Nghe chuyên gia nói điều này: Bạn sẽ từ bỏ thực dưỡng ngay lập tức
GS.TS Lê Thị Hương – Phụ trách Trung tâm Dinh dưỡng lâm sàng, Bệnh viện K; Trưởng bộ môn Dinh dưỡng An toàn thực phẩm (Trường Đại học Y Hà Nội) cho rằng ăn uống kiêng khem hay nhịn đói bỏ tế bào ung thư là vô lý và phản khoa học.
Thực dưỡng là chế độ ăn kiêng khem và vô lý.
Mới đây, một bệnh nhân bị đái tháo đường tuyp 2 đã bỏ thuốc điều trị và chuyển sang ăn thực dưỡng. Kết quả khiến người bệnh suy kiệt và tử vong.
Thực dưỡng trong điều trị ung thư đã trở thành trào lưu khiến nhiều người sau khi bị bệnh ung thư đã bỏ bệnh viện về nhà để ăn uống kiêng khem chữa ung thư.
Bác sĩ Nguyễn Triệu Vũ – trưởng khoa Ung bướu, Bệnh viện quận Thủ Đức, TP.HCM cho biết anh gặp nhiều bệnh nhân khi nghe nói tới bệnh ung thư, họ từ chối điều trị ngay và về nhà ăn uống kiêng khem, 2,3 tháng sau quay trở lại bệnh viện trong tình trạng suy kiệt nặng thậm chí tử vong không phải do ung thư mà do suy kiệt cơ thể.
Kiêng thịt, mỡ hay các chất đạm là sai lầm trong chế độ ăn uống, theo bác sĩ Vũ protein và chất béo là thành phần phải có trong cấu tạo cơ thể, các cơ quan quan trọng như tim, gan, phổi… đều được tạo thành từ protein và chất béo, do đó chứng ta không nên quá sợ và hạn chế quá mức các chất này.
Các loại acid béo thiết yếu omega 3, omega 6 rất tốt cho tim, mắt, não… và chỉ có được qua vài loại thực phẩm như cá, dầu ô liu, đầu đậu nành… do đó nếu quá hạn chế thịt, dầu mỡ sẽ dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng, suy dinh dưỡng, suy giảm hệ miễn dịch… có thể dễ bị nhiễm bệnh hơn.
Chế độ ăn thực dưỡng, bác sĩ Vũ cho biết, đây thực chất chỉ là cách ăn uống và dưỡng sinh, mặc dù có nhiều lý luận cao siêu nhưng đó là do những người theo trường phái này tự nghĩ ra và chưa có cơ sở khoa học.
Hiện nay thực dưỡng đang được quảng cáo rầm rộ có thể chữa khỏi bệnh ung thư nhưng tính xác thực của các nhân vật đó còn bỏ ngỏ và rất hoài nghi. Hiện tại chưa có nghiên cứu nào chứng minh thực dưỡng có hiệu quả phòng ngừa hoặc điều trị bệnh, nhất là bệnh ung thư.
GS.TS Lê Thị Hương – cũng nhấn mạnh phải khẳng định là không thể phân tách rạch ròi thức ăn nào là dành cho tế bào khỏe mạnh, thức ăn nào là dành cho tế bào ung thư. Điều này đồng nghĩa với việc lựa chọn cách ăn kiêng khem thái quá, “quan điểm để tế bào ung thư chết đói” là vô lý và phản khoa học.
Có một thực trạng hiện nay là các bệnh nhân ung thư thường lựa chọn chế độ ăn kiêng khem một cách cực đoan, vì lo sợ rằng nếu nạp nhiều chất dinh dưỡng vào cơ thể sẽ “vỗ béo” tế bào ung thư và khiến bệnh tình phát triển nhanh hơn. Thậm chí, không ít bệnh nhân ung thư còn nghĩ rằng, với cách tiết thực như vậy có thể ép chết tế bào ung thư và mình có thể khỏi bệnh.
Video đang HOT
Quan niệm sai lầm về dinh dưỡng này được cổ súy trên các trang mạng xã hội, đáng tiếc là không ít những kênh online bán thực phẩm ăn kiêng, đồ thực dưỡng bám vào tâm lý này của người bệnh ung thư mà đưa ra những thông tin sai lệch, thiếu khoa học.
GS Hương cho rằng trong cơ thể của bệnh nhân ung thư cùng tồn tại song hành cả tế bào ung thư và tế bào khỏe mạnh, chúng đều tồn tại và phát triển bằng các nguồn thực phẩm mà chúng ta nạp vào cơ thể.
Hiểu một cách đơn giản bất kì loại dưỡng chất, nguồn năng lượng nào nuôi sống chúng ta thì cũng nuôi sống tế bào ung thư. Việc kiêng khem các loại thực phẩm giàu đạm, protein ….. chỉ ăn thực dưỡng, ăn chay trường mà nghĩ rằng nó có thể giết chết tế bào ung thư và khỏi bệnh là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm và phản khoa học.
Theo infonet
Ăn thực dưỡng bằng gạo lứt để chữa bệnh, người bệnh có thể chết vì suy kiệt
GS Mai Trong Khoa khẳng định, trong nhiều chục năm làm lâm sàng, chưa gặp trường hợp nào chữa khỏi ung thư chỉ bằng áp dụng ăn thực dưỡng.
Vưa qua, môt nư bênh nhân (59 tuôi, Ha Nôi) mât mang sau 2 tháng bo thuôc điêu tri tiêu đương, chi ăn gạo lứt, muối vừng và ngồi thiền đê... chưa bênh.
Tai Khoa Cấp BV Bạch Mai cac bac si xac nhân bênh nhân nhâp viên cấp cứu trong tinh trang đau bụng dữ dội, cơ thể suy kiệt.
Nữ bệnh nhân tử vong sau gần 2 tháng ăn thực dưỡng chữa bệnh đái tháo đường. Anh: NLĐ
Khi làm các xét nghiệm, bác sĩ phát hiện bệnh nhân nhiễm toan chuyển hoá rất nặng, men gan lên tới hàng nghìn đơn vị/lít. Ngay lập tức, bệnh nhân được cho thở máy, lọc máu liên tục. Tuy nhiên, đến ngày 6/1, sau 4 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân đã không qua khỏi.
Theo gia đình, bệnh nhân được chẩn đoán mắc tiểu đường cách đây 2 năm và duy trì dùng thuốc theo đơn của bác sĩ kê. Nhưng gần đây, bệnh nhân đột ngột ngừng thuốc để chuyển sang áp dụng phương pháp ăn thực dưỡng lan truyền trên mạng. Suốt 2 tháng qua, bệnh nhân chỉ ăn gạo lứt, muối vừng, sữa hạt và ngồi thiền.
Hậu quả, bệnh nhân bị suy kiệt nặng, sau 2 tháng sụt 7kg, tình trạng đau bụng tăng dần, đến khi không chịu nổi mới vào bệnh viện cấp cứu.
Khi siêu âm, bác sĩ phát hiện trong gan có nhiều khối, bụng có dịch, không loại trừ nguyên nhân do ăn uống thiếu chất, cơ thể suy kiệt làm khối u âm thầm to nhanh dẫn đến vỡ vào ổ bụng.
Trao đôi vơi PV VNN, GS Mai Trọng Khoa, nguyên Phó giám đốc BV Bạch Mai cho biết hiện rất nhiều bệnh nhân đang áp dụng chế độ ăn thực dưỡng, bỏ đói tế bào thư để chữa bệnh. Song các bác sĩ khuyến cáo, đây là phương pháp chữa bệnh hết sức nguy hiểm, trước khi khỏi bệnh, bệnh nhân có thể chết vì suy kiệt, rối loạn chuyển hoá...
GS Khoa khẳng định, trong nhiều chục năm làm lâm sàng, chưa gặp trường hợp nào chữa khỏi ung thư chỉ bằng áp dụng ăn thực dưỡng.
Anh minh hoa
Liên quan đên chê đô thưc dương đươc lan truyên trên mang, trươc đo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, gạo lứt thực chất là loại gạo chỉ xát vỏ trấu ngoài, còn nguyên lớp vỏ cám bên trong nên vẫn giữ được chất xơ và các dưỡng chất quan trọng khác như các loại vitamin, canxi, sắt, kẽm và đạm.
Đặc biệt khi phương pháp ăn gạo lứt, muối vừng trị bệnh được coi là công trình nghiên cứu của một giáo sư người Nhật được tổ chức Y tế thế giới công nhận thì phong trào ăn loại thực phẩm này nhanh chóng lan ra nhiều nước. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, vẫn chưa có công trình khoa học nào trên thế giới khẳng định gạo lứt có khả năng phòng chống ung thư.
Gạo lứt cũng chỉ là một chất tinh bột cung cấp một phần chất dinh dưỡng, vẫn rất cần ăn bổ sung với các nhóm thực phẩm khác như các nhóm thức ăn giàu protit, lipit, rau củ quả khác để cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Ngay cả với những người khỏe mạnh bình thường, chứ chưa nói tới bệnh nhân ung thư, lạm dụng gạo lứt hàng ngày mà không có thêm dinh dưỡng khác lâu ngày có thể gây nguy hại, làm cho cơ thể suy nhược trầm trọng vì thiếu những chất mà trong gạo lứt không có.
Theo giadinh.net
Bỏ thuốc ngang chừng để "ăn thực dưỡng" chữa tiểu đường, một phụ nữ tử vong Đang điều trị thuốc tiểu đường gần 2 năm nay, nữ bệnh nhân 59 tuổi ở Hà Nội bỗng quyết định dừng thuốc ngang chừng để áp dụng "ăn thực dưỡng" chữa bệnh theo phương pháp lan truyền trên mạng, dẫn đến hậu quả đau lòng... Cấp cứu bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai Mới đây, khoa Cấp cứu - Bệnh viện...