Nghe chính đàn ông nói những “lời gan ruột” sau ly hôn mới hiểu có “giai đoạn vàng” để cả 2 đưa ra quyết định chính xác
Vì vậy, phụ nữ càng đuổi theo, càng níu kéo trong giai đoạn này, anh ta càng “chạy” nhanh hơn.
Vài ngày trước, cô bạn của tôi đã ly hôn cuộc hôn nhân chưa đầy 2 năm. Thể hiện mình là 1 người cứng rắn ở tuổi trưởng thành, cô ấy gạt nước mắt rủ tôi làm điều gì đó ý nghĩa chút chứ thời đại 4.0 rồi, ai lại ngồi ủ rũ kêu gào nữa. Tôi đã mách cô ấy 1 cách, hãy cho cuộc tình ấy nốt 90 phút còn lại. 45 phút gặm nhấm nốt quá khứ ngọt ngào, 45 phút tiếp theo liệt kê hết những đau khổ anh ta gây ra miễn sao đủ “mạnh” để nhấn chìm mọi thứ của 45 phút trước.
Sau đó đột nhiên cô ấy hỏi tôi: “Liệu đàn ông nghĩ gì sau chia tay nhỉ?”. Là 1 chàng trai được đánh giá khá đào hoa với vài ba mối tình chính thức, tôi phân tích cho cô ấy hiểu: Đàn ông sau chia tay thường trải qua 3 giai đoạn, không phải tất cả nhưng đa phần những cảm xúc sẽ khá giống nhau.
Giai đoạn 1: Hứng thú
Khi đàn ông đang yêu hay đã kết hôn, họ ít nhiều bị người phụ nữ của mình kiểm soát. Mặc dù họ không nói gì ra miệng nhưng ham muốn tự do của họ không hề suy yếu. Do đó, không giống như nỗi buồn của phụ nữ, đàn ông trong thời kỳ này sẽ giống như những con ngựa hoang chạy trốn.
Ảnh minh họa
Có thể có một chút đau đớn nhưng khi bạn nghĩ về sự tự do của mình, bạn sẽ ngay lập tức thoát khỏi cái bóng của tình yêu tan vỡ và thậm chí thầm vui mừng rằng cuối cùng “cô vợ lắm điều” ấy đã rời xa bạn. Vì vậy, phụ nữ càng đuổi theo, càng níu kéo trong giai đoạn này, anh ta càng “chạy” nhanh hơn.
Bởi vì trong thời kỳ này, đàn ông thường thiếu khả năng đưa ra những đánh giá hợp lý và khách quan. Họ không chỉ thấy bạn phiền phức và khó chịu mà còn phóng đại những sai lầm và thiếu sót của bạn.
Lúc đó anh ta chỉ muốn tận hưởng sự thoải mái mà không bị xáo trộn cảm xúc và nhanh chóng thoát khỏi tâm trạng không vui để tận hưởng hạnh phúc. Nhưng hãy yên tâm, cảm xúc này không tồn tại lâu vì giai đoạn thứ hai sẽ theo sau.
Giai đoạn thứ hai: Phản ánh nội tâm
Sau khi tận hưởng cuộc sống độc thân, những cảm xúc tiêu cực của đàn ông đã dần nguôi ngoai và anh ta sẽ bắt đầu phản ánh khách quan về mối quan hệ này cho đến hành vi ban đầu của cuộc chia tay.
Vì vậy, không giống như những cô gái đã chia tay với cơn giông bão vào thời điểm này, giờ họ sẽ bị che khuất trong bóng tối của tình yêu tan vỡ.
Tôi từng quen 1 cô gái, tình yêu kéo dài khoảng gần 1 năm. Cô ấy yếu đuối đến mức khiến tôi mệt mỏi. Lúc chia tay tôi chỉ sợ cô ấy đòi tự tử vì mình. Nhưng thật không ngờ, sau những khóc lóc đau khổ cô ấy bình tĩnh chấp nhận vấn đề và đáp lại “niềm vui trẻ trâu” của tôi bằng một stastus rất thâm sâu: “Cám ơn vì xa anh cuộc sống của em đang tốt dần lên, em đã trưởng thành nhiều hơn”.
Video đang HOT
Sau đó nhìn cô ấy ngày càng xinh đẹp tôi lại có chút tiếc nuối nhưng thôi, dù sao đó cũng là quyết định của mỗi người, ai cũng có bài học cho riêng mình.
Người đàn ông đang ăn mừng trở lại độc thân vài ngày trước giờ đây hoàn toàn ở một trạng thái khác.
Vì vậy, ở giai đoạn này tâm lý đàn ông đã bắt đầu thay đổi nhưng độ dài của giai đoạn này cũng biến động tùy theo từng người. Hầu hết đàn ông sẽ sớm bước vào giai đoạn tiếp theo sau khi suy tư, đó là những tháng ngày gặm nhấm nỗi nhớ.
Giai đoạn thứ ba: Thời kỳ hoài niệm
Trong giai đoạn này, đàn ông thấy rằng cuộc sống của một người không thú vị như anh ta nghĩ và anh ta dường như trở lại thời của “mì ăn liền”.
Vì vậy, khi một người đàn ông giải phóng áp lực của mình và thực sự bình tĩnh lại, anh ta sẽ bắt đầu nhung nhớ những ngày 2 người bên nhau.
Khi đó, đàn ông có nhận thức tương đối khách quan về mối quan hệ và kết quả của cuộc chia tay này là những mảnh nhỏ kí ức sẽ bị cuốn đi như một cơn bão.
Vì vậy, thời điểm này là lúc ham muốn của đàn ông mạnh nhất. Khi họ nhớ lại quá khứ, họ cũng đầy tò mò về cuộc sống của người yêu cũ ra sao.
Trong trường hợp vẫn còn độc thân, điều này thường xuyên xảy ra thậm chí dù có bạn gái mới, sự nhung nhớ vẫn không thể tránh khỏi.
Do đó, cơ hội các cặp đôi, vợ chồng tái hợp trong giai đoạn này cao tới 80% hoặc hơn, bởi vì đây là thời điểm mà ý định muốn quay lại của đàn ông là mạnh mẽ nhất.
Nếu nghĩ chia tay là cách thử thách thì bạn cũng nên đối mặt với 2 khả năng: 1 là tình yêu sau khi quay lại sẽ nồng thắm hơn, 2 là sự tổn thương đã trở thành thói quen, quay lại giống như việc bạn đã quá no nhưng vì tiêc cái bánh mà cố ăn cho hết.
Hầu hết, sau khi trải qua 3 giai đoạn trên, một người đàn ông sẽ dễ dàng bị bạn thu hút, bởi vì sự tò mò của anh ta đã đạt đến đỉnh điểm. Nếu vẫn còn yêu hãy cân nhắc để cho nhau cơ hội.
Việc “ngắt kết nối” chính là mối quan hệ có cơ hội được “nghỉ ngơi”, cả hai bình tĩnh nhìn nhận lẫn nhau và giảm thiểu mâu thuẫn.
Thế nên các cô gái ạ, đừng vội vàng, dù tiếp tục bước tiếp hay quay đầu thì cũng hãy để thời điểm “vàng” cho bước đi sau này được vững chắc.
Theo Ross/Báo Tổ quốc
'Khinh 15 phút' cũng là sự tẩy chay cần có của báo chí
Chắc chắn là phải có những loại tin mà người làm báo chân chính phải ghét, phải phớt lờ nó, mặc kệ nó.
1. Nghề làm báo gắn với tin tức. Người làm báo chỉ cần đưa tin thôi, đưa tin một cách chính xác, khách quan, như vậy đã là bày tỏ thái độ.
Về đại thể, người làm báo là người yêu tin tức. Nhưng mặt khác, người làm báo cũng hơn ai hết, phải biết... ghét tin tức.
Phớt lờ cũng là cách tỏ thái độ
Xin bắt đầu từ một vài ký ức của lịch sử.
Thời Ấn Độ đấu tranh chống thực dân Anh, lãnh tụ Mahatma Gandhi từng chủ trương những hình thức đấu tranh bất bạo động. Hàng nghìn người Ấn Độ đang biểu tình thì một tiểu đoàn kỵ binh của Anh hung hãn lao tới, tưởng như vó ngựa có thể giẫm bẹp người biểu tình trong chớp mắt. Phút hiểm nghèo, Mahatma Gandhi dẫn đầu đoàn biểu tình đã ra hiệu lệnh cho mọi người nằm xuống.
Lũ ngựa chỉ quen với việc xông tới tả xung hữu đột giữa một đám người tan tác hỗn loạn. Lũ ngựa chưa hề quen đối đầu với hàng nghìn người nằm la liệt trên mặt đất. Chúng không dám xông tới và giày xéo lên những thân người đang sống. Đấy là cuộc kháng cự thụ động và bất bạo động của Gandhi. Không vũ khí trong tay mà đẩy lùi bạo lực.
Một phong trào đấu tranh khác: Gandhi chủ trương tẩy chay hàng hóa của Anh. Toàn bộ vải vóc hàng tiêu dùng của Anh bị chất thành đống và đốt sạch. Hàng núi hàng hóa như thế bị đốt trên khắp tiểu lục địa Ấn Độ. Đồng thời, Gandhi ngồi xuống quay xa kéo sợi để nhẫn nại cổ vũ khôi phục ngành dệt truyền thống, đang bị công nghiệp dệt của Anh lấn át và tiêu diệt.
Những chủ trương này của Thánh Gandhi nhận được sự hưởng ứng rộng khắp của người dân Ấn Độ và cuộc đấu tranh bất bạo động đã thành công.
Thánh Gandhi ngồi bên máy quay sợi. Ảnh: Alamy
Trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp, các chiến sĩ cách mạng Việt Nam cũng từng thức tỉnh người dân, kêu gọi dân chúng tẩy chay phong trào vui vẻ trẻ trung do thực dân Pháp bày ra, hòng cám dỗ thanh niên xứ thuộc địa, đánh lạc hướng họ khỏi cảnh ngộ bị nước ngoài cai trị.
Tẩy chay, như ta thấy, là một hình thức đấu tranh, một sự phản kháng. Trong giáo dục gia đình, một đứa trẻ hư chẳng hạn, có khi không cần nổi giận mắng nhiếc nhiều lời. Có khi chỉ là một hình phạt bắt úp mặt vào tường mười lăm phút để suy nghĩ về hành động của mình.
Có khi chỉ là thái độ im lặng của phụ huynh, không thèm nói, chán chả muốn nói. Âu - Mỹ gọi đó là silent treatment, tỏ thái độ bằng cách im lặng. Sự im lặng đã bao hàm trong nó toàn bộ sự bất bình, phẫn nộ, thậm chí là khinh ghét.
Tẩy chay là thái độ cần thiết
2.Sự khinh ghét. Đấy là muốn nói đến thái độ cần thiết của báo chí trước một loại tin tức.
Quan chức nọ, khi đương chức thì tha hóa tham tàn, giờ đã hạ cánh nhưng nếu còn lương tâm thì chắc chắn tâm trạng phải như đang ngồi trên đống lửa. Án hình nếu chưa buộc tội được thì dăm ba chục năm sau lịch sử vẫn ghi nhận một ca tham tàn bậc nhất. Một ca như thế, dân chúng căm hờn, nếu chưa xử lý được thì cũng tạm thời để mặc, không thèm nói, không thèm nhắc, sống mà cũng như không.
Ấy vậy, thực sự ngạc nhiên khi có những trang báo vẫn chộp giật được tin tức từ đó rồi hân hoan đưa lên, đắc thắng theo kiểu ta có được tin hiếm, tin không ai có. Mà hiếm hoi gì đâu, cựu quan chức tham tàn kia xuất hiện trong một đám cưới nghệ sĩ nào đó, chỉ vậy thôi. Công chúng thấy thế chỉ muốn nhắc nhở: Hãy phớt lờ hắn đi, hãy khinh hắn "mười lăm phút", và hơn cả mười lăm phút.
Bản báo nọ có thể chống đỡ rằng tôi làm báo, cứ tin tức là tôi đưa, đưa tin một cách khách quan, quyền bình luận là ở người đọc. Dù nói thế nào thì đấy cũng chỉ là ngụy biện. Báo chí đưa tin khách quan, nhưng rất nhiều khi cũng cần tỏ thái độ. Dù thiếu tin đói tin đến mức nào, thì có những loại tin vẫn thuộc loại bị khinh thường, không thèm nhắc.
Cũng vậy, hãy bỏ vào cái rọ "khinh mười lăm phút" những nghệ sĩ tài ít tật nhiều, tác phẩm mới ở mức vỡ lòng nhưng đã tiến thân bằng tai tiếng bằng scandal. Vẫn còn đấy những nghệ sĩ hồn nhiên như cô tiên, hành vi và phát ngôn bừa bãi, coi thường công chúng...
Không thiếu những trường hợp chủ ý tạo scandal, cố tình gây ra sự kiện để lôi kéo sự chú ý của báo chí. Không chỉ là nghệ sĩ, có cả những người có danh mượn báo chí làm diễn đàn để phô bày sự hợm hĩnh chảnh chọe của mình. Mục đích của họ là được công chúng chú ý, báo chí đưa tin thế là rơi vào bẫy của họ. Tất thảy những người này, đúng ra chỉ đáng nhận được sự im lặng khinh thường của công luận.
Tất nhiên có nhiều loại lỗi lầm có thể được dung thứ, bỏ qua, để ngỏ cho khả năng sửa chữa, tùy theo mức độ lầm lỗi. Nhưng tội lỗi tham tàn phản nước hại dân thì không thể tha thứ. Chưa tấn công tiêu diệt được nó hoàn toàn thì chí ít tỏ thái độ cũng là sự khinh thường, không thèm nhắc.
Báo chí sắc sảo và chân chính thì luôn phân biệt được mức độ khác nhau đó, và có những trường hợp luôn luôn đáng bị silent treatment, mà không đáng được công luận nhắc đến một dòng.
Nhà báo không chỉ yêu tin tức, mà còn phải biết ghét, tẩy chay những tin không văn minh.
3. Bởi vì đang nói đến những cuộc đấu tranh, đấu tranh chống tham nhũng và đấu tranh chống thói hư tật xấu, cho nên tẩy chay là một vũ khí cần thiết trong rất nhiều loại vũ khí. Đừng có nhầm tẩy chay với kích động sự thù ghét - thù ghét cái xấu không bao giờ là đủ - mà phần nhiều báo chí hiện nay yêu ghét đều nhợt nhạt, ghét không quyết liệt thì yêu cũng chẳng hết mình.
Có yêu thương ai thì cũng nhàn nhạt hời hợt mà thôi. Người Việt từ xa xưa đã bảo "ghét như đào đất đổ đi", ghét nó, đến mức cái chỗ nó vừa đứng đấy, khi nó đi rồi phải lấy cuốc lấy thuổng đào chỗ đất ấy mà đổ đi, bõ ghét.
Nhưng cái tinh thần yêu ghét quyết liệt rạch ròi ấy dường như đã mai một. Thì đấy chỉ nhìn là đã rõ, vẫn còn tình trạng báo chí với những cái tin xu bợ những ông "cựu" ông "nguyên", xu bợ đám người có danh tha hóa.
Theo news.zing.vn
Chồng ngoại tình, nhưng cả nhà chồng vẫn một mực bênh vực Tưởng rằng mách mẹ chồng chuyện chồng ngoại tình thì sẽ được bênh vực, nhưng mẹ chồng lại chỉ buông duy nhất 1 câu: "Đàn ông ai chả thế, có gì đâu". Năm nay tôi 30 tuổi, kết hôn được 5 năm và đã có 2 con, một trai, một gái. Chồng tôi là giám đốc của một công ty xây dựng, kinh...