Nghề chăn bò Tây Tạng trên độ cao 5.000 m
Người chăn bò Tây Tạng trên dãy Himalaya thường phải đối mặt với địa hình và khí hậu khắc nghiệt. Họ cùng lúc phải chăn thả bò, nấu ăn và đề phòng động vật hoang dã như báo tuyết.
Bí ẩn chưa lời giải về hồ xương cốt ngàn năm trên dãy Himalaya
Sau nhiều năm nghiên cứu, giới khoa học vẫn chưa thể giải mã bí ẩn của một vùng hồ tuyệt đẹp nhưng chết chóc trên dãy Himalaya, nơi chứa hàng trăm bộ hài cốt người có niên đại cách nhau cả ngàn năm.
Quang cảnh vùng hồ tử thần SHUTTERSTOCK
Hồ sông băng Roopkund nằm ở độ cao 5.029 m trên sườn núi thuộc dãy Himalaya, cách ngôi làng gần nhất từ 4-5 ngày đi đường. Nhìn từ trên xuống, vùng hồ chẳng khác nào một viên ngọc xanh lam trong khung cảnh mênh mông của băng tuyết.
Thế nhưng nơi đây luôn tồn tại một bí ẩn mà cả ngàn năm qua vẫn chưa có lời giải: hàng trăm bộ hài cốt người chẳng biết từ bao giờ đã xuất hiện tại đây.
Rặng núi chết chóc
Số hài cốt trên, thuộc về từ 300 đến 800 cá nhân, lần đầu tiên được một nhân viên kiểm lâm phát hiện vào năm 1942, và sau đó được báo chí thế giới đưa tin. Bản thân các hài cốt cũng là bí ẩn: Chúng thuộc về đàn ông lẫn đàn bà, đa số là thanh niên trẻ và chết theo từng đợt, cách nhau hàng chục hoặc hàng trăm năm.
Đến năm 2019, bí ẩn của hồ Roopkund càng gây nhức đầu sau khi kết quả phân tích gien di truyền ADN của một số mẫu xương cốt cho thấy ít nhất 14 người đã chết tại đây không có nguồn gốc Nam Á.
Xương người được chất thành đống nhỏ ven hồ SHUTTERSTOCK
Theo báo cáo trên chuyên san Nature Communications , gien của nhóm hài cốt này trùng với tộc người sinh sống tại miền đông Địa Trung Hải ngày nay. Và họ nhiều khả năng thiệt mạng vào khoảng năm 1800, so với nhóm các bộ xương còn lại có niên đại khoảng năm 800. Vậy thì chuyện gì đã xảy ra tại đây?
Một số nạn nhân ở Roopkund bị nứt sọ, giống như bị cái gì quật vào đầu, theo báo The New York Times dẫn kết quả nghiên cứu của nhà nhân chủng học Agustín Fuentes thuộc Đại học Princeton (Mỹ).
Giả thuyết khả dĩ nhất hiện nay chính là các nạn nhân gặp phải những cơn bão dữ khi đến được rặng núi bên trên hồ. Đa số họ thiệt mạng vì cái lạnh giá và bị hạ thân nhiệt, và các thi thể cuối cùng lăn từ sườn núi xuống hồ bên dưới, hoặc rơi xuống nơi này sau những đợt lở tuyết nhỏ.
Bí ẩn chưa có lời giải
Những câu chuyện được dân làng gần đó truyền miệng qua nhiều thế hệ cho thấy vùng hồ nằm trên đường hành hương đến rặng núi Nanda Devi, biểu tượng của nữ thần Parvati theo Hindu giáo. Vì thế, một số nhà nghiên cứu cho rằng có lẽ nhiều người đã chết trong lúc leo lên ngọn núi thiêng.
Hài cốt vô danh trong khung cảnh lạnh giá trên dãy Himalaya AFP/GETTY
Tuy nhiên, cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa đạt được đồng thuận về giả thuyết trên, nhất là về sự hiện diện bất thường của nhóm nạn nhân có nguồn gốc Địa Trung Hải vào khoảng năm 1800. Họ đã làm gì ở nơi xa xôi và hẻo lánh như thế?
Đến nay lịch sử chưa hề ghi nhận bất kỳ cuộc hành trình nào của người từ khu vực trên đến Himalaya, theo Tạp chí The New Yorker dẫn lời nhà báo chuyên điều tra Douglas Preston của Mỹ.
Bí ẩn về hồ Roopkund tiếp tục kéo dài đến nay một phần do chưa có cuộc nghiên cứu kỹ lưỡng về vùng hồ sông băng này, do thời tiết khắc nghiệt và độ cao của rặng núi. Thế nhưng, một ngày nào đó ắt hẳn điều này sẽ thay đổi.
Nhà khảo cổ sinh học Veena Mushrif-Tripathy của Đại học Deccan (Ấn Độ) bày tỏ hy vọng có thể tiến hành cuộc điều tra vùng hồ chết chóc trong tương lai. Ông cho rằng nhiều khả năng vẫn còn thi thể với mô mềm được bảo quản trong hồ.
Vì thế nhà khoa học Ấn Độ hy vọng nếu nghiên cứu được mẫu mô trên xác chết, họ sẽ có được câu trả lời hợp lý hơn.
Carbon màu nâu nguy hiểm được phát hiện trong không khí ở Himalaya Himalaya có những đỉnh cao nhất so với bất kỳ dãy núi nào trên Trái đất và là nơi có trữ lượng băng tuyết lớn nhất bên ngoài vòng Bắc Cực và Nam Cực. Nhưng việc ở trên cao và biệt lập đã không giúp khu vực này tránh được ô nhiễm không khí công nghiệp. Một báo cáo mới đã phân tích...