Nghề cao quý an phận Tết nghèo
Nghề giáo là nghề cao quý. Người theo nghề đều cố giữ cái tâm của mình trong sáng. Quen sống thanh đạm, nhiều thầy cô phải chật vật xoay xở mỗi khi Tết đến, Xuân về.
Ngoài nguồn UBND TPHCM hỗ trợ, các trường cũng đắp đổi thêm, song nhìn sang mức thưởng ở các nơi khác, giáo viên cũng thoáng chút chạnh lòng.
Không du lịch xa, không thăm thú nhiều
Gần 30 năm dạy học ở xã Long Hòa, huyện Cần Giờ – TPHCM, cô Lương Thị Mỹ Lệ, giáo viên Trường Tiểu học Long Thạnh, vẫn còn khá lạ lẫm với mấy chữ “tiền chăm lo Tết cho giáo viên”. Thời gian đầu, việc sống và dạy học ở ngoại thành đối với những giáo viên mới tốt nghiệp như cô Mỹ Lệ không mấy dễ dàng. “Nhưng mỗi khi nhìn những ánh mắt khao khát được biết đến con chữ của các em, những đứa trẻ sau giờ học phải nai lưng mò nghêu kiếm sống và tình cảm nồng hậu của người dân xã Long Hòa quanh năm chân lấm tay bùn những mong con cái được học hành đến nơi đến chốn, tôi lại muốn được cống hiến hết mình” – cô Mỹ Lệ tâm sự. Thế nên, hết thời gian tại nhiệm, thay vì xin về các trường ở nội thành, cô Mỹ Lệ tình nguyện ở lại gắn bó với vùng đất Cần Giờ.
“Năm vừa rồi, lần đầu tiên tôi nhận được số tiền hỗ trợ Tết hơn 1 triệu đồng của nhà trường. Tiền hỗ trợ Tết này có được từ việc trường phát động tiết kiệm chi tiêu. Năm nay, để giáo viên có một cái Tết tươm tất hơn, ngay từ đầu năm, nhà trường đã cùng toàn thể giáo viên và nhân viên lên kế hoạch cân đối thu chi để tiết kiệm tối đa. Tin vui đối với tôi cũng như những giáo viên khác của trường là năm nay, TPHCM hỗ trợ Tết mỗi giáo viên 700.000 đồng. Số tiền đó cũng giúp giáo viên chúng tôi mua vài món đồ Tết, dụng cụ dạy học…” – cô Mỹ Lệ bộc bạch.
Trường THPT Tân Thông Hội, ấp Bàu Sim, huyện Củ Chi – TPHCM cũng chưa có thông báo về số tiền chăm lo Tết cho giáo viên sau khi cân đối thu chi trong năm. Ông Bùi Xuân Hải, Chủ tịch Công đoàn (CĐ) trường, cho biết: “Biết các thầy, cô sau một năm dạy học vất vả, thời điểm cận Tết này đều mong sớm có tiền hỗ trợ để chi tiêu Tết nên CĐ đã hỗ trợ 200.000 đồng và đề xuất trường tạm ứng khoản tiền 700.000 đồng do TP hỗ trợ cho mỗi giáo viên. Năm ngoái, cộng các khoản tiền do TP, nhà trường, CĐ hỗ trợ, mỗi giáo viên được gần 2 triệu đồng, tạm đủ trang trải những gì cần thiết nhất cho mấy ngày Tết trên tinh thần không du lịch xa TP hay thăm thú họ hàng nhiều”.
Giáo viên đang đứng lớp tại một cơ sở nuôi dạy trẻ khuyết tật ở TPHCM
Không hỏi thăm mức thưởng, sợ buồn thêm
Video đang HOT
Cũng tìm cách cân đối thu chi để tiết kiệm tối đa kinh phí, tại hội nghị cán bộ công chức diễn ra đầu năm, Trung tâm Giáo dục thường xuyên quận 12 – TPHCM đã thông báo mức chăm lo Tết cho giáo viên là 1 triệu đồng. Cô Hồ Nguyễn Hồng Thương, giáo viên của trung tâm, cho biết: “Quê tôi ở Long An, sau khi ra trường, không tìm được việc làm ở quê nên tôi xin vào Trung tâm Giáo dục thường xuyên quận 12 dạy học. Thời gian đầu là giáo viên dạy theo hợp đồng, lương thấp, cuộc sống khá chật vật. Giờ đã vào biên chế, cuộc sống tôi đỡ hơn. Đó là nhờ nhà trường ngày càng chăm lo, quan tâm chia sẻ đến đời sống của giáo viên, tuy số tiền chăm lo Tết 1 triệu đồng không nhiều, mua vài bộ đồ cho mình, cho người thân là hết”. Dịp cuối năm, biết ở TPHCM có nơi công bố thưởng Tết với số tiền hàng chục, hàng trăm triệu đồng, cũng như nhiều giáo viên khác, cô Hồng Thương cũng thấy chạnh lòng.
Trong câu chuyện của các thầy, cô giáo, như một quy định ngầm, không ai hỏi thăm nhau mức hỗ trợ Tết mỗi người được nhận của năm nay. Thầy Đỗ Đình Trúc, giáo viên thể dục Trường THPT Trưng Vương (quận 1 – TPHCM), lý giải: “Cả người được nhận tiền Tết ít và người được nhận tiền Tết nhiều đều ngại nói ra, dĩ nhiên đa số được nhận ít”. Thầy Trúc cũng chỉ cho biết Tết này thầy được thưởng một tháng lương cộng thêm số tiền TP hỗ trợ, việc đón Tết của gia đình thầy xem như tạm ổn.
Nhằm hỗ trợ giáo viên ngoại thành khó khăn có điều kiện đón Tết, CĐ ngành giáo dục TPHCM đã phát động phong trào giáo viên nội thành chung tay chăm lo Tết cho giáo viên các huyện ngoại thành. Hiện chúng tôi đã có danh sách 770 giáo viên đặc biệt khó khăn cần được chăm lo. Ông Bùi Văn Nam, Phó Chủ tịch CĐ ngành giáo dục TPHCM
Theo Người lao động
Trộm cắp tại TP HCM rộ lên dịp cuối năm
Cuối tháng 12/2010, PC45 Công an TP HCM đã tóm gọn 12 người móc túi lấy ví tiền, ĐTDĐ trong lễ Giáng sinh.
Theo thống kê mới đây của Công an TP HCM, tình hình phạm pháp hình sự trong năm chiếm đa số vẫn là tội phạm trộm cắp. Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội (PC45) Công an TP HCM vừa lên tiếng cảnh báo về các thủ đoạn mới, tinh vi của giới trộm cắp, móc túi vào thời điểm cuối năm.
Tuyệt chiêu của "hai ngón"
Cuối tháng 12/2010, PC45 Công an TP HCM đã tóm gọn 12 người móc túi lấy ví tiền, ĐTDĐ trong lễ Giáng sinh. Điều đáng nói, trong số này có người từng có tiền án, tiền sự về tội trộm cắp tài sản hoặc có người vừa mãn hạn tù về tội giết người.
Theo lời khai của Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (ngụ phường Phương Sài, TP Nha Trang, Khánh Hòa) - cầm đầu nhóm "hai ngón" trên, do nắm bắt tâm lý người dân TP HCM sẽ đổ xuống đường vào đêm Noel nên trước đó hai ngày, Hạnh cùng đàn em từ Nha Trang vào thuê trọ tại TP HCM chờ dịp ra tay nhưng chưa kịp "làm ăn" gì đã bị bắt gọn.
12 người móc túi bị bắt giữ trong đêm Giáng sinh.
Tiền, giấy tờ, ĐTDĐ... đạo chích chôm được.
Đoạn clip nữ đạo chích dùng dao lam cắt dây xích, trộm máy ảnh tại siêu thị điện máy do camera ghi lại.
Tương tự, tháng 10/2010 vừa qua, Đội 4 PC45 đã bắt giữ băng "hai ngón" chuyên nghiệp của Mai Thanh Tùng (ngụ quận 4, TP HCM) đang hoạt động tại cổng sân vận động Thống Nhất. Tùng khai đang chuẩn bị bay ra Hà Nội để "làm ăn" trong dịp đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.
Thủ đoạn của loại hình tội phạm này là lợi dụng cảnh đông đúc, chen chúc ở các trung tâm thương mại, lễ hội để dàn cảnh xô đẩy, ra tay móc túi, tuồn tang vật ra ngoài cho đồng bọn tẩu tán.
Trong khi dân "hai ngón" chọn chỗ đông người thì các nhóm đạo chích âm thầm đột nhập nhà người dân, cơ quan tổ chức để cuỗm tài sản. Rạng sáng 9/12, ông LVT (phường 8, quận 3) trình báo bị trộm "nhập nha" lấy 16 triệu đồng tiền mặt, hai ĐTDĐ, máy tính xách tay và cặp da chứa nhiều tài liệu quan trọng. Tiếp đến là vụ cạy két sắt của Trường Quốc tế ABC (Khu dân cư Trung Sơn, huyện Bình Chánh) rạng sáng 10/12, mất 600 triệu đồng, đến nay vẫn chưa tìm ra thủ phạm.
Rộ lên nạn trộm hàng siêu thị
Gần đây, cư dân mạng xôn xao về clip một cô gái ngang nhiên dùng lưỡi lam cưa đứt dây xích để trộm máy ảnh kỹ thuật số hiệu Sony (trị giá gần 14 triệu đồng) tại siêu thị điện máy quận 10, TP HCM. Toàn bộ hành vi của nữ đạo chích này đã bị camera ghi hình lại. Tại hiện trường, các nhân viên của siêu thị ghi nhận có một dao lam và vết máu. Trước đó, camera của siêu thị ghi lại cảnh một số thanh niên mặc áo khoác rộng thùng thình để trộm cắp sữa hộp (trị giá 500.000 đến 1 triệu đồng/hộp) nhét vào bên trong rồi nhanh chóng thoát ra ngoài an toàn.
Tại các trung tâm thương mại như Parkson, Vincom, Diamond, Metro..., các băng nhóm sử dụng trẻ em hoặc người khiếm thị trà trộn vào dòng người đang chen chúc để móc túi, rạch túi xách. Thủ đoạn mới xuất hiện là một số người cõng đứa trẻ trên cổ; đứa trẻ nhanh tay dùng kiềm bấm nhỏ để cắt dây chuyền trên cổ khách hàng mất cảnh giác.
Thiếu tá Nguyễn Thanh Huyền (Đội trưởng Đội 4 PC45 Công an TP HCM) cho rằng người dân cần phải cảnh giác, nhất là khi xuống đường vui chơi tết, lễ hội, khi xếp hàng mua sắm ở các trung tâm thương mại, siêu thị.
Trước những cú va chạm mạnh bất ngờ sẽ dẫn đến mất tài sản, nạn nhân cần trình báo ngay với lực lượng bảo vệ để kịp thời ngăn chặn hoặc có biện pháp giăng lưới, tóm gọn. Riêng đối với các địa bàn khu dân cư, để đối phó với nạn trộm cắp thì người dân cũng nên cảnh giác, khi ra khỏi nhà cần khóa cửa nhà để xe gắn máy, tài sản cẩn thận.
Dịp tết Dương lịch, tết Nguyên đán, các trinh sát của PC45, công an phường, dân phòng, bảo vệ dân phố... sẽ tăng cường xuống đường tuần tra, kiểm soát, giữ vững an ninh trật tự địa bàn, ngăn chặn tình trạng trộm cắp.
Theo Pháp Luật TP
'Đinh tặc' biến tướng dịp cuối năm Tạm lắng được một thời gian, gần đây, nạn "đinh tặc" đang có chiều hướng bùng phát trở lại vào dịp cận Tết Nguyên đán. Các nhóm đinh tặc đã bắt đầu chuyển sang dùng đinh nhựa và đinh nhôm thay cho đinh sắt để đối phó với những chiếc xe hút đinh trên các tuyến quốc lộ mà các quận đang triển...