Nghệ An:hệ sinh thái đặc biệt rừng lim Tháp Lĩnh và kỳ vọng về du lịch
Khu rừng nguyên sinh hơn 18 ha chủ yếu là cây gỗ lim hàng trăm năm tuổi tại xã Hậu Thành, huyện Yên Thành ( Nghệ An) lâu nay được xem như ‘báu vật’…
Là một trong những khu rừng nguyên sinh khá nổi bật trong hệ thống sinh thái rừng tại huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, rừng lim tại xã Hậu Thành với diện tích hơn 18 ha và đặc biệt ở chỗ toàn cây lim cổ thụ có tuổi đời hàng trăm năm.
Nói về rừng lim Tháp Lĩnh, xóm Thọ Trà, xã Hậu Thành không ai còn nhớ gốc tích khởi sinh của khu rừng nguyên sinh này. Nhưng từ đời này sang đời khác, người dân nơi đây đã bảo vệ khu rừng để cho đến bây giờ vẫn có thể tồn tại những cây lim lớn hai người ôm.
Rừng lim cổ thụ, nguyên sinh hàng trăm năm tuổi tại xã Hậu Thành được biết đến như “báu vật vô giá của làng”.
Trong suy nghĩ của nhiều người dân thập phương khi được đến đây trải nghiệm, tham quan, có rất nhiều điều thắc mắc. Bởi ngay giữa vùng đồng bằng giáp trung du, giữa một ngọn đồi lại mọc lên chi chít cây gỗ quý, vậy mà qua bao đời, rừng lim vẫn không bị khai thác, cây không bị chặt phá.
Theo dòng suy nghĩ đó, phóng viên đã tìm hiểu và được biết: Từ trong tiềm thức người dân nơi đây, từ đời cha ông đến nay, đều có chung một suy nghĩ, họ xem rừng lim như “báu vật trời cho” và cứ thế bảo nhau bảo vệ nghiêm ngặt với ý thức, trách nhiệm của cả cộng đồng.
Ông Lại Xuân Ngân (SN 1961, xóm Thọ Trà, xã Hậu Thành), một trong những người gắn bó chặt chẽ với cánh rừng này cho biết, từ năm 1986, sau khi rời quân ngũ trở về địa phương, ông đã bắt đầu được chính quyền, người dân cắt cử làm bảo vệ cho rừng lim Tháp Lĩnh.
Trải qua hàng chục năm gắn bó, cánh rừng như một điều gì đó hết sức đặc biệt, gần gũi với ông Ngân, từ năm nay qua năm khác, ông Ngân cứ thế “ăn ngủ” dưới cánh rừng nguyên sinh đặc biệt này, cùng Nhân dân địa phương giữ rừng một cách trọn vẹn.
Theo chân ông Ngân, phóng viên khám phá khu rừng lim đặc biệt này, càng đi sâu vào rừng, càng hiểu rõ hơn vì sao người dân xem rừng lim là báu vật. Những cây lim cổ thụ, nhỏ thì một người ôm không hết, lớn thì phải hơn hai người ôm mới xuể.
Những cây lim cổ thụ mọc xen kẽ nhau với khoảng cách như có sự tính toán trước, để chúng đủ không gian vươn lên cao rồi thả những tán rộng, xanh mướt, khiến cả khu rừng như tấm vải xanh mềm mại.
Video đang HOT
Với hơn 18 ha, rừng lim này tồn tại hàng trăm năm nhờ sự bảo vệ của cả chính quyền và cộng đồng dân cư địa phương, tạo nên khu rừng già đặc biệt, gắn bó với đời sống người dân.
Khu rừng lim với độ dốc ko lớn, do có sự khoanh nuôi, bảo vệ từ chính quyền, đơn vị quản lý, người dân nên dưới tán rừng già này, hệ sinh thái thảm thực vật nhỏ rất ít. Người dân thường xuyên phát xẻ để bảo đảm phòng cháy chữa cháy. Ngoài lim, ở khu rừng này còn có những cây gỗ quý khác như trai, gụ, dạ hương…
Mong mỏi trở thành điểm đến sinh thái, tâm linh đặc biệt
Dưới tán rừng lim cổ thụ hàng trăm năm tuổi, xanh ngút ấy có một ngôi đền được người dân địa phương kể lại nhiều giai thoại, đang là một điểm sinh hoạt văn hóa tâm linh của người dân nơi đây. Đó là Đền Cả, đến nay, do ngôi đền vẫn nằm trong khu vực rừng đặc dụng, rừng nguyên sinh nên chính quyền địa phương cũng mới chỉ có đề xuất quy hoạch để phục dựng, hoàn thiện ngôi đền.
Theo Chủ tịch UBND xã Hậu Thành Nguyễn Hồng Chính thì ngôi Đền Cả này có tuổi đời song hành với đình Mõ, tại làng Đức Hậu. Đây là di tích lịch sử quốc gia, thờ phụng thần Cao Sơn, Cao Các, Thượng tướng quân Phan Ngọc Đệ, Thần khai khẩn Nguyễn Hữu Chỉ và các vị anh hùng có công với đất nước.
Đình được xây dựng từ năm 1675, dưới thời vua Lê Gia Tông, lúc đầu chỉ là một ngôi nhà tranh 3 gian. Năm 1884, đình được bà con Nhân dân xã Hậu Thành cùng nhau tôn tạo, xây dựng thành 3 tòa nhà bằng gỗ lớn hiện hữu tới nay.
Ngôi Đền Cả nằm trong rừng lim Tháp Lĩnh, từ bao đời là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh của người dân địa phương.
Đình Mõ, rừng lim cổ thụ, Đền Cả trở thành một trong những tua tuyến du lịch khi du khách đặt chân đến huyện Yên Thành để tham quan, trải nghiệm. Về với Hậu Thành, du khách sẽ hòa mình vào cánh rừng già cổ thụ hàng trăm năm tuổi, được trải nghiệm văn hóa tâm linh với di tích quốc gia trong khung cảnh hết sức đặc biệt.
Cũng bởi tiềm năng này, xã Hậu Thành từ lâu đã đưa Đền Cả dưới tán rừng lim quý hiếm vào quy hoạch xã, để mong một ngày nào đó nơi đây sẽ hiện hữu, tái hiện lại một ngôi đền hàng trăm năm tuổi, linh thiêng dưới rừng lim già, và trở thành một trong những điểm đến tham quan, du lịch sinh thái, tâm linh để không chỉ cánh rừng nguyên sinh mà cả mảnh đất gắn liền với nhiều di tích lịch sử, cách mạng này này bén duyên với ngành du lịch, góp phần phát triển kinh tế cho người dân, cho địa phương.
“Trăn trở nhiều và mong mỏi nhiều, khi đứng trước tiềm năng, tiềm lực như vậy liệu có nên có những đột phá, vừa bảo đảm giữ được hệ sinh thái nhưng lại góp phần tạo ra kinh tế hơn nữa. Chúng tôi cũng mong muốn sẽ hình thành một địa điểm du lịch văn hóa, tâm linh, sinh thái ngay trên chính những tiềm lực sẵn có hết sức giá trị ở địa phương.
Đền cả nay đã được phục dựng 1 phần, trở thành điểm sinh hoạt văn hóa tâm linh đặc biệt dưới cánh rừng lim nguyên sinh già nua.
Tuy nhiên hiện Đền Cả đang nằm trong rừng đặc dụng, do đó để hình thành, hiện hữu lại ngôi đền hàng trăm năm tuổi ấy phải quy hoạch khoảng 6000 mét vuông như hiện hữu khuôn viên ngôi đền đang có, tách ra khỏi diện tích đất rừng nguyên sinh, đặc dụng là rừng lim. Việc này cũng đã có những đề cập, và hi vọng rằng tương lai gần sẽ được cơ quan thẩm quyền có những xem xét, đánh giá để thực hiện bài bản…”, ông Chính bày tỏ.
Nghệ An - Điểm nhấn du lịch văn hóa độc đáo trên con đường di sản miền Trung
Nghệ An là miền đất địa linh nhân kiệt, là nơi hội tụ các yếu tố như một "Việt Nam thu nhỏ" với đầy đủ các loại địa hình, hệ sinh thái tự nhiên, cùng với một nền văn hóa dân gian đặc sắc.
Cô gái Thái trong trang phục truyền thống bên thác Xao La, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An. (Nguồn: Báo Nghệ An)
Mảnh đất xứ Nghệ là nơi được thiên nhiên ưu ái ban tặng nhiều tài nguyên phong phú, đa dạng. Đến với Nghệ An, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng nhiều danh lam, thắng cảnh nổi tiếng mà còn có cơ hội tham quan nhiều di tích lịch sử, văn hóa có giá trị còn được lưu giữ.
Mảnh đất địa linh nhân kiệt
Nghệ An nổi tiếng về truyền thống yêu nước và cách mạng, là nơi sinh ra Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng nhiều nhân vật lịch sử và lãnh tụ cách mạng khác. Đó là nền tảng, là lợi thế rất lớn để Nghệ An thúc đẩy du lịch văn hóa lịch sử.
Với rất nhiều cảnh đẹp sơn thủy hữu tình, nhất là khu vực miền Tây của tỉnh, sở hữu gần 1.400 di tích đã được phân cấp quản lý, cùng nhiều lễ hội chính được tổ chức trong năm, Nghệ An luôn là một điểm đến hấp dẫn đối với khách du lịch yêu thích những chuyến đi đem lại nhiều giá trị văn hóa.
Nguồn tài nguyên du lịch phong phú và "độc nhất vô nhị" của tỉnh Nghệ An có thể kể đến như bãi biển Cửa Lò, rừng nguyên sinh Pù Mát, sông Lam, quê hương Bác Hồ và các danh nhân lịch sử như Đền thờ Hoàng đế Quang Trung; các di sản văn hóa - tâm linh (Ví giặm, đền Cờn, đền Quả Sơn, chùa Đại Tuệ...) và các di tích lịch sử - cách mạng...
Sẽ là một thiếu sót nếu không nhắc tới nền văn hóa đậm đà bản sắc của xứ Nghệ. Đây là cái nôi của dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Nhờ đó, có thể khẳng định rằng tỉnh Nghệ An là một điểm nhấn du lịch văn hóa độc đáo, gây ấn tượng mạnh mẽ về loại hình, sản phẩm du lịch mới và ghi dấu ấn trên hành trình du lịch "Con đường di sản miền Trung".
Bên cạnh đó, Nghệ An còn là một vùng đất có nhiều lễ hội truyền thống, với 29 lễ hội được tổ chức thường niên có quy mô lớn và nhiều lễ hội có quy mô địa phương như lễ Hội Đền Cờn (Quỳnh Lưu), lễ hội Đền Cuông (Diễn Châu), lễ hội Đền Chín Gian, (Quế Phong), lễ hội Đền Quả Sơn (Đô Lương); lễ hội Đền Nguyễn Xý, (Nghi Lộc), lễ hội Đền Vạn Cửa Rào (Tương Dương); lễ hội Pu Nhạ Thầu (Kỳ Sơn)...Đây là một lợi thế giúp Nghệ An có thể khai thác loại hình du lịch lễ hội nhằm thu hút du khách.
Trong những năm qua, tỉnh Nghệ An chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng hiện đại như trung tâm thương mại, siêu thị có quy mô lớn, có thương hiệu; trung tâm hội nghị kết hợp triển lãm; khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, khách sạn cao cấp (5 sao); khu vui chơi giải trí cao cấp; hệ thống nhà hàng sinh thái, đạt chuẩn phục vụ khách du lịch.
Nghệ An là cái nôi của dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. (Nguồn: Báo Nghệ An)
Chiến lược phát triển du lịch bền vững
Nhận thức được tiềm năng, thế mạnh và hướng tới một sự phát triển lâu dài, bài bản, việc phát triển du lịch luôn được tỉnh Nghệ An xác định rõ ràng rằng phải gắn liền với mục tiêu bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá, góp phần vào sự phát triển bền vững. Xuyên suốt Chiến lược phát triển du lịch của tỉnh Nghệ An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 cũng thể hiện tinh thần này.
Việc khai thác và phát huy giá trị các di sản văn hóa gắn với hoạt động du lịch là một trong những yếu tố quan trọng nhằm phát triển du lịch văn hóa ở địa phương; góp phần phục hồi, bảo tồn các giá trị di sản. Ở nhiều địa phương trong tỉnh, các tuyến du lịch gắn với văn hóa lịch sử được đưa vào khai khác và đã phát huy hiệu quả.
Đặc biệt, từ sau khi Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO) chính thức công nhận dân ca ví, giặm là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, việc quảng bá, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể được coi là một nhiệm vụ hàng đầu trong chương trình hành động quốc gia mà tỉnh Nghệ An đẩy mạnh thực hiện, trong đó quảng bá dân ca ví, giặm trong hoạt động du lịch là một nội dung.
Trong những năm gần đây, loại hình du lịch cộng đồng tại Nghệ An phát triển mạnh mẽ. Ngoài những hỗ trợ về kinh phí, đào tạo về du lịch, lãnh đạo tỉnh cũng như chính quyền các cấp rất chú trọng nâng cao ý thức của người dân để bảo vệ môi trường cho du lịch phát triển.
Với hệ thống giao thông thuận tiện, đầy đủ các loại hình, Nghệ An nắm giữ một vị trí quan trọng trong hành lang kinh tế Đông-Tây. Tương lai gần, Nghệ An sẽ nằm trên đường cao tốc Bắc-Nam, đường cao tốc Hà Nội-Vientiane, là cửa ngõ ra Thái Bình Dương của Lào, Bắc Thái Lan và nhiều vùng đất khác.
Hiện nay, Nghệ An đã được quy hoạch xây dựng Cảng biển Quốc tế, Cảng hàng không Quốc tế và Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy, có đường sắt xuyên qua.
Hội tụ đầy đủ các điều kiện nền tảng để nâng cấp ngành du lịch, kết nối du lịch tỉnh với du lịch cả nước và quốc tế, Nghệ An là miền đất hứa cho du lịch phát triển bền vững đối với du khách trong và ngoài nước "về với nước biếc non xanh đường quanh quanh xứ Nghệ".
Vườn Quốc gia Pù Mát - Điểm đến hấp dẫn ở miền Tây Nghệ An Vườn Quốc gia Pù Mát sở hữu hệ sinh thái động thực vật đa dạng bậc nhất miền Trung, với 2.494 loài thực vật, 1746 loài động vật, đặc biệt đây là nơi đầu tiên phát hiện cá thể sao la ở Việt Nam. Vẻ đẹp hoang sơ của Vườn Quốc gia Pù Mát trong khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới Tây...