà Nội, Bộ Khoa học Công nghệ hỗ trợ Trường đầu tư xây dựng các trung tâm nghiên cứu y khoa trọng điểm; cho phép Trường xây dựng và vận hành Trung tâm sát hạch, thi và cấp chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh quốc gia; cải tạo, nâng cấp và xây mới Trường và xây dựng đề án sát nhập một số bệnh viện công lập Trung ương tại Thanh Hóa vào Trường...
Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng khẳng định thời gian qua, hình ảnh những cán bộ y tế, thầy thuốc, y bác sỹ tận tụy ngày đêm túc trực, hết lòng cứu chữa người bệnh, không quản nguy nan của bản thân trong thực hiện điều trị, cách ly, phòng chống dịch COVID-19 đã đã làm lay động triệu triệu con tim Việt Nam. Đây là niềm vinh dự, tự hào của ngành y tế nói riêng và nhân dân cả nước nói chung.
Chính đội ngũ thầy thuốc, nhân viên y tế là những người lính xung kích trên mặt trận phòng chống dịch bệnh đã góp phần quan trọng tạo nên những kết quả khả quan mà nhiều quốc gia phát triển có nền y tế hiện đại cũng chưa đạt được.
Thành quả bước đầu trong công tác phòng chống dịch COVID-19 tại Việt Nam đã được nhân dân cả nước và cộng đồng quốc tế đánh giá cao, trong đó có Tổ chức Y tế tế giới, Quỹ nhi đồng Liên Hợp quốc, các nước phát triển như Nhật Bản, Hoa Kỳ...
Với vai trò là cái nôi đào tạo nguồn nhân lực y tế cho cả nước, Thủ tướng đề nghị trường Đại học Y Hà Nội tiếp tục nỗ lực, phấn đấu đạt 5 mục tiêu lớn, tận dụng tốt sự phát triển của khoa học kỹ thuật để phát triển đội ngũ thầy thuốc tinh hoa có trí tuệ, cốt cách.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tặng và truy tặng Kỷ niệm chương cho các tri thức có đóng góp lớn cho nền y học Việt Nam. (Ảnh: Thống Nhất/TXTVN)
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trao tặng và truy tặng kỷ niệm chương tôn vinh cho đại diện gia đình của 12/15 giáo sư được phong đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, các anh hùng lao động và anh hùng lực lượng vũ trang, cá giáo sư, phó giáo sư có nhiều đóng góp cho ngành y tế.
Cũng tại lễ kỷ niệm, Thủ tướng đã vinh danh 28 bác sỹ là những trí thức tiêu biểu có nhiều đóng góp cho trường Đại học Y Hà Nội và nền y học nước nhà./.
Thùy Giang
Theo Vietnamplus
Bài 2: VN chống COVID-19: Bác sỹ, bệnh nhân kiên cường 'vượt bão' Từ ngày 7/2, Phòng khám đa khoa Quang Hà (huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc) trở thành một Trung tâm để cách ly những người mắc COVID-19 và những người có nguy cơ cao mắc bệnh. Bác sỹ thăm khám cho bệnh nhân tại Phòng khám đa khoa Quang Hà. (Ảnh: Hoàng Hùng/TTXVN) Căn phòng bệnh dành cho các bệnh nhân mắc chủng...