Nghề bắt cua hoàng đế kiếm… 2 tỷ đồng trong vài ngày
Chỉ cần làm khoảng vài ngày, có thể kiếm được 100.000 USD (hơn 2 tỷ VNĐ) không? Làm gì có chuyện đó được? Nhưng thực tế, đúng là có nghề nghiệp như vậy, đó chính là đi bắt cua hoàng đế (king crab) ở Alaska.
Một số người có thể không tin và cho rằng đây là chuyện vớ vẩn, làm sao bắt cua lại có thể kiếm được nhiều tiền như vậy, nhưng đối với những ‘thợ săn cua’ ở Alaska thì đây là một việc bình thường, không có gì là lạ, vì công việc này mang lại nhiều thương tật thậm chí là mất mạng.
Tỷ lệ tử vong trong ngành này cao xấp xỉ 80 lần so với những ngành nghề lao động bình thường khác. Trên eo biển Bering, trung bình cứ một tuần lại có một người bắt cua qua đời trong mùa đánh bắt.
Với các thiết bị tiên tiến như dự báo thời tiết, radar và các thiết bị đánh bắt hiện đại khác nhau, làm sao nghề bắt cua này lại khiến nhiều người chết đến như vậy? Đó là bởi vì thứ họ săn trên biển chính là cua hoàng đế (king crab) mà thịt của nó được cho là “tinh khiết bậc nhất, trắng ngọt, dai, ẩn sau lớp vỏ hồng hào, thoảng hương biển mặn mòi”.
Loài cua này khi trưởng thành thường nặng khoảng 2,5 – 4kg, có thể dài hơn 2m, tuổi thọ lên đến 20 năm, thường sống ở vùng nước biển sâu vài trăm mét.
Đặc biệt, nó chỉ sống tại vùng biển Alaska và vịnh biển Bering lạnh giá nơi thời tiết diễn biến khó đoán và tiềm ẩn nhiều mối đe dọa đến sinh mạng.
(Ảnh: Alaska King Crab Co.)
Mùa đánh bắt cua hoàng đế rơi vào khoảng từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau, tùy vào thông báo mỗi năm, nghĩa là mùa thu đông, cũng là thời điểm những cơn bão và cái lạnh trở nên khắc nghiệt hơn bao giờ hết.
Thực tế là mùa đánh bắt diễn ra chưa đến 2 tháng, vậy nên ‘thời gian là vàng’. Trung bình mỗi chuyến đánh bắt của một con thuyền sẽ kéo dài từ 3 – 4 tuần trên biển, tuy nhiên không phải lúc nào cũng vậy.
Cứ vào khoảng tháng 10 trong 10 năm trở lại đây, hơn 250 thuyền đánh bắt cua cùng đăng ký ra khơi vào một thời điểm và đánh bắt trong 3 – 4 ngày, như một cuộc đua tập trung tại cảng Hà Lan.
Do đó, muốn đánh bắt được nhiều, các thuyền phải tranh thủ thời gian. Tuy nhiên, do sản lượng cua hoàng đế giảm, giá bán cũng giảm, và tỷ lệ tai nạn lao động cao, chính quyền địa phương đã cho phép kéo dài thời gian đánh bắt để tránh tình trạng thi đua ra khơi cùng một thời điểm. Ngày nay chỉ còn khoảng 100 thuyền đánh bắt của hoàng đế.
(Ảnh: cắt từ Youtube).
Khi một con tàu rời cảng, nó chính thức bước vào một ‘cuộc chiến’ đầy nguy hiểm và những thủy thủ có thể bị ‘ném’ xuống biển bất kỳ lúc nào. Đồng thời, những chiếc lồng bằng thép khổng lồ nặng hơn 300kg cũng được hạ thủy, tùy theo kích thước của con thuyền, mà mỗi thuyền sẽ có từ 150 – 300 lồng như thế.
Ví dụ, một con thuyền dài 30m thì có khoảng 250 lồng thép. Sau 1 – 2 ngày trên biển, những chiếc lồng cua này được kéo lên thuyền để phân loại, những con cua đạt chuẩn đánh bắt sẽ được giữ cho sống trong thùng chứa đến khi con thuyền quay trở về đất liền, những con không đạt chuẩn sẽ được trả lại biển khơi.
Ở trên thuyền, các ngư dân chuyên nghiệp trong bộ đồ bảo hộ cố thủ trên boong tàu giữ chặt những chiếc lồng thép với bên trong đầy những con cua hoàng đế quý giá.
Chiếc lồng thép đung đưa trong trận cuồng phong có thể sẽ kéo theo cả người xuống biển ở nhiệt độ -7 độ C, dẫu có may mắn sống sót qua tai nạn với những chiếc lồng, thì cũng có thể bị hạ thân nhiệt dẫn đến tử vong.
Chưa kể đến việc mạn thuyền thường bị đóng băng trơn tuột và nghiêng ngả, lớp băng nặng này có thể khiến con thuyền bị chìm xuống, do đó các thủy thủ phải thường xuyên dùng búa để đập tan băng.
(Ảnh: (Kai Hamik / Courtesy of the Hamik family).
Khoảng 30 năm trước, nghề đánh bắt cua hoàng đế được trả lương cao nhất Hoa Kỳ. Vào những năm đầu của thập niên 80, một chủ thuyền có thể kiếm được 1 – 2 triệu USD cho mỗi mùa đánh bắt và ngư dân làm việc trên boong tàu có thể được 60.000 – 100.000 USD, ngày nay cũng tương tự như thế.
(Ảnh: Alaska King Crab Co.)
Trong cái lạnh rét dưới 0 độ C, những con sóng có khi cao đến 12m và tốc độ gió đến 128 km/h, cộng với cường độ làm việc liên tục ít nghỉ ngơi do thời gian eo hẹp, cuộc phiêu lưu của những thủy thủ đánh bắt cua hoàng đế thực sự là ‘lành ít dữ nhiều’.
Vì số lượng tử vong cao, nên tạp chí Forbes và nhiều kênh truyền thông khác ‘bình chọn’ đây là nghề nguy hiểm nhất nước Mỹ và không lạ gì khi thu nhập của nó lại cao đến như thế.
Theo Tri Thức
Xuất hiện "sao biển Zombie" dưới lòng đại dương cảnh báo cho một hiểm họa khôn lường
Sở hữu hình dạng độc đáo cùng màu sắc sặc sỡ và những tuyệt chiêu săn mồi đáng gờm, nhưng loài sinh vật này đang dần biến mất và trở thành những con "zombie" chính hiệu.
Thực chất, "sao biển zombie" là biệt danh bắt nguồn từ một dịch bệnh của loài sao biển hướng dương - sinh vật sở hữu "bộ cánh" sặc sỡ cùng tuyệt chiêu săn mồi đáng gờm. Đây là loài sao biển có kích thước lớn nhất thế giới khi có đến 16-24 cánh sao, với chiều dài mỗi cánh tối đa là 1 mét.
Loài sinh vật này sinh sống phổ biến ở phía Đông Bắc Thái Bình Dương và khu vực từ Alaska đến miền Nam California. Khác với vẻ ngoài xinh đẹp và nổi bật, sao biển hướng dương lại là một sát thủ chuyên nghiệp với thức ăn chủ yếu như: sò, nhím biển, ốc, cá, hải sâm, các động vật nhỏ không xương sống khác...
Với tốc độ di chuyển "thần thánh" 3 mét/phút cùng những sải cánh dài linh hoạt, sao biển hướng dương luôn khiến đối phương phải đề phòng, vì chỉ cần sơ hở trong tích tắc con vật xấu số sẽ trở thành món ăn ngon của chúng.
Mối lo ngại duy nhất của loài sinh vật này là cua hoàng đế, khi những cuộc đối đầu diễn ra luôn khiến cho sao biển hướng dương "hao tổn thể lực", thậm chí, chúng còn bị mất 1 đến 3 chiếc cánh.
Điều đặc biệt của loài vật này đó là, sau khi trở thành kẻ thua cuộc, chúng sẽ phóng ra một dịch chất, nhằm báo động cho những thành viên cùng loài gần đó về việc kẻ thù đang rình rập.
Được biết, số lượng sao biển hướng dương ở Thái Bình Dương đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng do mắc phải một loại virus có tên là "Sea Star Associated Densovirus" (SsaDV). Loại virus đáng sợ này đã xóa sổ hàng triệu sinh vật kể từ khi nó xuất hiện lần đầu vào năm 2013.
Khi một con sao biển bị nhiễm virus, cơ thể của nó sẽ xuất hiện những đốm trắng có mủ, sau đó, con vật sẽ từ từ bị suy kiệt, "mất tay" và trở thành một cái xác không còn nguyên vẹn.
Theo tìm hiểu, số lượng sao biển hướng dương ở bang Washington đã giảm 99,2% và một vài bang khác đã biến mất hoàn toàn. Đó chính là lý do khiến loài sao biển hướng dương xinh đẹp bị gán cho biệt danh "sao biển zombie".
Sự mất mát này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái của đại dương.Vì chúng là yếu tố chính kiểm soát số lượng tảo bẹ, nhím biển,.. đang tăng nhanh gây "nghẹt" bờ biển. Theo các nhà khoa học, nếu không ngăn chặn được dịch bệnh ngày càng lan rộng, đại dương sẽ dần trở thành "nghĩa địa" đúng nghĩa khi xác chết động vật biển la liệt khắp mọi nơi.
Xuất hiện "sao biển Zombie" dưới lòng đại dương cảnh báo cho một hiểm họa khôn lường
Minh Nhật
Theo dantri.com.vn/CBC
Nguyễn Nhật Ánh - ba thập kỉ cầm bút, lái con thuyền tuổi thơ của thế hệ trẻ Việt Nam Nguyễn Nhật Ánh là một trong những nhà văn thành công nhất Việt Nam hiện nay. Trong hơn 30 năm sáng tác, ông đã cho xuất bản hơn 100 tác phẩm. Những bộ truyện của ông khi phát hành luôn được đọc giả đón nhận và được in hàng chục thậm chí hàng trăm nghìn bản. Không chỉ thành công ở mặt xuất...