Nghề “bới đen tìm bạc”
Đi trên đường phố Hà Nội, nhấp nhô, nhộm nhoạm giữa hàng loạt biển báo cửa hàng: Nào phở, nào cơm, nào café thư giãn, nào bóng đá wifi, nào gội đầu cắt tóc, nào massage, tẩm quất… bỗng thấy một dịch vụ nghe cũng lạ tai: “ Nhổ tóc bạc”. Ôi trời, bây giờ lại có cả người nhổ tóc bạc để kiếm tiền, lại cũng có người ra tận nhà hàng để làm cái việc… nhổ tóc nữa ư? Làm gì có chuyện ấy, hay là mang danh “nhổ tóc” để trá hình làm cái chuyện nhạy cảm của giới làng chơi….
Người mở lối…
Cách đây cũng chừng 5 năm, thật tình cờ khi nhìn thấy mẩu quảng cáo “Chấy – nhổ tóc bạc” đập vào mắt. Máu nghề nghiệp cộng thêm sự hiếu kỳ, tôi đã đến căn phòng chỉ khiêm tốn chừng 10m2 trên phố Phù Đổng Thiên Vương để mục sở thị. Xét ra “nhổ tóc bạc” là cái dịch vụ đủ 3 yếu tố độc – lạ – thời thượng nhất ở thời điểm năm 2007. Chỉ với vẻn vẹn đúng 3, 4 bộ ghế dạng salon da dạng xoay nhưng lúc nào cũng không còn một ghế trống, những vị khách sẽ được “chăm sóc”… tóc một cách tốt nhất bởi những nhân viên tinh mắt, nhanh tay và nhiệt tình. Thoăn thoắt, cần mẫn tìm, bới, nhổ từng chiếc tóc bạc trên đầu khách. Vào thời điểm ấy, “thượng đế” “bình dân” sẽ mất 30.000 đồng cho 1 giờ thư giãn tinh thần theo đúng nghĩa. Nhưng khi bước vào không gian “Chấy” lần đầu tiên, ấn tượng mạnh nhất với tôi là một thanh niên còn khá trẻ, dáng người đậm cũng “lao” vào làm trọn vẹn tất cả các công đoạn nhỏ tóc bạc chuyên nghiệp không thua gì các nhân viên nữ khi khách quá đông; sau khi trò chuyện mới vỡ lẽ ra đấy chính là ông chủ của dịch vụ “Chấy – nhổ tóc bạc”.
Nguyễn Anh Dũng SN 1980, ông chủ của ý tưởng dịch vụ độc – lạ – thời thượng đất Hà thành này đã từng tốt nghiệp ĐH Thương mại, đã từng làm công ty liên doanh nước ngoài với mức thu nhập khá cao thời điểm đó; nhưng cuối cùng Dũng vẫn rẽ ngang sự ổn định bằng cách bỗng dưng… thất nghiệp để… mạo hiểm trước sự phản đối kịch liệt từ phía gia đình. Đến giờ tôi vẫn nhớ như in câu chuyện Dũng kể năm xưa, bắt nguồn từ việc người lớn nhà Dũng chẳng hiểu sao mà nhiều tóc bạc thế, tối nào anh cũng “bị” bà và mẹ “ép” nhổ tóc bạc, “né” lên “hạ” xuống để trốn tránh “nhiệm vụ” Dũng mới “ngộ” ra tâm lý của người muốn được nhổ và người nhổ. Ý tưởng ra đời, một cuộc điều tra xã hội học ngay lập tức được thiết lập, kết quả nhu cầu có, chưa ai từng kinh doanh loại hình dịch vụ này và sau đó “Chấy – nhổ tóc bạc” ra đời từ đấy.
Đúng 5 năm sau tôi quay lại cửa hàng “Nhổ tóc bạc”, cơ sở đã thay đổi vài địa điểm vài lần; giờ “Chấy – nhổ tóc bạc” tọa lạc tại 23 phố Lò Đúc. Một căn phòng rộng, khang trang hơn trước, với diện tích làm việc có thể kê được 5, 7 ghế salon để phục vụ, có hẳn cả khu phòng đợi cho khách chờ, tiện nghi hơn hẳn. Dũng khoe, giờ đã có cơ sở 2 trên đường Bưởi nữa, trang bị hệ thống camera hiện đại, có quản lý trông nom. Đúng là khi bước qua rồi nhìn lại, con người ta mới có thật nhiều chuyện để kể cho nhau nghe. Dũng tâm sự: “Tuần đầu tiên vỏn vẹn có 1 khách hàng, lo lắm, đến tuần thứ 2 mấy ngày liền cũng không có lấy một khách. Xoay sở đủ đường, quảng cáo, phát tờ rơi, nhờ người quen PR…, khách hàng bắt đầu tìm đến phần vì tò mò, người thì muốn “mục sở thị”. 6 tháng sau thì mọi chuyện đã khởi sắc hơn, nhìn lượng khách đủ mọi lứa tuổi thành phần tìm đến, người ra người vào ngồi kín ghế mới thở phào. Có những hôm đông khách tôi cũng đảm nhận cả vị trí nhân viên phục vụ miệt mài làm việc; 1 năm sau có thời điểm khách đến phải đợi vì không đủ nhân viên phục vụ”. Ngày đó Dũng đã tâm sự với tôi anh mong muốn mở thêm chuỗi cửa hàng nhổ tóc bạc, ngày hôm nay gặp lại, dự định của anh đã trở thành hiện thực.
“Nghề” lắm công phu
Bước một nhân viên phải kiểm tra, phân loại tóc: tóc ngắn, tóc dài, tóc tơ, tóc ngứa, tóc rễ tre… Bước hai phải định dạng hướng mọc của tóc để có phương pháp nhổ thích hợp. Bước ba là hoạch định vùng đầu để xem phần nào nhổ trước, nhổ sau cho có thứ tự. Xử lý hết các công đoạn kỹ thuật, nhân viên sẽ chuyển sang công đoạn “dò” tâm lý khách hàng bởi mỗi người một nhu cầu – người chỉ thích nhổ tóc bạc, người thì thích nhổ tóc sâu, tóc ngứa; người thích nhổ chậm, nhổ nhanh, nhổ “mặt tiền” (trước trán), nhổ “trung tâm” (đỉnh đầu), nhổ “hậu phương” (sau gáy); cũng từ đấy mà “người thợ” phải quan sát, phải lựa, có khi phải đoán sở thích của khách để phục vụ. Kể ra cái nghề dịch vụ “bới đen tìm bạc” cũng lắm công phu!
Dũng bảo, làm cái nghề này khâu thuê nhà và tuyển nhân viên là khó khăn nhất. Bởi nếu chỉ nghe tên gọi thì ai cũng hồ nghi về loại hình dịch vụ lẫn sự nhạy cảm của nó. Đây là loại hình dịch vụ đơn giản nên chỉ cần lao động phổ thông, cần nhất là người yêu nghề. Tôi hỏi về cái khâu “truyền nghề” thì được anh đáp: “Nhổ tóc bạc cũng là một “nghề” hẳn hoi chứ không nói chơi, mặc dù chẳng cần đào tạo nhưng phải có “độc chiêu” thì khách hàng mới thích. Người làm nghề phải có tố chất đặc biêt khác nữa là sự tinh mắt, nhanh tay bởi nhổ được 1 sợi trắng lại rụng 1 sợi đen thì có mà mất khách. Hơn nữa phải có tính kiên nhẫn chí ít là 1 giờ liên tục, từ sáng đến chiều, ngày này qua ngày khác. Có những người nhổ đến hơn 1 giờ đồng hồ mới hết tóc sâu, khi ấy tay mỏi nhừ, mắt tập trung cao độ nên mỏi và cay xè, nếu không kiên trì thì khó mà gắn bó được. Thời kỳ đầu cũng có người đến xin việc, nhưng đều không trụ lại bởi họ không coi nó là nghề, lại không có tính lâu dài.
Đến ngày hôm nay mọi thứ đã đi vào chuyên nghiệp, các “thượng đế” cứ vì nhớ, vì quen nên lưu đến theo định kỳ. Nhanh thì 1, 2 tuần, lâu thì 1 tháng với giá khởi đầu là 30.000 đồng/h, sau tăng lên 40.000 đồng và nay là 100.000 đồng/h. Nhổ tóc bạc nghe qua, nhìn thấy thì tưởng ai cũng có thể làm được, nhưng đạt đến độ chuyên nghiệp để níu chân khách là nhổ sao cho không đau, thư giãn trên ghế da êm, trong tiếng nhạc cổ điển du dương và có thể chìm trong giấc ngủ thì không dễ. Hiện giờ trung bình một ngày có khoảng 20 đến 30 khách đến nhổ tóc bạc nên doanh thu cũng khá. Nhân viên nhổ tóc bạc, ngoài thu nhập cứng là hơn 2 triệu đồng/tháng còn có lương thưởng kinh doanh hơn 1 triệu đồng nữa; tuy không cao nhưng cũng là tạm ổn với công việc này.
Chuyện bên ngoài sợi tóc
Video đang HOT
Ở Hà Nội bây giờ cũng nhiều cơ sở “nhổ tóc bạc” mọc lên nhiều người nghi ngờ đó là những cơ sở mại dâm trá hình? Tôi mang sự nghi ngờ đó hỏi Dũng thì được anh cho biết: “Sau khi cửa hiệu của tôi mở ra, 6 tháng sau ở TP.HCM cũng xuất hiện cửa hiệu đầu tiên, và bây giờ thì trở thành một loại hình phổ biến ở trong đó. Chủ cơ sở là khách hàng cũ ở cửa hiệu của tôi, người ngoài Bắc, sau vào TP.HCM mở ra. Sau 5 năm, theo tôi biết ở Hà Nội có khoảng 6 cửa hiệu nhổ tóc bạc, chủ cơ sở phần nhiều đều đã từng là nhân viên, là khách của tôi, thấy kinh doanh được nên họ đã ra mở riêng.” Và Dũng khẳng định: “Tất cả đều kinh doanh lành mạnh”. Tay này còn chứng mình thêm: Cửa hàng của tôi cửa kính lúc nào cũng mở, đèn sáng choang, nhổ tóc thật sự là nhổ tóc. Những ngày đầu ấn tượng của mọi người rất thiếu thiện chí, thậm chí méo mó, hiểu xuôi nghĩ ngược về loại hình dịch vụ của tôi, chỉ thay đổi ý nghĩ “mờ ám” khi một lần đến đây, giờ thì tuyệt nhiên không còn suy nghĩ ấy nữa. Nhưng xoay quanh bên ngoài sợ tóc cũng nhiều chuyện dở khóc, dở cười lắm! Cũng có nhiều “thượng đế” đến đây yêu cầu “thư giãn” theo kiểu “từ A đến Z” nhưng đã phải bỏ về ngay vì thất vọng hoàn toàn.
Lại có vị khách vào hỏi mua thuốc chữa chấy, vì thấy cửa hàng có tên là “Chấy” nên cứ ngỡ… Khách hàng là niềm cảm hứng để tôi bước tiếp, một dịch vụ nhỏ nhưng ý nghĩa với những kỷ niệm vui, hài hước, đúng như câu nói “cái răng cái tóc là góc con người”, có vị khách tiếu lâm yêu cầu nhổ đến khi nào đẹp trai hơn thì thôi. Người thì yêu cầu nhổ sao để hài hòa giữa tóc đen và tóc trắng; người thì yêu cầu nhổ theo vùng vì tóc bạc mọc không đều… Các vị khách mỗi người mỗi tính, người thì thích sự yên tĩnh khi nhổ, người thì tranh thủ quãng thời gian nghỉ trưa hiếm hoi để chợp mắt… 30 phút, người thì say sưa kể chuyện rôm rả, tiếng cười sảng khoái của những phút giây thư giãn trong ngày giữa bộn bề lo toan của cuộc sống. Lịch sử nhất có vị khách tới “đặt hàng” nhổ sạch tóc bạc, theo tính toán của tôi sẽ mất khoảng 6 giờ đồng hồ, phải lập kế hoạch chia ra 3 ngày, mỗi ngày 2 giờ và lần lượt 3 nhân viên phục vụ mới hoàn thành. Có gia đình mấy thế hệ đèo nhau đến nhổ tóc bạc, thú vị lắm. Khách nước ngoài người Nhật Bản, Hàn Quốc… là những vị “thượng đế” đặc biệt của chúng tôi, khách ngoại nhưng giá vẫn nội. Mỗi khách nhổ thời gian cũng không cố định, người nhanh thì 30 phút, lâu thì 1, 2 tiếng tùy theo sở thích, lượng tóc bạc, tóc sâu.
Nhìn căn phòng tĩnh lặng trong tiếng nhạc du dương, các vị khách ra – vào tấp nập ngả lưng trên chiếc ghế đệm để tận hưởng sự thư thái, nhân viên làm không ngơi tay, nhìn những vị khách hàng hài lòng khoan khoái khi rời ghế nhổ tóc, tôi đùa với Dũng rằng giờ có lẽ anh đã trở thành “nghệ nhân dùng nhíp” rồi chứ chẳng chơi. Dũng cười phá lên!
Theo ANTD
Giật mình gã chồng vũ phu 4 lần "bắn hạ" gái nhà lành đánh vợ đến chết
Với nỗi u uất, phạm nhân từng có 4 đời vợ đang thụ án chung thân không giấu được cảm xúc mà mặc sức khóc trước mặt chúng tôi khi nghĩ về tội ác man rợ của mình.
Phạm nhân Lê Văn Thường (quê xã Nhữ Khê, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang; đang thụ án chung thân tại Trại giam Quyết Tiến, Tổng cục 8, Bộ Công an) đã từng qua "ba lần đò" trước khi đến với người vợ thứ tư. Nhưng hắn đã không biết trân trọng tình cảm, mặc sức bạo hành khiến người vợ cuối cùng đáng thương chết dưới đòn roi của chồng.
Giật mình chiến tích 4 lần "bắn hạ" gái nhà lành của gã chồng vũ phu đánh vợ đến chết Lê Văn Thường (Ảnh minh họa)
Ghen tuông vô cớ
Đó là một ngày cuối xuân cách đây gần bốn năm về trước, gia đình Thường bỗng có ba vị khách đến chơi nhà. Hiếu khách, hắn xua vợ là chị Hoàng Thị T. bỏ việc đi giết gà làm cơm đãi khách. Chẳng mấy chốc mâm cơm đuề huề đã nghi ngút khói thơm, bốn người đàn ông gồm cả Thường liền quây tròn cụng ly, còn vợ và các con "ngồi mâm dưới bếp".
Đang dở bữa ăn thì có tiếng chó sủa nhóc nhách ngoài ngõ, gã thấy chị vợ bỏ cơm chạy ra gặp một người đàn ông lạ. Anh ta giới thiệu là lái buôn gà, nghe người làng mách nhà có nhiều gà thịt nên đến tìm mua và vợ của Thưởng đon đả tiếp đón. Đang mải mê với những người bạn nhưng hắn vẫn đánh mắt nhìn ra bên ngoài bởi tiếng chó sủa thôi thúc.
Thấy vợ cười cười, nói nói với một người đàn ông lạ, hắn đâm bực dọc, tỏ vẻ khó chịu nên cứ nhấp nhổm nhưng không tiện bỏ mâm vì đang tiếp khách. Rồi bóng vợ khuất dần cùng người đàn ông lạ phía chuồng gà, mãi một lúc lâu mới thấy hai người quay lại tay bắt mặt mừng. Hắn đâm nghi ngờ vợ có quan hệ bất chính với người đàn ông và phát điên với suy diễn cực kỳ vô lý: "Chúng mày trơ trẽn đến độ dám hò hẹn ngay tại nhà tao à?".
Tàn mâm cũng là lúc can rượu 4 lít sạch trơn, khách khứa cũng ra về, hai con nhỏ ra đầu làng xem xiếc. Sẵn hơi men, lại bực dọc từ trước nên hắn tìm cớ gây sự, ban đầu là mạnh chân "đá thúng đụng niêu". Không thấy vợ phản ứng, hắn đi xuống thấy bếp đang đỏ lửa với nồi cám lợn sôi ùng ục, còn vợ vẫn mướt mải mồ hôi, tay đun tay đảo nên chẳng hề chú ý đến chồng phía sau, hắn vục vặc: "Sao chỉ nấu mỗi một nồi là sao?". Có lẽ cũng bực sẵn vì chồng đã say không phụ đỡ được việc gì, lại nói nhảm nhí nên chị vợ trả lời cụt ngủn: "Có giỏi thì vào mà nấu". Có cớ vợ chẳng nhẹ nhàng với mình nên Thường càng sinh ngờ vực lại văng tục: "Mày không nấu thì "bố mày" cho chết". Miệng nói tay làm, hắn xông tới bạt một nhát như búa bổ vào mặt vợ.
Thấy chồng nổi cơn điên, người vợ khốn khổ bỏ chạy nhưng hắn nhanh tay đuổi theo tóm được tóc vợ giật mạnh làm nạn nhân ngã giật về sau. Gã chồng vũ phu liền xông vào hành hạ vợ cho đến khi nạn nhân nằm bất động trên nền bếp rồi thản nhiên lên giường ngủ.
Tội ác kinh hoàng
Khi hơi men đã bay đi ít nhiều cũng là lúc hắn sực tỉnh, đi xuống bếp tìm vợ thì thấy vợ mình vẫn nằm bất động. Hoảng hồn, gã bế vợ vào giường lấy khăn lau người, thoa dầu và mặc quần áo. Cứ tưởng với vài giọt dầu gió ấy, ngày mai vợ sẽ tỉnh nên Thường lại thản nhiên đi ngủ tiếp.
Thế nhưng, cả đêm hôm ấy, khi đã tỉnh rượu hắn trằn trọc không tài nào chợp mắt vì dằn vặt nghĩ đến những trận đòn roi đầy man rợ vừa trút lên thân hình còm cõi của người mình bấy lâu nay "đầu gối tay ấp". Đến rạng sáng, hắn mò ra khỏi giường, sang bên giường vợ sờ lên người thì thấy thân thể vợ đã lạnh toát từ bao giờ.
Hoảng hồn vì vợ đã chết, Thường đánh thức con dậy mếu máo: "Con ơi! Bố đánh chết mẹ con rồi, bố không ở nhà được nữa, bố phải đi đây". Rồi cứ thế trong đêm, hắn chạy một mạch sang nhà mẹ đẻ 86 tuổi gần đó, hớt hải đập cửa: "Mẹ ơi! Con đánh chết nhà con rồi, mẹ có tiền cho con mấy chục ngàn để con trốn đi, mẹ ở nhà trông các cháu hộ con".
Bà mẹ già nua làm gì có tiền, Thường lại chạy sang cậy nhờ chị gái nhưng cảnh nghèo gặp nhau, cả nhà chị có "đốt đuốc lên soi" cũng chẳng thấy đồng bạc nào. Hắn quay về nhà lục lọi kiếm được vài đồng rồi lên xe máy chạy trốn. Tuy nhiên, chỉ sau một tuần lẩn trốn, hắn đã bị bắt theo lệnh truy nã của Công an tỉnh Tuyên Quang.
Xóm làng hắn ở không ai kìm được cơn phẫn nộ khi sự việc vỡ lở sáng hôm sau. Tại biên bản khám nghiệm tử thi, cơ quan chức năng nhận thấy nạn nhân tử vong do chấn thương sọ não, chấn thương ngực bụng với hàng loạt vết thương như bị tụ máu dưới da, toàn bộ vùng đầu, các khớp sọ thấm máu, xuất huyết màng não, xương sườn từ số 3 đến số 10 gẫy ở cung trước và bên, lá lách vỡ đôi...
Trước những tội ác mình đã gây ra, ngày 18/6/2008, Tòa án nhân dân tỉnh Tuyên Quang đã mở phiên tòa, xử phạt bị cáo Lê Văn Thường hình phạt tù chung thân về tội giết người.
Thay vợ như... thay áo
Tội ác dã man mà Thường đã gây ra, pháp luật đã nghiêm trị bằng bản án thích đáng. Thế nhưng, trong những phút trải lòng, Thường khiến người ta phải thêm một lần giật mình vì một người đàn ông đầy thú tính giết vợ dã man lại có chiến tích bốn lần lấy được gái nhà lành.
Thường cho biết hồi còn đôi mươi, hắn nổi tiếng là người hào hoa, sức vóc dẻo dai lại hay lam hay làm nên được lòng rất nhiều cô gái. Vợ đầu tiên là người làng bên, Thường quen và cưới chỉ sau nửa năm hò hẹn. Cô vợ thứ nhất Thường không chê trách dung nhan cũng như phẩm hạnh. Chỉ có mỗi chuyện cô ấy là con độc, trên còn mẹ già neo đơn nên thường xuyên phải qua lại chăm sóc, đỡ đần, có khi lui lại ít ngày, dù nhà chỉ cách nhau có một chặng đường.
Một hai lần thì Thường còn nhẫn nhịn và thông cảm cho hoàn cảnh neo đơn của vợ. Nhưng mãi thì không chịu được vì dần dà thành quen, cô vợ cứ ngày ngày sang nhà mẹ đẻ bỏ bễ việc nhà, nhất là khi cái bụng cũng đã lùm lùm. Thấy bất tiện, Thường bàn với vợ đón mẹ về nhà ở cùng để tiện đôi đường nhưng bà cụ nhất quyết không nghe.
Phật lòng vì chuyện đó thì ít, mà giận vợ thì nhiều vì lẽ thường "xuất giá tòng phu" nhưng Thường nó nói mãi cô ấy vẫn chứng nào tật ấy. Không thông cảm cho hoàn cảnh của vợ, Thường chọn một ngày đẹp trời làm mâm cơm tuyên bố với họ hàng "gửi lại vợ về nhà bên ấy". Vậy là cuộc hôn nhân đầu "đứt gánh giữa đường" khi Thường mới chỉ chung sống với vợ được chẵn một năm. Bỏ vợ đầu chưa lâu, vài tháng sau Thường lại đi tìm duyên mới. Lần này qua mai mối, gã cẩn thận kén chọn tìm hiểu một cô làng bên có đủ phẩm hạnh để lấy làm vợ. Gần một năm qua lại với nhau, cuối cùng Thường cũng đưa được người "trong mộng" về nhà.
Thường kể cô vợ thứ hai rất mực nết na, thương chồng, thương con, lại lam lũ làm ăn nên Thường rất mãn nguyện. Nhưng rồi trớ trêu thay, ngày hắn đón nhận tin vui có thêm một thành viên mới trong gia đình thì cũng là lúc tin dữ ập đến: Người vợ thứ hai bị bệnh xơ gan cổ trướng ở vào giai đoạn cuối không thể cứu chữa được nên đã qua đời, bỏ lại Thường và 3 đứa con nhỏ.
Gã không phải ở vào hoàn cảnh "gà trống nuôi con" quá lâu. Trong một lần về quê thăm họ hàng ở tỉnh Hà Tây cũ (nay là Hà Nội), hắn lại được người làng mai mối cho một đám. Theo như lời Thường kể: "Tôi chỉ biết gật đầu vì thương các con còn nhỏ mà không có mẹ nên cũng muốn tìm người phụ nữ khác thay thế chăm sóc chúng. Tôi gặp cô ấy cũng đặt thẳng vấn đề, kể về hoàn cảnh trớ trêu của tôi để cho cô ấy suy nghĩ. Tròn một tháng sau, cô ấy lên thăm nhà thăm và quyết định trao duyên cho tôi". "Về cô vợ thứ 3 này, đẹp người nhất nhưng đỏng đảnh và ngang bướng", Thường nhận xét vậy. Phải chăng đó là lý do chỉ sau một tháng chung sống, Thường đã tống cổ cô ta về quê?.
Chẳng là theo như lời gã kể: "Hồi đó tôi đi làm máy xát gạo nên lương lậu cũng đủ để lo cho mấy miệng ăn trong nhà, tôi bảo cô ấy chỉ ở nhà trông nom ruộng vườn, con cái cho chúng sạch sẽ. Nhưng sáng đi làm dặn vậy, chiều về thế nào vẫn y chang, con tôi cả 3 đứa, đứa nào cũng nheo nhóc, mặt mũi lấm lem khiến tôi giận lắm. Rồi có khi tôi đi làm gặp hôm mưa bão, nửa đường về bị cảm cô bảo ấy đi mua thuốc nhưng cô ấy lại mặc kệ".
Cứ ngỡ Thường giận bóng gió nhưng không ngờ nói là Thường làm thật. Gã tuyên bố "trả cô về nơi sản xuất". Lúc này cô vợ mới té ngửa, nài nỉ van xin thống thiết nhưng Thường cương quyết: "Nhịn nhiều quá anh không chịu được nữa rồi". Vậy là, "lần đò" thứ 3 của Thường cũng chỉ chóng vánh đầy một tháng.
Tan cửa nát nhà vì rượu
Hắn không dám nghĩ mình sẽ đi thêm một "lần đò" nữa. Thế nhưng chẳng biết "trời xui đất khiến" thế nào lại cho Thường thêm một lần nữa se duyên với cô hàng xóm sát bờ dậu nhà mình - cũng là nạn nhân của vụ án. Thường tâm sự: "Có lẽ là do cô ấy thương hoàn cảnh của tôi". Có được duyên mới, nhất lại là cô hàng xóm vốn chịu thương chịu khó từ bé nên Thường an tâm tu chí làm ăn.
Hết trồng trọt, hắn tính toán làm ăn lớn nên quay sang bàn với vợ nấu rượu nuôi lợn. Và quả thực Thường lại thành công trông thấy, cứ ba tháng lại xuất một lứa lợn, con nào con ấy cũng béo trắng hồng hào. Nhưng rồi bi kịch cũng nảy sinh từ đây, nay hắn tự trách mình: "Từ ngày tôi nấu rượu lại sinh uống nhiều hơn, mỗi lần như thế thì tôi lại hay cáu kỉnh la ó vợ con. Nhiều lần vợ có khuyên nhưng vợ thì sao bảo được mình, không ngờ trong một cơn say mà tôi lại giết chết vợ".
Vậy là, chỉ vì rượu mà Thường đã giết chết người vợ chung sống với mình 11 năm, phá tan hạnh phúc gia đình, cơ nghiệp xây dựng bấy lâu. Ở trong trại giam, Thường vẫn tiếc ngẩn tiếc ngơ cơ nghiệp của mình: "Tôi đi trại thế này, mẹ nó mất, giờ thì chuồng trại chẳng ai trông nom bỏ hoang phế hết cả, ruộng nương cũng cho thuê, nhà cửa trống tênh không ai ở. Đang đuề huề sung túc là thế, nay ly tán hết cả".
Thế nhưng, đó chưa phải là niềm trăn trở lớn nhất của Thường, hắn còn thương mẹ già đã "gần đất xa trời" không người chăm nom. Những lần các con lên thăm, Thường không quên hỏi thăm sức khỏe mẹ và dặn dò đón bà về nhà chăm sóc. Thế nhưng bà cụ đều gạt phắt đi, khóc mà bảo rằng: "Bố chúng mày như thế tao về làm gì". Nghe vậy, Thường đau lòng lắm, tự trách mình là đứa con bất hiếu.
Thương mẹ già bao nhiêu, gã cũng thương và lo cho các con thơ không nơi nương tựa, dạy dỗ bấy nhiêu. Hắn trăn trở: "Giờ các con tôi mỗi đứa một ngả, chúng làm gì tôi cũng chẳng biết hết. Chỉ sợ chúng lại đua đòi bạn bè rồi dính dáng đến tội phạm. Tôi lo lắm, giờ đứa thứ hai cũng bê tha say xỉn suốt ngày. Hận cái là chỉ vì rượu mà gia đình đang đuề huề như thế giờ con cái ly tán, cơ nghiệp tan hoang".
Theo Giáo Dục VN
Tình người ở cổng trường thi Những câu chuyện cảm động thấm đẫm tình người đằng sau cánh cổng trường thi mà ít ai được biết đến. Coi sỹ tử nhà nghèo như con Những ngày này Hà Nội đang "nóng" với kì thi đại học. Người người, nhà nhà khắc khoải với bộn bề lo lắng cho con em trong hành trình vượt vũ môn. Nhưng không phải...