Nghề bẻ vải thuê đắt khách ở Bắc Giang
Khu “chợ” lao động đặc biệt chỉ họp vào vụ vải ở Lục Ngạn (Bắc Giang) năm nay rạo rực hơn hẳn vì quả vải được giá.
Những tháng 6 ở xã Giáp Sơn (huyện Lục Ngạn, Bắc Giang) là giai đoạn cao điểm khi cả vùng vải vào mùa. Bên cạnh lao động tự có ở địa phương, mùa vải cũng thu hút hàng trăm lao động của các huyện lân cận và những tỉnh gần đó đến bẻ vải thuê.
Khu “chợ” lao động mùa vụ cũng vì thế mà hình thành nhiều năm qua. “Mỗi gia đình ở đây thường phải thuê 8-9 nhân công bẻ vải. Cao điểm chính vụ, số lao động có thể gấp đôi, tuỳ đơn hàng. Những người được thuê chủ yếu là làm thời vụ đến từ các huyện khác trong tỉnh”, anh Bình – xã Tân Mộc, Lục Ngạn chia sẻ.
Lao động bẻ vải thường là đồng bào dân tộc Tày, Nùng… tranh thủ lúc nông nhàn về đây làm việc. Thế – chàng trai 25 tuổi quê tận Lạng Sơn nhưng đã có thâm niên 2 năm làm nghề tại “vựa vải” Lục Ngạn. Thế tiết lộ công việc tuy vất vả nhưng với mức thu nhập hiện tại thì “một vụ bằng cả năm làm công việc khác”.
Mỗi ngày, trung bình một người bẻ vải như Thế (Lạng Sơn) thu hoạch được 2-3 tạ vải. Năm nay, nhờ vải được giá nên chủ vườn trả công khoảng 150.000-160.000 đồng một ngày, chưa kể tiền ăn, chỗ ở. Mức này cao hơn 10.000-20.000 đồng so với vụ trước.
Không đòi hỏi kinh nghiệm, nhưng nghề bẻ vải đòi hỏi sự dẻo dai, khéo léo. Thậm chí, các chủ vườn cho hay, họ thích chọn thuê chị em bẻ vải, bởi phụ nữ tuy sức yếu nhưng cần cù dẻo dai.
Video đang HOT
Dù công việc chính là trèo cây, hái vải, nhưng những lao động này còn nhiều đầu việc như bứt quả, bó vải, vận chuyển…
Sau khi thu hoạch, bó theo từng bó, những người bẻ vải sẽ vận chuyển và tập kết hàng vào một điểm, trước khi những chuyến xe đưa quả vải Bắc Giang đi khắp cả nước và xuất khẩu.
Theo Anh Minh – Ngọc Thành (VnExpress)
Người Hà Nội đã được ăn vải thiều Bắc Giang chính hiệu
"Từ đây lên Lục Ngạn rất gần mà người Hà Nội không được ăn vải chính gốc thì thật thiệt thòi".
Sáng nay (24/6), tại sân trước Siêu thị Big C Thăng Long (Hà Nội) đã chính thức diễn ra "Tuần lễ vải thiều Lục Ngạn - Bắc Giang"
Vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) đã vào chính vụ. Với sản lượng ước đạt trên 130.000 tấn, tỉnh Bắc Giang đang tích cực triển khai hoạt động xúc tiến thương mại, tạo chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ rộng khắp.
Theo đó, "Tuần lễ vải thiều Lục Ngạn - Bắc Giang" được tổ chức tại Hà Nội trong 7 ngày, từ 24-30/6. Qua chương trình, người dân Thủ đô có cơ hội tiếp cận với sản phẩm vải thiều Lục Ngạn chính hiệu.
Có mặt tại sân trước Siêu thị Big C Thăng Long (Trần Duy Hưng, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội) để mua vải thiều chính gốc, ông Lê Như Hưng (Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết ông rất chú trọng đến nguồn gốc của quả vải. Cũng theo ông Hưng, vải Lục Ngạn nếu chín đúng vụ nó rất đỏ và không bị sâu đầu, cùi vải trong và mọng, ăn ngọt và thanh.
"Từ đây lên Lục Ngạn rất gần mà người Hà Nội không được ăn vải chính gốc thì thật thiệt thòi. Tôi hy vọng những năm tới, vải Lục Ngạn về xuôi nhiều hơn, chất lượng cao hơn và giá cả hạ hơn một chút", ông Hưng nói.
Sản phẩm vải thiều được bán tại đây cũng như các điểm khác ở Hà Nội là vải thiều chất lượng cao, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, đóng gói trong túi lưới, có tem mác có thể truy xuất được nguồn gốc.
Tuần lễ vải thiều tại Hà Nội tạo điều kiện cho các đơn vị, doanh nghiệp đầu mối, thương nhân kinh doanh các mặt hàng hoa quả gặp gỡ giao lưu, tìm kiếm đối tác.
Chương trình cũng thúc đẩy thương hiệu vải thiều tại thị trường nội địa. Năm nay, người dân Hà Nội đã chính thức được mua vải thiều chất lượng cao mà không lo mua phải vải trôi nổi trên thị trường.
Những quả vải thiều chín đỏ được bó thành từng chùm, mỗi chùm khoảng 3kg. Có hai loại vải với mức giá lần lượt là 35.000 đồng/kg và 45.000 đồng/kg.
Chưa đến giờ khai mạc chương trình nhưng nhiều người ở Hà Nội đã tìm đến mua vải thiều. Có người mua cả thùng vải.
Để quảng bá sản phẩm, Ban tổ chức đã bố trí các cô gái trong trang phục áo bà ba đứng bán hàng, tạo cảm giác thân thiện. Hệ thống cân điện tử hiện đại được đặt tại các gian hàng.
Vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) rất nổi tiếng, ăn có vị ngọt thanh, cùi dày.
Sản lượng vải của quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP với 15 vùng được cấp mã số của riêng huyện Lục Ngạn ước đạt trên 1.000 tấn, phục vụ cho việc xuất khẩu sang các thị trường mới, có yêu cầu cao như Mỹ, Úc, EU.
Theo đại diện BTC cho biết, hướng chính là tiêu thụ ở thị trường trong nước với khoảng 60% (chủ yếu là các đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Huế), còn xuất khẩu 40%, trong đó, ngoài thị trường truyền thống lớn là Trung Quốc còn xuất sang một số thị trường mới như ASEAN, Mỹ, Úc, châu Âu.
Người dân được ăn thử vải thiều để đánh giá chất lượng của vải.
Niềm vui của người dân Thủ đô khi được mua vải thiều Lục Ngạn chính hiệu.
Theo Danviet
Ảnh: Vải thiều nhuộm đỏ quốc lộ trên xứ vải Lục Ngạn Mùa vải chín, những chiếc xe máy chở hàng tạ vải thiều nối đuôi nhau, "nhuộm đỏ" Quốc lộ 31 đoạn qua thị trấn Chũ (Lục Ngạn, Bắc Giang). Cứ vào tháng 6 hằng năm, người dân huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) lại tất bật vào mùa thu hoạch vải thiều chín. Năm nay, dù sản lượng vải trên toàn tỉnh chỉ đạt...