Nghề cào don trên sông Trà Khúc
Sông Trà Khúc với những vệt bùn cát trải dài trong quá trình cào don như một bức tranh nghệ thuật khi được nhìn từ trên cao.
Sáng sớm, có hơn 10 ghe tập trung để cào don tại đoạn cuối sông Trà Khúc. Người dân làng Cổ Lũy – Vĩnh Thọ Bắc, xã Nghĩa Phú, huyện Tư Nghĩa đã coi đây là nghề truyền thống để mưu sinh từ bao đời nay.
Bộ ảnh “ Nghề cào don” được thực hiện bởi nhiếp ảnh gia Nguyễn Tấn Tuấn, là người Quảng Ngãi hiện sống tại TP HCM. Chia sẻ về quê hương mình, anh cho biết ngoài núi Thiên Ấn, không thể không nhắc đến sông Trà Khúc, dài khoảng 140 km. Con sông mang đến cho người dân nhiều sản vật ngon như don, cá bống, cá thài bai…
Anh Tuấn chia sẻ, người dân cào don phải ngâm mình, lội nước trong 4 – 6 tiếng. Nhiều người khi đang hành nghề giẫm phải chai và có khi bị chuột rút chân.
Trên địa bàn xã Nghĩa Phú có gần 100 hộ dân sống bằng nghề này. Họ “ăn sông ngủ nước” cùng don, mang theo cơm và ra đồng khi bình minh ló dạng. Trung bình mỗi ngày, một người cào trên dưới 20 kg don, bán cho thương lái và phần còn lại mang về chế biến các món ăn cho gia đình.
Video đang HOT
Người dân Cổ Lũy cào don chủ yếu từ tháng 2-9, nhưng nhu cầu khách mua ngày càng nhiều nên họ khai thác đến tận dịp Tết Nguyên đán để bán.
Dụng cụ cào don nặng hơn 10 kg, gồm một cán tre dài 2,5 m và thùng cào dài một mét. Cào được gắn với dây đeo vào ngang hông, người cào một tay cầm cán tre và tay còn lại tỳ thắt lưng lấy thế đi giật lùi.
Những năm gần đây, người dân trăn trở vì don ngày một ít dần. Họ mong cho môi trường sông nước trong lành để don tiếp tục sinh sản, để giữ món ngon lâu đời xứ Quảng.
Don là loài nhuyễn thể, vỏ có hai mảnh hình dẹt và dài chỉ khoảng 1 cm, bên trong thịt có màu trắng đục và tua xung quanh. Chúng cùng họ hến nhưng có ruột dài và thịt thơm ngon hơn. Don có màu vàng do sống và ăn sâu trong lớp cát.
Để chế biến don phải chà vỏ, rửa sạch, ngâm cho nhả hết cát, rồi luộc cho đến khi chúng há miệng. Để riêng phần nước luộc và con, dùng đũa khuấy đều cho phần thịt rớt ra khỏi vỏ. Don có thể làm nhiều món ngon như canh, cháo, xào khô.
Dòng Trà Khúc nuôi sống biết bao thế hệ người dân mưu sinh bằng nghề sông nước, đặc biệt là cào don. Nghề này nếu ai học nhanh thì từ 5 ngày đến một tuần, người chậm có khi đến 2 tháng.
Những vệt bùn cát kéo dài trên hạ lưu sông do cào don giao hòa với màu nước xanh như bức tranh đời sống khi nhìn từ trên cao.
Người dân cào don gần cây cầu Cổ Lũy, khi đang hoàn thành những hạng mục cuối cùng. Cầu hiện đã hoàn thành, thông xe ngày 20/10/2020, với chiều dài gần 1.880 m, được thiết kế bằng bê tông cốt thép dự ứng lực.
Cánh đồng hoa cải ven sông Trà Khúc, điểm check-in làm "mê mẩn" giới trẻ Quảng Ngãi
Từ khoảng thời gian cuối tháng Giêng Âm lịch đến đầu tháng Ba trong năm, người dân Quảng Ngãi lại được dịp chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hoa cải vàng ven bờ sông Trà Khúc.
Nơi đây cũng thu hút nhiều bạn trẻ đến chụp hình, nhằm lưu lại những khoảnh khắc đáng nhớ.
Những ruộng hoa cải vàng ươm đang khoe sắc rực rỡ được trồng ở các xã Tịnh An, Tịnh Long (thuộc huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi) dọc theo bờ sông Trà Khúc. Các bạn trẻ có thể dễ dàng bắt gặp những ruộng cải đang trổ hoa bằng cách di chuyển dọc theo tuyến đường Mỹ Trà - Mỹ Khê. Nhìn ở hai bên tuyến đường, bạn trẻ sẽ bị "mê mẩn" khi đón nhận sắc vàng hòa quyện với vẻ xanh mát của cải.
"Để có những tấm ảnh đẹp, các bạn trẻ nên chụp vào buổi sáng hoặc chiều tà, vừa tránh được cái nóng bức của thời tiết vừa giúp bộ ảnh trở nên hoàn hảo hơn. Không cần những bộ trang phục lộng lẫy, kiêu sa, bạn chỉ cần mang trên mình bộ quần áo đơn giản, chọn góc đẹp là có ngay một bộ ảnh ưng ý", bạn Nhật Trinh (Đà Nẵng) bật mí.
Hiện tại đã có nhiều bạn trẻ ghé đến cánh đồng hoa cải rực rỡ nhằm lưu lại cho mình những khoảnh khắc đẹp và khó quên này.
Đến Huế thương, ghé thăm làng hương Thủy Xuân "nơi không chỉ có đẹp mà còn thơm" Dạo quanh làng hương Thủy Xuân, thưởng lãm những vòm hương đẹp mắt, tỏa ngát hương thơm cả một vùng. Những nghệ nhân tài hoa nơi đây đang từng ngày gìn giữ, phát huy nghề truyền thống gắn với phát triển kinh tế. Nằm cách trung tâm thành phố Huế khoảng 7 km về phía Tây Nam, trên tuyến đường du lịch tham...