Nghề chơi cũng lắm công phu
Khi thời điểm khai mạc Hội chọi trâu Báo Nông Thôn Ngày Nay- Phú Sơn Bắc Ninh 2015 đang cận kề, công tác chuẩn bị, chăm sóc trâu chọi càng được các chủ trâu quan tâm kỹ lưỡng. Như một chủ trâu chia sẻ thì: Chuẩn bị tốt bao nhiêu, trâu xung trận dễ thắng bấy nhiêu.
Cho trâu uống… bia để lên phong độ
Trâu chọi được ông chủ đốt lửa sưởi ấm, chống lại giá rét.
Đàm Duy Vốn là những người đam mê, hiểu biết và giàu kinh nghiệm về chọi trâu nên khi trò chuyện với chúng tôi, các chủ trâu đều mô tả trơn tru, say mê và rất tâm huyết về quá trình chăm sóc trâu chọi. Anh Nguyễn Văn Hồng – một người rất có tiếng tăm trong nghề huấn luyện trâu chọi, từng có trâu đạt thành tích cao ở các hội chọi trâu Hải Lựu, Đồ Sơn và có trâu tham dự hội lần này cho biết: “Chọn được trâu chọi ưng ý đã khó, chăm sóc, huấn luyện trâu có những miếng đánh phù hợp cũng không phải chuyện dễ. Nếu lơ là hoặc mắc sai lầm dù nhỏ trong quá trình chuẩn bị thì bao nhiêu tâm sức có thể đổ ra sông, ra biển”. Theo anh Hồng tiết lộ, khẩu phần ăn của trâu chọi của anh dự hội lần này khi tẩm bổ, vỗ béo gồm có cỏ non mỡ trộn thêm cơm, cám. Khi cần, trâu còn được uống… bia thoải mái để tăng trọng lượng. Đến thời gian chuyển sang huấn luyện để sẵn sàng thi đấu, trâu sẽ được cho uống thêm 300 viên B1 và nhiều thuốc bổ khác tuỳ theo nhận định, quan điểm của mỗi chủ trâu để trâu có được sức khoẻ sung mãn nhất.
Bàn về phương thức huấn luyện trâu chọi, chủ trâu Phạm Đức Trường (Tuyên Quang) bày tỏ: “Có nhiều cách lắm. Với ông trâu dự hội lần này, ban đầu tôi cho trâu đứng ngoài đường cho dạn người, sau đó đánh trống, khua chiêng để trâu dần quen với âm thanh lễ hội khi thực chiến. Tiếp đó là tập thể lực, tôi cho trâu dành nhiều thời gian ở bãi tập để rèn sức bền, sau đó lội ruộng để chân trâu chắc, khoẻ. Rồi sau nữa là luyện bản lĩnh khi cho 2 trâu chọi đứng “soi nhau” qua một rào sắt để trâu tăng bản lĩnh. Ngoài ra còn rất nhiều công đoạn khác để trâu đạt được sự hoàn thiện, có “điểm rơi” tốt nhất khi vào hội”.
Chống lạnh bằng nhiều cách
Vốn cần nhiều công phu nên việc giúp trâu chống chọi hoặc làm quen với thời tiết lạnh miền Bắc cũng là một phần không thể thiếu trong công tác chuẩn bị của các chủ trâu. Càng gần vào hội, các chủ trâu càng cẩn trọng để duy trì thể lực tốt nhất cho “ông trâu” của mình. Mỗi người lại có một cách riêng, tuỳ theo điều kiện, hoàn cảnh của họ. Chủ trâu Nguyễn Quốc Đạt (Thanh Hoá) vài tháng qua đã dọn hẳn một chuồng thật sạch, che chắn kỹ lưỡng để làm “nhà” cho trâu chọi. “Với chuồng như thế này, trâu không lo bị bệnh vì trời rét. Đến trước ngày khai mạc, tôi sẽ đưa trâu đến Bắc Ninh để trâu có đủ thời gian làm quen với thuỷ thổ cũng như đấu trường” – anh Đạt cho biết.
Video đang HOT
Trong khi đó, chủ trâu Sầm Văn Sự (Vĩnh Phúc) thì dựng hẳn một chuồng mới cho trâu chọi của mình. Tất nhiên, chuồng này cũng được che bạt kỹ để ủ ấm cho trâu sau khi vắt sức ngoài bãi tập, lội ruộng. Anh Sự chia sẻ: “Nhiều đêm, ngủ mà không yên tâm, tôi dậy mấy lần ra chuồng kiểm tra xem sức khoẻ của trâu thế nào. Thấy trâu vẫn khoẻ mạnh mới tạm yên tâm, nhưng không thể lơ là để tránh mọi sự cố đáng tiếc có thể xảy ra”.
Cũng che bạt khu chuồng nuôi đầy đủ như anh Sự, chủ trâu Đỗ Tất Toản (Tuyên Quang) còn cẩn thận hơn nữa khi mua sẵn máy sưởi, khi cần thì mang ra sưởi để trâu hồi phục nhanh. “Tuy ủ ấm cho trâu như vậy, nhưng đến sát ngày thi đấu, tôi sẽ phải cho trâu tập làm quen với cái lạnh để không hao hụt thể lực cũng như ý chí khi thi đấu” – anh Toản cho hay.
Trong khi các chủ trâu đang hoàn tất các khâu cuối cùng của công tác chuẩn bị, Ban tổ chức cũng đã hoàn thành xong 24 chuồng đạt tiêu chuẩn tốt nhất để đón các “ông trâu” về tham dự hội. Mỗi chủ trâu cũng được hỗ trợ 3 triệu đồng tiền vận chuyển trâu từ địa phương tới Bắc Ninh.
Theo_Dân việt
Tết về nhớ bánh tét làng Chuồn
Những ngày này nhà bà Huynh Thi Hương (Xom 6, An Truyên, Phu An) huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế luôn đông hẳn người làm. Công tác chuẩn bị cho mùa bánh tết đã sẵn sàng từ việc chọn nếp, củi, lá cho đến thịt mở, đậu xanh làm nhân bánh.
Chỉ còn một vài ngày nữa ngôi làng nằm bên Đầm Sam sẽ rộn ràng với nghề nấu bánh tét. Danh phân của bánh tét làng Chuôn nổi tiếng khắp nước bởi trong lịch sử đó từng là thứ " bánh tiên vua" mỗi khi đến dịp Tết cổ truyền.
Tim đến nhà bà Huynh Thi Hương ở làng An Truyền xã Phú An đúng lúc bà Hường đang tiến hành công đoạn làm nhụy cho bánh tét. Bà Hường vừa làm vừa vui vẻ kể: " Tính đến năm nay thì tôi cũng làm bánh được 20 năm rồi, nhờ có mẹ tôi bày vẽ cách làm bánh từ nhỏ, từ cách chọn nếp, chọn đậu cho đến cách nêm, tẩm ướp gia vị hầu như là tôi đều làm rất giống mẹ.
Nhụy này dung thịt mỡ và đậu xanh đã luộc sơ qua cùng với ít tiêu, hành hương và gia vị. Tùy theo khách đặt hàng mà dung thịt mỡ hay thịt nạc. Nhưng hầu như khách hàng rất chuộng thịt mỡ vi nó làm cho món bánh ngậy và béo hơn.
Chắc ai cũng nghĩ ngon hay dở là phụ thuộc nhiều vào nhụy nhưng đối với riêng gia đình tôi để có được một đòn bánh tét ngon thì phải kết hợp tất cả các công đoạn". Nói xong, bà xuống nhà đem các nguyên liệu còn lại để gói bánh lên như lá chuối, nếp, dây ni lông để cột bánh.
Bà tiếp tục bộc bạch: "Bánh tét ở làng tôi nói chung và gia đình tôi nói riêng, để tạo dựng được một thương hiệu như hiện nay đó là nhờ vào nếp, nếp dùng để gói bánh là nếp ngon, dẻo thơm đã có từ lâu đời. Gia đình tôi thường đặt nếp của anh em, bà con để nếp không bị trộn lẫn với gạo, làm mất đi hương vị vốn có.
Còn lá dùng để gói bánh thường lá chuối sư, chúng tôi không dùng lá rừng như một số nơi khác. Tuy giá lá chuối có phân trội hơn các lá khác nhưng bù lại bánh tét ở đây có màu xanh đặc trưng.
Bánh thường ngày nấu khoảng sau tiếng bằng nước trong, còn dịp tết thì phải tới mươi hai tiếng đê giư banh được lâu hơn ngay thương". Vừa nói chuyện tay bà vừa làm thoăn thoắt, chưa đầy mươi phút thì dì đã làm xong sáu chiếc bánh tét rồi.
Trong thời tiết se lạnh, chứng kiến không gian ấm cúng của con cháu trong gia đinh bà Hường ngồi bên nhau làm bánh, chúng tôi không khoi bồi hồi, xao xuyến bơi cai không khi ngay giap têt đên vơi nơi đây thât sơm.
Nghê lam banh nay đa trơ thanh nghê gia truyên, bà Hồ Thị Thí một trong những người có thâm niên hơn 60 năm theo nghiệp bánh tét ở làng Chuồn cho biết: Từ thời chúa Nguyễn vào lập nghiệp ở xứ sở Thuận Hóa, bức "ruộng Cửa" trong làng là thửa đất đặc biệt, trồng lúa thì lúa ngon, trồng nếp thì nếp thơm.
Mỗi năm làng đem sào ruộng đó ra đấu, nếu ai đấu được thì khi thu hoạch phải nộp 1 thùng nếp, 2 thùng thóc để nấu dâng vua, số nếp còn lại được dùng để nấu bánh tét. Nhờ đó mà hương vị của bánh tét làng Chuồn trở nên hết sức đặc biệt.
Nghề làm bánh tét ở làng Chuồn đã có từ hơn 400 năm nay. Người làng Chuồn làm bánh tét quanh năm nhưng nhộn nhịp nhất là vào dịp Tết, nhà nhà đều làm bánh.
Trẻ con lau lá, người lớn thì vút nếp, xào nhụy, gói bánh. Nghe ông bà Thí kể bí quyết làm nên loại bánh đặc trưng của vùng quê này tôi mới hiểu vì sao bánh tét làng Chuồn có vị trí đặc biệt trong đời sống ẩm thực của người dân Huế.
Hiện nay, tại làng Chuồn hiện còn hơn 50 hộ dân tham gia làm nghề gói bánh Tét. Bánh tét làng Chuồn có giá bán từ 30 đến 50 nghìn đồng/1 đòn.
Bánh tét vốn là món quà dân dã, đậm đa hương vị của quê hương, đồng nội mang đến cảm giác ấm long, xao xuyên những người khach xa quê trơ vê.
Đặc biệt hơn, bánh tét lại là một trong những vật phẩm không thể thiếu được trên bàn thờ tổ tiên trong mỗi dịp tết về đa trở thành một truyền thống văn hóa từ bao đời nay của người dân Huế nói riêng và người Việt Nam nói chung.
Minh Ngọc
Theo_Giáo dục thời đại
Nhật Bản chuẩn bị cho tình huống bắt giữ các tù nhân chiến tranh Lực lượng phòng vệ Nhật Bản (SDF) đang chuẩn bị cho tình huống bắt giữ các tù nhân chiến tranh, giữa lúc căng thẳng với Trung Quốc đang gia tăng vì một cuộc tranh chấp lãnh thổ ở Hoa Đông. Một máy bay trinh sát Nhật Bản bay qua quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Bộ quốc phòng Nhật Bản đã yêu cầu...