Nghề bỏ vốn 500 ngàn, kiếm lãi chục triệu đồng
Sau khi trừ chi phí, thu nhập của người kinh doanh dịch vụ dán điện thoại có thể lên đến vài chục triệu đồng một tháng.
1 ghế nhựa và vốn 500.000 đồng
Cùng với sự phát triển của công nghệ, nhiều người có xu hướng lựa chọn sử dụng điện thoại đắt tiền, laptop “xịn”. Nhưng, dùng là chưa đủ mà còn phải bảo quản thế nào để những đồ đắt tiền này luôn mới toanh. Vì vậy, dịch vụ chống xước, dán và trang trí ngoài điện thoại và laptop ra đời đã đáp ứng yêu cầu này.
Theo quan sát của phóng viên, phương tiện hành nghề của các điểm dán máy tính, điện thoại vỉa hè khá đơn giản, chỉ là một chiếc ghế nhựa để ngồi kèm một sọt đựng các loại giấy nilon chống xước, đề can… Thông thường, những điểm kinh doanh này tận dụng bóng mát của cây bên vỉa hè, đủ cho một người ngồi.
Các điểm dán điện thoại, laptop bên vỉa hè khá đơn giản chỉ cần một chiếc ghế, bàn nhỏ và biển quảng cáo nhỏ
Để bắt đầu công việc kinh doanh dịch vụ này, hầu hết các điểm dán điện thoại chỉ cần bỏ ra không quá 500.000 đồng để mua vật liệu và một số dụng cụ liên quan. Thậm chí, trên đường Láng, Xuân Thủy, Nguyễn Phong Sắc kéo dài (Hà Nội)… có những chỗ chỉ cách nhau 3-5m lại có một người nhận dán điện thoại, máy tính.
Tuy nhiên, cũng có không ít chủ kinh doanh không cần bàn, ghế chỉ trưng biển và vài ba loại miếng dán điện thoại, trong khi chỗ ngồi tận dụng của quầy hàng hoa quả bên cạnh hoặc một bóng cây bên cửa hàng cắt tóc…
Tại một điểm dán điện thoại, laptop trên đường Láng (Đống Đa), chỉ chưa đầy 1 tiếng, có tới 4-5 vị khách chờ đợi đến lượt. Người thợ tỉ mỉ dán từng chi tiết, nhưng không dấu được vẻ sốt ruột khi lượng khách đang đông.
“Khách đông nhất vào tầm cuối giờ chiều hoặc tối. Lúc không có khách thì thôi, chứ có khách là không được nghỉ tay nữa. Mỗi ngày trung bình có khoảng 15 – 20 khách. Hiện nay, nhiều người cũng đua ra mở dịch vụ này nên khách ít hơn rồi, ngày trước mới mỗi tôi và một người nữa thì mỗi ngày vài chục khách là chuyện thường, có lúc làm không xuể”, Tiến – một nhân viên dán điện thoại cho hay.
Lãi tiền triệu/ngày
Giá dán điện thoại đắt tiền hiện dao động từ 100.000 – 150.000 đồng, còn điện thoại thông thường từ 40.000 đồng – 50.000 đồng. Mức giá dán máy tính xách tay đắt hơn thường ở mức 180.000 đồng – 200.000 đồng. Với mức giá trên cùng lượng khách vài chục người mỗi ngày, sau khi trừ chi phí chắc hẳn thu nhập của những người hành nghề này không đến nỗi nào.
Video đang HOT
Những biển quảng cáo dán điện thoại, laptop mọc lên ngày càng nhiều (Ảnh: Anh Minh)
Đức Trọng (Sinh viên một trường đại học ở Hà Nội) kể, cậu bắt đầu công việc dán điện thoại trên vỉa hè từ hơn 1 năm nay. Trước khi bắt đầu kinh doanh, cậu đã bỏ ra 1 tháng để học kinh nghiệm từ một người đồng hương cũng làm dịch vụ này. Theo Trọng, công việc này không vất vả,nhưng đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn trọng.
Về thu nhập, Trọng cho hay: “Mỗi ngày như vậy, tôi dán được 15 chiếc điện thoại và máy tính. Chủ yếu là điện thoại, laptop chỉ 2-3 chiếc mỗi ngày. Sau khi trừ chi phí mua vật liệu, tôi cũng lãi được hơn 1 triệu đồng. Đó là chưa kể, có những khách không để ý giá, nâng thêm vài chục mỗi lần dán họ cũng không để ý”.
Cũng như những kiểu bán hàng, kinh doanh khác, những người dán điện thoại và máy tính cũng áp dụng chiêu “nhìn mặt, đặt giá” để xê dịch giá thêm vài ba chục ngàn đồng.
Còn Tuấn ( Nhân viên dán máy tính, điện thoại tiết lộ): “Để dán được những điện thoại thuộc hàng đắt tiền thường chỉ khoảng 100.000 đồng – 120.000 đồng, nhưng nếu khách hàng khá giả thì có thê xê dịch lên 150.000 đồng – 170.000 đồng với các tư vấn đại loại như dán loại giấy đảm bảo, chống xước kỹ hơn… Còn với laptop thì hoàn toàn có thể nói thách lên mức giá 250.000 đồng khi dán, khách thường ngại mặc cả mà có mặc cả cũng chỉ giảm từ 10.000 đồng – 20.000 đồng. Trừ tiền mặc cả cũng thêm được 30.000 đồng so với giá bình thường rồi”.
Với những chiêu trên, thu nhập của Tuấn và người bạn cùng hún vốn kinh doanh mỗi ngày vài triệu đồng, mỗi tháng trừ chi phí và ngày mưa gió cũng lãi tới vài chục triệu đồng.
Theo VTC
Sinh viên "dính" bẫy lừa bán hàng đa cấp
Để thể hiện tài năng "vượt trội" của mình, nhiều bạn sinh viên tìm kiếm những công việc có thu nhập cao, nhanh làm giàu và đã có không ít trường hợp phải dở khóc dở cười vì "sa lưới" những công ty bán hàng đa cấp.
Gan ...làm giàu
Theo chân một nhóm sinh viên đang học trường Đại học công nghiệp TP. Hồ Chí Minh, chúng tôi vào quán cà phê Hoa Viên trên đường Lê Lợi, quận Gò Vấp. Tại đây, đã có một nhóm người tập trung trước đó, cười nói rôm rả. Thấy có nhiều người lạ đến "gia nhập", họ trở nên rất hào hứng.
Sau màn giới thiệu và hoạt náo một số trò chơi để tạo cảm giác gần giũ, thân thiện, hai thành viên trong nhóm tự giới thiệu mình là người của công ty L.X và bắt đầu chia sẻ cơ hội kinh doanh "triệu phú".
Sinh viên bán hàng đa cấp
Với những chiêu thức mời gọi hấp dẫn như: Mức thu nhập có thể lên đến hàng trăm triệu đồng mỗi tháng, cơ hội được đi du lịch khắp thế giới, lãnh đạo hệ thống hơn 50 người...
Nhiều sinh viên đã trố mắt "khao khát" và mau chóng đăng ký thành viên với số tiền thế chân từ 200 đến 500 ngàn đồng. Một số bạn móc tiền ra đếm, hơi suy tư nhưng rồi cũng liều mình ký hợp đồng tại chỗ với số tiền 4 triệu đồng để được cấp mã số bạc , trở thành cổ đông chính thức của công ty. Công việc của những người có mã số bạc rất nhàn rỗi, chỉ cần trực điện thoại và đi tìm cổ đông.
Khóa học làm chủ cuộc sống tại công ty Lô Hội, một trong những thử thách của sự quyết tâm.
Ngay sau đó, họ cùng nhau lập chiến lược, phát triển mạng lưới bằng nhiều chiêu thức, kêu gọi người khác tham gia, đăng ký thành viên. Không chỉ vậy, họ còn đưa ra những lời "khiêu khích" như: "ai mời được nhiều người cùng tham gia thì người đó có tố chất làm thủ lĩnh" "hãy thể hiện mình là người bản lĩnh"...
Cùng với những lời nói kích động sự nhiệt huyết của các bạn sinh viên, họ còn hướng dẫn các bạn sinh viên chiêu thức "dụ người": Khi tìm được đối tượng thì trước hết không được nói gì về công ty phải tìm hiểu họ đang có nhu cầu gì và phải tỏ ra đồng cảm sau đó ngỏ ý giúp họ một cơ hội cuối cùng là dắt họ đến công ty để nghe và cảm nhận...
Tuy nhiên, nguyên tắc của công ty là không được sử dụng điện thoại trong lúc tham dự hội thảo hay trong buổi ký hợp đồng... vì sợ có tác động từ bên ngoài làm các bạn trẻ thay đổi quyết định. Đây cũng là một trong những nguyên nhân nhiều sinh viên "sập bẫy" tại chỗ khi nghe những con số lợi nhuận khổng lồ làm choáng ngợp.
Cú lừa "đa cấp"
Ngày 24/8/2005, Nghị định 110/2005/NĐ-CP của Chính phủ về Quản lý hoạt động bán hàng đa cấp được ban hành đã tạo ra một hành lang pháp lý để bảo vệ các công ty, nhà phân phối đa cấp chân chính. Dù vậy, nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng kẻ hở của nghị định để biến tướng hoạt động bán hàng đa cấp, gây nên sự "ác cảm" cho người dân đối với một mô hình kinh doanh hiện đại, đầy triển vọng.
Không chỉ vậy, nhiều công ty đã biến tướng việc bán hàng đa cấp thành công cụ lợi dụng sự nhẹ dạ, cả tin của các bạn trẻ để trục lợi, nhất là các bạn sinh viên có ý chí, đầy sự quyết tâm, đang muốn thay đổi vận mệnh, tương lai...
Trong khi doanh nghiệp bán hàng đa cấp chân chính luôn có những những quy định "hà khắc" cho nhà phân phối như: Nghiêm cấm trẻ em dưới 18 tuổi và sinh viên chính quy tham gia (quy định này có ở công ty AmWay Việt Nam trên đường Điện Biên Phủ, quận 3, công ty chuyên cung cấp dòng sản phẩm gia dụng như nước rửa chén, kem đánh răng và sản phẩm chăm sóc sức khỏe...), tuy nhiên một số công ty lại cố tình mọc lên ngay bên cạnh các trường học để nhắm đến các bạn sinh viên như công ty H. T. Đ có chi nhánh gần trường Cao đẳng văn hóa du lịch Sài Gòn.
Sau mỗi giờ tan học đều có người của công ty phát tờ rơi tuyển dụng trước cổng trường với những thông tin hấp dẫn như: Ưu tiên cho sinh viên muốn tìm việc làm, thu nhập trên 4 triệu đồng/tháng, công việc ổn định, linh hoạt về thời gian... và đặc biệt hơn, những sinh viên bận rộn ban ngày sẽ được hẹn gặp và trao đổi công việc vào buổi tối ở các quán cà phê và được phép dẫn bạn đi cùng.
Bạn Phan Thị Thanh Thuyền, sinh viên năm nhất trường Cao đẳng văn hóa du lịch Sài Gòn, từng là nạn nhân của công ty TNHH SX - TM H. T. Đ cho biết: "Lúc mới vào học, một người bạn cùng lớp giới thiệu cơ hội kinh doanh cho tôi. Ban đầu tôi từ chối không tham gia nhưng tối nào bạn đó cũng đạp xe đạp đến phòng trọ tôi rủ đi, thấy bạn đó quá nhiệt tình nên tôi đồng ý đi theo để nghe, nghe xong tôi cảm thấy rất hào hứng và đã đóng ngay 3 triệu đồng để tham gia. Dù vậy, sau khi đóng tiền, công ty yêu cầu tôi phải giới thiệu cho nhiều người khác cùng tham gia thì mới có lợi nhuận. Lúc đó, tôi mới vào đâu có quen ai mà giới thiệu, vậy là tôi trắng tay".
Bạn Thùy Trang, sau vài ngày tìm hiểu, đã đóng cho công ty một khoản tiền để mua mỹ phẩm, do không bán được cho người tiêu dùng nên cách duy nhất là giới thiệu những người bạn thân quen cùng tham gia để được tiền hoa hồng. Thế nhưng, sau hơn một tháng Trang vẫn chưa mời được người nào nên cô sinh viên này đã quyết định về quê rủ thêm hai người em họ vào để chia sẻ cơ hội kinh doanh. Dù vậy, vẫn không thể lấy lại được số vốn đã bỏ ra ban đầu nên Trang đành ngậm ngùi ra đi.
Mất tiền để được ... lừa
Dấn thân vào việc kinh doanh bán hàng đa cấp, nhiều sinh viên đã phải dở khóc dở cười vì lâm vào cảnh "nợ nần chồng chất" hoặc bị bạn bè xa lánh. Nguyễn Minh Hiếu, sinh viên trường Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh, sau khi nghe một người anh họ giới thiệu về cơ hội kinh doanh, Hiếu đã dành hầu hết thời gian để tìm hiểu và sau đó chọn mặt hàng là sữa tăng, giảm cân để phát triển sự nghiệp.
Sau khi liệt kê danh sách khách hàng tiềm năng, Hiếu đã đi vay tiền của bạn bè và mua hơn 6 triệu đồng tiền sữa. Để chứng minh cho bạn bè thấy sự quyết tâm của mình, Hiếu đã không ngần ngại tuyên bố với những người xung quanh là sẽ sắm nhà lầu, xe hơi sau bốn năm, tức là sau khi tốt nghiệp ra trường khoảng một năm.
Khi có hàng trong tay, Hiếu đã gọi điện cho những người thân quen để hẹn gặp với nhiều lý do như: Em có chuyện quan trọng cần nhờ chị giúp đỡ anh đến hướng dẫn em giải quyết một vài sự cố, đến nhà chơi, đi cà phê...
Với quyết tâm, mau chóng phát triển sự nghiệp làm ăn, trong một lần về quê ăn đám cưới anh trai ở Lâm Đồng, Hiếu dắt theo một người trong hệ thống, tự xưng là chuyên gia về sức khỏe, tư vấn cho mọi người cách tăng, giảm cân hiệu quả với cùng một loại sữa.
Thế nhưng, sau lần về quê này, Hiếu bị gia đình phản đối việc kinh doanh và cắt "tài trợ" hàng tháng vì không chịu nghe lời. Do đã lỡ "nướng" hết tiền vào sản phẩm, nên Hiếu tiếp tục tiếp cận nhiều đối tượng để gỡ vốn nhưng vì giá thành sữa quá cao, lại không có thương hiệu nên không kinh doanh được. Cho đến nay, sau 5 tháng ngưng tham gia hệ thống bán hàng đa cấp Hiếu vẫn còn mang số nợ gần 6 triệu đồng. Và cũng sau lần này, uy tín của Hiếu cũng giảm sút trầm trọng.
Trường hợp của Lễ, sinh viên trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, sau khi nghe những người thành công chia sẻ về cách bán hàng trược tiếp và doanh số thu được hơn 100 triệu đồng/tháng, Lễ quyết định nghỉ học để dành thời gian tìm hiểu và tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp. Tuy nhiên, nhờ những người bạn cùng dãy trọ phân tích, lấy những thông tin lừa đảo về các công ty đa cấp nên Lễ đã kịp "tỉnh" , không bị rơi vào bế tắc.
Sau những cú "lừa" đau đớn, nhiều bạn trẻ đã có những cái nhìn sâu sắc hơn trong tương lai. Tuy nhiên, nhiều người cũng thừa nhận rằng, trong những ngày đầu tìm hiểu về mạng lưới bán hàng đa cấp, họ cũng học được rất nhiều kinh nghiệm cho bản thân, nhất là những kỹ năng về giao tiếp, môi trường năng động và nhiệt huyết vì ở đó hầu hết các bạn trẻ đều có khát vọng làm giàu rất mãnh liệt.
Theo PLVN
"Quả đắng" cho thủ lĩnh bán hàng đa cấp Họ luôn khoác lên mình những bộ đồ đẹp đẽ và nói những lời có cánh, thậm chí một số còn là chủ nhân của những chiếc xe đời mới rất sang trọng. Rồi họ thuyết phục bạn bè, người quen tham gia để được giàu có như họ. Không ít người đã tin theo để rồi nhanh chóng vỡ mộng. ít ai...